Hạn chế rủi ro cho vay bất động sản
Khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn vào các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà cho thuê
Ngày 13-6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp thông tin kết quả hoạt động NH 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối năm, tại Hà Nội.
Mở rộng tín dụng lĩnh vực ưu tiên
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, cho biết đến ngày 10-6, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,17% so với cuối năm ngoái, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được bảo đảm, thông suốt. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản tiếp tục ổn định. Ngay từ đầu năm, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng trong năm khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến từng NH thương mại.
Khách hàng chọn mua căn hộ tại một dự án ở quận 7, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
Đến cuối tháng 5, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,74% so với cuối năm ngoái. Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát. Tín dụng đối với hầu hết lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá, như xuất khẩu (tăng 13%), doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tăng 14,33%), doanh nghiệp nhỏ và vừa (5,04%)…
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN, các ngành kinh tế, NH cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu cuộc sống người dân. Đặc biệt, từ đầu năm 2019, NHNN mở rộng các hình thức cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng góp phần hạn chế tín dụng đen.
Siết chặt tín dụng bất động sản
Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) chủ yếu là tăng trưởng của dư nợ tín dụng phục vụ đời sống về nhà ở; dòng vốn tín dụng BĐS đã hướng đến nhu cầu nhà ở của người dân.
Liên quan đến việc siết chặt vốn vào BĐS, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết hiện nguồn vốn đối với BĐS vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống NH. Nhằm phát triển thị trường BĐS ổn định, lành mạnh, Chính phủ đã giao NHNN theo dõi tình hình, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS; khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn vào các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở cho thuê. Kinh doanh BĐS là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro rất lớn, nhưng không có nghĩa NH thương mại phòng ngừa, giảm bớt rủi ro mà hạn chế cho vay bằng cách kiểm soát chặt. Một lãnh đạo NHNN phân tích, quan điểm của NHNN là không chỉ kiểm soát về mục đích vay để đầu tư, kinh doanh BĐS mà còn đánh vào giá trị của khoản vay. Chẳng hạn, tại dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động NH mới đây, NHNN đã tăng hệ số rủi ro vay mua nhà ở cao cấp nhằm hạn chế dòng vốn vay tiêu dùng đổ vào kinh doanh BĐS. Việc tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay tiêu dùng, vay mua nhà ở cao cấp trên 3 tỉ đồng giúp giảm vốn NH đổ vào BĐS, giảm thiểu rủi ro khi thị trường có biến động xấu…
Tính trong 3 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng BĐS tăng 3,29% so với cuối năm trước, riêng tăng trưởng cho vay với khách hàng cá nhân mua BĐS tăng khá mạnh. Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, chứng khoán; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng.
Tìm nguồn vốn khác thay dần vốn tín dụng
Theo Hiệp hội BĐS TP HCM, NHNN có lộ trình hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, buộc chủ đầu tư dự án BĐS phải tìm nguồn vốn khác thay thế dần một phần nguồn vốn tín dụng. Trong đó, hiệp hội khuyến nghị doanh nghiệp cần xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện huy động vốn xã hội và định hướng trở thành công ty đại chúng để niêm yết trên sàn chứng khoán.
DƯƠNG NGỌC – LINH ANH
Theo nld.com
Cho vay bất động sản 3 tháng đầu năm chiếm 18% tổng dư nợ
Đến hết quí I/2019, dư nợ tín dụng bất động sản bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng đã tăng 3,29% chiếm 18,08% trong tổng dư nợ toàn hệ thống.
Theo báo cáo trình Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát, NHNN định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế.
Năm 2018, tín dụng toàn hệ thống tăng 13,89% so với cuối năm 2017. Tính đến ngày 29.4, tăng trưởng tín dụng đạt 4,44%. NHNN nhận định trong những năm gần đây, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn và được kiểm soát chặt chẽ hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng cao, cho thấy tín dụng được phân bổ hiệu quả và có chất lượng.
Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất 25,1%, tiếp đó là các lĩnh vực như tín dụng tiêu dùng (19,66%), bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) là 18,08%, doanh nghiệp vừa và nhỏ (18%),...
Mặc dù tín dụng lĩnh vực bất động sản (BĐS) tăng trong các tháng đầu năm nhưng NHNN cũng nhận định việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngân hàng.
Các qui định pháp luật đối với thị trường BĐS còn nhiều bất cập, đặc biệt là các qui định điều chỉnh đối với một số loại hình BĐS mới. Hơn nữa, việc đầu tư kinh doanh BĐS là kênh đầu tư có kì vọng lợi nhuận cao dễ dẫn đến đầu cơ trên thị trường. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng mất cân đối cung cầu tại một số phân khúc bất động sản...
H.M
Theo laodong.vn
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với kinh doanh bất động sản Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ nêu ra tại Chỉ thị 11 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Kiểm soát tín dụng vào thị trường bất động sản NGỌC THẠCH Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo dõi...