Hạn chế của Trung Quốc trong hợp tác với các quốc gia vùng Vịnh

Theo dõi VGT trên

Mặc dù có sự gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng và công nghệ, khả năng Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong các lĩnh vực địa chính trị vẫn bị hạn chế với các nước Arab vùng Vịnh.

Mỹ tiếp tục đóng vai trò thống trị trong khu vực và sự cạnh tranh với Trung Quốc trong các lĩnh vực này sẽ đối mặt với nhiều thách thức.

Hạn chế của Trung Quốc trong hợp tác với các quốc gia vùng Vịnh - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) trao đổi văn kiện về thoả thuận đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước với Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud (phải) tại Riyadh, ngày 8/12/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo nhận định của Tiến sĩ Ghulam Ali, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Hong Kong (Trung Quốc) mới đây, trong bối cảnh quan hệ quốc tế đang ngày càng phức tạp, sự mở rộng của Trung Quốc trong quan hệ với các quốc gia Arab vùng Vịnh thu hút sự chú ý đáng kể. Mặc dù Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực, nhưng vẫn có một trở ngại lớn cản trở việc mở rộng mối quan hệ này. Khoảng cách trong các chiến lược quốc gia giữa Trung Quốc và các quốc gia Arab vùng Vịnh – đặc biệt là trong vấn đề an ninh – đang làm hạn chế khả năng hợp tác toàn diện.

Kể từ sau Thế chiến II, các quốc gia Arab vùng Vịnh đã dựa vào sự bảo vệ của Mỹ thông qua các thỏa thuận an ninh chính thức và không chính thức. Các quốc gia như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait, Oman và Bahrain đã ký kết các thỏa thuận phòng thủ chính thức với Mỹ, trong khi Saudi Arabia, mặc dù không có hiệp ước chính thức, vẫn phụ thuộc vào Mỹ về an ninh. Sự hiện diện quân sự của Mỹ, bao gồm việc thành lập các căn cứ quân sự và cung cấp thiết bị quân sự, đã củng cố sự phụ thuộc này.

Tuy nhiên, sự thay đổi trong quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia Arab vùng Vịnh đã bắt đầu diễn ra từ những năm 2010. Phản ứng không đủ quyết liệt của Mỹ đối với các sự kiện như Mùa xuân Arab và cuộc đối đầu Iran đã khiến các quốc gia trong khu vực tìm kiếm các đồng minh thay thế.

Sự hình thành Liên minh quân sự Hồi giáo chống k.hủng b.ố (IMAFT) của Saudi Arabia và các nỗ lực gia tăng sản xuất vũ khí trong nước phản ánh sự chuyển hướng này.

Đáp lại sự dịch chuyển này, Mỹ đã đưa ra các ưu đãi an ninh lớn hơn nhằm khôi phục ảnh hưởng của mình trong khu vực. Hiệp định Abraham (giữa Mỹ với UAE, Israel và Bahrain), việc ký kết Hiệp định Thịnh vượng và Hội nhập An ninh Toàn diện với Bahrain, và các thỏa thuận mở rộng sự hiện diện quân sự ở Qatar là những ví dụ rõ ràng. Đặc biệt, các cuộc đàm phán với Saudi Arabia về một hiệp ước quốc phòng toàn diện cho thấy cam kết của Mỹ trong việc duy trì sự bảo vệ đối với các quốc gia Arab vùng Vịnh.

Trung Quốc, trái ngược với Mỹ, đã duy trì chính sách không liên minh kể từ những năm 1980. Dù đã có những động thái như Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất, Bắc Kinh vẫn không tham gia vào các liên minh quân sự chính thức. GSI nhấn mạnh đến sự tôn trọng chủ quyền và chỉ trích các liên minh của Mỹ, nhưng không đáp ứng được các yêu cầu an ninh cụ thể của các quốc gia Arab vùng Vịnh.

Trong lĩnh vực quốc phòng, mặc dù Trung Quốc đã đạt được sự chú ý bằng cách tham gia triển lãm quốc phòng và cung cấp công nghệ mới nổi như 5G, tỷ lệ xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang khu vực này vẫn ở mức thấp. Áp lực từ Mỹ đã hạn chế khả năng hợp tác của các quốc gia vùng Vịnh với Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ.

Video đang HOT

Như vậy, dù Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện trong các lĩnh vực như năng lượng, thương mại và công nghệ mới nổi, nhưng khả năng hợp tác của Trung Quốc với các quốc gia Arab vùng Vịnh trong các lĩnh vực địa chính trị cao hơn vẫn bị hạn chế. Với sự thống trị lâu dài của Mỹ trong khu vực và các cam kết an ninh mạnh mẽ thì Trung Quốc sẽ gặp phải những thách thức lớn nếu muốn mở rộng ảnh hưởng trong các lĩnh vực này.

Tóm lại, mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Arab vùng Vịnh sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực không đối đầu và những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng và công nghệ. Trong khi Mỹ vẫn là nhân tố thống trị và có thể mở rộng ảnh hưởng nếu hiệp ước quốc phòng với Saudi Arabia được ký kết, Trung Quốc có thể phải đối mặt với những thách thức bổ sung trong việc cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực.

Trung Quốc và thị trường ngách xuất khẩu vũ khí

Trung Quốc đã tìm nhiều cách để mở rộng thị phần xuất khẩu vũ khí như thiết kế hàng bán ra theo "chuẩn NATO", tìm kiếm thị trường ngách trong khi phải đối đầu với sự cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu.

Trung tuần tháng 6 vừa qua, 61 nhà thầu quốc phòng Trung Quốc tham gia Eurosatory, một trong những triển lãm quốc phòng lớn nhất châu Âu, tăng đáng kể so với triển lãm năm 2022 khi chưa đến 10 công ty từ Trung Quốc có mặt tại sự kiện được tổ chức ở Paris. Nhà sản xuất vũ khí trên bộ lớn nhất Trung Quốc là Tập đoàn Công nghiệp Miền Bắc (Norinco) đã trưng bày mô hình pháo tự hành PLZ-52 và SH-15 155mm gắn trên xe tải.

Trung Quốc và thị trường ngách xuất khẩu vũ khí - Hình 1
Gian hàng của Norinco tại triển lãm Eurosatory ở Paris ngày 18/6.

Pháo "chuẩn NATO"

Cả hai khẩu pháo của Norinco đều có cỡ nòng 155mm theo tiêu chuẩn NATO. Giới quân sự thế giới chưa ghi nhận PLZ-52, còn gọi là PLZ-05A, đã được nước nào mua. Nhưng PCL-181 - phiên bản xuất khẩu gọi là SH-15 - đã được bán cho Pakistan và Ethiopia. Trung Quốc đã không chế tạo pháo cỡ nòng 155mm chuẩn NATO cho đến cuối những năm 1980. Cỡ nòng là yếu tố quan trọng trong việc xuất khẩu pháo vì liên quan đến cỡ đạn được sử dụng. Việc thay đổi cỡ nòng của pháo buộc quân đội phải loại bỏ tất cả đạn pháo cỡ nòng cũ.

PLZ-45 là một trong những mẫu pháo 155mm đầu tiên của Trung Quốc. Được sản xuất từ năm 1997, chúng đã được xuất khẩu sang Algeria, Ethiopia, Kuwait và Saudi Arabia. Các nước này đã sử dụng PLZ-45 tấn công phiến quân Houthi trong cuộc nội chiến ở Yemen năm 2015. Lịch sử xuất khẩu PCL-181 và PLZ-45 cho thấy pháo cỡ nòng 155mm của Trung Quốc chủ yếu được bán cho các nước Trung Đông và châu Phi.

Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng quốc tế thuộc tổ chức nghiên cứu Rand Corporation (Mỹ), cho rằng các loại pháo này "nhìn chung vượt trội" so với thiết kế của Nga nhưng lại có giá thấp hơn pháo do Châu Âu sản xuất. "Lựu pháo Trung Quốc có triển vọng tốt, xuất khẩu sang các nước Trung Đông và Châu Phi vì nhiều nước ở đây sử dụng hệ thống vũ khí theo chuẩn NATO", ông Heath nói. "Hơn nữa, pháo có chi phí tương đối thấp so với máy bay và các hệ thống vũ khí tiên tiến khác, nhưng lại rất hữu ích khi chống lại các đối thủ trên bộ. Thị trường tiềm năng là rất đáng kể".

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng trong khi Trung Quốc có thể thay thế nguồn cung vũ khí từ Nga sang các nước đang phát triển đang bị sa lầy trong chiến tranh và các lệnh trừng phạt quốc tế, việc Norinco trưng bày pháo chuẩn NATO tại triển lãm quốc phòng châu Âu sẽ không dẫn đến việc xuất khẩu chúng sang châu Âu hay bất kỳ nước đồng minh nào của Mỹ.

Sunil Nair, chuyên gia vũ khí mặt đất của công ty tình báo quân sự toàn cầu Janes, cho rằng: "Pháo PLZ-52, SH-15 của Trung Quốc là đối thủ xứng tầm với pháo K9 của Hàn Quốc hay Caesar của Pháp khi so sánh thông số kỹ thuật, bao gồm tầm b.ắn và tốc độ b.ắn, các thông số cơ động và hệ thống nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác".

Ông Heath cho rằng việc Norinco trưng bày pháo 155mm chứng tỏ Trung Quốc nhìn thấy cơ hội bán những loại vũ khí sử dụng đạn chuẩn NATO này, mang lại lợi nhuận cho các công ty Trung Quốc và mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Heath nói mặc dù hiệu suất của pháo Trung Quốc có tính cạnh tranh và giá cả "hấp dẫn", nhưng thiết kế của chúng lỗi thời so với pháo phương Tây và ít có khả năng thu hút sự chú ý của Châu Âu hoặc các nước phương Tây khác.

Lukas Fiala, điều phối viên dự án China Foresight tại Trường Kinh tế London cho rằng việc mua vũ khí của Trung Quốc với số lượng lớn trong môi trường địa chính trị hiện tại sẽ khiến Mỹ và Châu Âu khó chịu và điều này khiến một số nước phải cân nhắc khi mua pháo Trung Quốc nếu có "một lựa chọn ít nhạy cảm hơn về mặt chính trị và giá cả phải chăng". "Các nước NATO ít có khả năng mua thiết bị quân sự của Trung Quốc, vì vậy sự hiện diện của Norinco tại Eurosatory chủ yếu là để báo hiệu cho thị trường quốc tế rằng công ty Trung Quốc đang bắt kịp các xu hướng", ông Fiala nhận định.

Gập ghềnh con đường xuất khẩu

Tăng trưởng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang trong xu hướng giảm do chất lượng không cao, hoạt động kém ổn định. Theo Economic Times, trong thập kỷ qua, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã giảm gần 1/4.

Tạp chí quân sự uy tín Janes dẫn dữ liệu mới được tổng hợp cho hay giá trị các hợp đồng bán và duy trì hoạt động vũ khí của Trung Quốc đạt 3,24 tỷ USD trong năm 2022, tăng gần 2% so với 3,19 tỷ USD của năm 2021. Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy thị phần của Trung Quốc trên thị trường quốc phòng toàn cầu có thể giảm đáng kể trong thập kỷ tới.

Dữ liệu cho thấy giá trị xuất khẩu quốc phòng của Trung Quốc giảm 12% vào năm 2023. Năm 2013 giá trị xuất khẩu quốc phòng của Trung Quốc là 1,80 tỷ USD. Trong giai đoạn 2013 - 2022, kim ngạch xuất khẩu có biến động nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 4%. Tổng giá trị xuất khẩu quốc phòng của Trung Quốc trong giai đoạn 2013-2022 là 25,3 tỷ USD.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), các đơn hàng vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 7,8% trong giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 5 năm trước đó. Thị phần toàn cầu của nước này đã giảm từ 5,6% xuống còn 5,2%. Nhu cầu về vũ khí Trung Quốc từng gia tăng vì giá rẻ hơn so với các loại vũ khí của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, thị phần bắt đầu co lại khi trong thực tế, các loại vũ khí "made in China" hoạt động không tốt như quảng cáo.

Cho đến cuối năm 2023, Trung Quốc đã cung cấp vũ khí cho 53 quốc gia, hầu hết không phải là thị trường của các nhà cung cấp vũ khí lớn như Mỹ hay Pháp. Pakistan, Myanmar, Bangladesh, các nước châu Phi và Trung Đông là những nước nhập khẩu vũ khí lớn của Trung Quốc. Theo Giáo sư Alexander Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á -Thái Bình Dương Daniel K Inouye, vũ khí do Trung Quốc sản xuất không chỉ kém hơn các đối thủ về mặt công nghệ mà còn chưa được thử nghiệm trên chiến trường.

Myanmar đã bày tỏ lo ngại về độ chính xác thấp của radar trên máy bay chiến đấu họ mua từ Trung Quốc. Myanmar từng cấm bay phần lớn số máy bay này do vấn đề kỹ thuật. Theo một số nguồn tin, trong quân đội Myanmar hiện có tiêm kích Nangchang Q-5, Chengdu J-7, Shenyang J-6, JF-17 Thunder, vận tải cơ Shaanxi Y-8, Harbin Y-12, máy bay huấn luyện Guizhou JL-9, Hongdu JL-8. Ngoài ra còn một số loại máy bay không người lái (UAV) do Trung Quốc sản xuất.

Nigeria buộc phải gửi 7 trong số 9 máy bay chiến đấu Chengdu F-7 họ đã mua về Trung Quốc để bảo trì và sửa chữa. Pakistan cũng gặp vấn đề với tàu chiến hải quân do Trung Quốc sản xuất. Các tàu khu trục F-22P trục trặc động cơ, cảm biến, hệ thống tên lửa không thể khóa mục tiêu.

Collin Koh, nhà phân tích an ninh hàng hải ở Singapore nói các nước nhập khẩu lo ngại rằng hầu hết vũ khí Trung Quốc chưa được trải qua thực chiến. Một nguy cơ khác có thể dẫn đến căng thẳng chính trị với Trung Quốc khi bên mua hàng tích hợp vũ khí Trung Quốc với các hệ thống không phải do nước này sản xuất.

Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc không ngồi nhìn. Hồi tháng 8/2023, các quan chức Mỹ lên tiếng cảnh báo các quốc gia Trung Đông về chuyện mua vũ khí Trung Quốc, rằng việc đó có thể làm suy yếu khả năng hội nhập của các đối tác trong khu vực với quân đội Mỹ.

Business Insider dẫn lời một số chuyên gia cho biết, Trung Quốc không cung cấp vũ khí trực tiếp thay thế vũ khí Mỹ, nhưng sự quan tâm ngày càng tăng đối với những gì Bắc Kinh đang bán phản ánh mong muốn của các nước Trung Đông là đa dạng hóa nguồn cung vũ khí và mối lo ngại của họ về cam kết của Mỹ đối với khu vực.

Doanh số bán vũ khí của Trung Quốc ở Trung Đông tăng 80% trong thập kỷ qua, là kết quả của việc Bắc Kinh mở rộng mối quan hệ ở khu vực và sẵn sàng cung cấp vũ khí nhanh hơn kèm theo ít điều kiện hơn so với Washington. Trung Quốc bán nhiều loại vũ khí cho Trung Đông, bao gồm s.úng bộ binh, đạn dược và thiết bị điện tử, máy bay chiến đấu, huấn luyện, UAV vũ trang và trinh sát, xe bọc thép, pháo, tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không, đạn đạo và một số loại tàu chiến.

Tướng Michael Kurilla, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hồi tháng 3/2023 rằng đã có "sự gia tăng đáng kể" lượng vũ khí Trung Quốc xuất khẩu qua Trung Đông. "Họ chuyển hàng nhanh. Họ không yêu cầu thỏa thuận bên nào cuối cùng là người dùng vũ khí. Và họ cho bên mua vay tiền", tướng Kurilla nói.

Colin Kahl, cựu thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách của Mỹ, cảnh báo rằng việc áp dụng rộng rãi khí tài quân sự của Trung Quốc có thể cản trở việc thiết lập mạng lưới hệ thống phòng không mà chính quyền Biden đang thảo luận với các đối tác của Mỹ ở Trung Đông.

Trung Quốc và thị trường ngách xuất khẩu vũ khí - Hình 2
UAV Wing Loong II do Trung Quốc sản xuất được trưng bày tại Triển lãm hàng không Dubai.

Tìm thị trường ngách ở Trung Đông

Các nước Trung Đông, dẫn đầu là các quốc gia vùng vịnh Ba Tư (vịnh Arab), trong nhiều thập kỷ đã là khách hàng lớn của vũ khí do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng đang thay đổi. Vào những năm 2010, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) mua máy bay không người lái có vũ trang của Trung Quốc trong khi Mỹ không xuất khẩu những loại vũ khí như vậy.

Ahmed Aboudouh, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia có trụ sở tại London, Anh, cho rằng doanh số bán vũ khí của Trung Quốc ở Trung Đông là "đáng kể và dự kiến tiếp tục tăng". Saudi Arabia và UAE gần đây mua số lượng lớn UAV do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, nhưng điều đó phản ánh mong muốn "đa dạng hóa chính sách mua sắm" chứ không hẳn là rời xa Trung Quốc, chuyên gia Aboudouh nhận định.

Ông Aboudouh cho rằng, Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào việc "lấp đầy khoảng trống các hệ thống vũ khí chiến đấu hạng nhẹ, chi phí thấp", khi Mỹ vẫn chưa quyết định bán những loại vũ khí này cho các nước Trung Đông và Bắc Phi. Đây là một phần trong "chiến lược toàn cầu của Trung Quốc nhằm trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn", ông Aboudouh nói với Business Insider.

Ở mảng phòng không, các quốc gia vùng Vịnh đang vận hành các hệ thống vũ khí cao cấp do Mỹ sản xuất như Patriot và THAAD. UAE sử dụng THAAD đ.ánh chặn tên lửa đạn đạo b.ắn từ Yemen hồi tháng 1/2022. Chưa có quốc gia Trung Đông nào mua các hệ thống phòng không cao cấp của Trung Quốc như HQ-22, được sản xuất dựa theo hệ thống S-300 của Nga. Bài học đã nhãn t.iền: Năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, định mua hệ thống HQ-9 của Trung Quốc nhưng các thành viên khác của NATO đã lên tiếng cảnh báo về khả năng tương tác của hệ thống này với các hệ thống vũ khí NATO. Sau đó, Ankara quay qua mua S-400 của Nga, việc khiến Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình phát triển tiêm kích tàng hình F-35.

Trong khi Mỹ lo ngại về việc Trung Quốc bán vũ khí cho các nước Trung Đông, Trung Quốc không đưa ra các mặt hàng trực tiếp cạnh tranh với những gì Mỹ đang bán. Mặc dù các quốc gia Trung Đông thường chỉ mua các loại vũ khí chiến đấu hạng nhẹ, chi phí thấp từ Trung Quốc nhưng điều này đã ảnh hưởng đến danh sách vũ khí Mỹ sẵn sàng bán cho họ.

Tháng 1/2021, Mỹ duyệt bán 50 tiêm kích F-35 và 18 UAV MQ-4B cho UAE với giá 19 tỷ USD nhưng Washington trì hoãn hoàn tất thỏa thuận vì lo ngại Trung Quốc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng 5G và hiện diện ở cảng Khalifa của UAE. Tháng 12/2021, Abu Dhabi đình chỉ thỏa thuận vũ khí với Mỹ. Sau đó, UAE mua 12 máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trung Quốc: Siêu bão Yagi đổ bộ lần thứ hai, gần 1 triệu người di dời
20:06:47 07/09/2024
Đ.ập Tam Hiệp và những giá trị kinh tế to lớn
10:07:14 08/09/2024
Lãnh đạo CIA và MI6 lần đầu tiên xuất hiện chung trước công chúng
10:11:31 08/09/2024
Tổng thống Ukraine hối thúc phương Tây hỗ trợ, ra thời điểm chấm đứt xung đột
19:36:45 08/09/2024
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thị sát loạt cơ sở quân sự trước thềm kỷ niệm Quốc khánh
20:13:38 08/09/2024
Nga vẫn tiến bước ở Donbass, chiến dịch Kursk của Ukraine đình trệ
20:38:03 08/09/2024
Thái Lan nỗ lực nâng tầm gạo xuất khẩu
17:30:11 09/09/2024
Cần thay đổi cách tiếp cận để đạt được hòa bình cho Trung Đông
08:47:56 08/09/2024

Tin đang nóng

Sập cầu Phong Châu: Người rơi xuống gần đáy sông Hồng cố bơi bám vào cây chuối và được cứu
15:43:42 09/09/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Vợ chồng tài xế mới gọi điện cho nhau, 30 phút sau thì mất liên lạc
15:29:09 09/09/2024
Vợ Đức Tiến bị mẹ chồng cấm gặp, không cho thăm vì bé Mèo không phải cháu ruột?
16:17:29 09/09/2024
Vợ Đức Tiến sợ hãi, vội vã cầu xin 1 điều sau khi bị mẹ chồng đoạn tuyệt
14:38:50 09/09/2024
Phim của Hoài Linh, Tuấn Trần gần chạm mốc trăm tỷ, bỏ xa phim Quyền Linh
14:24:34 09/09/2024
Phương Lê khoe chồng chiều chuộng, tiết lộ tình trạng vé show Vũ Luân "đáng lo"
14:40:50 09/09/2024
Nam Em phát hiện mặt tối của bạn trai, khao khát được giải thoát, đã thành công?
17:54:10 09/09/2024
Hạt Tiêu Play bị trù ẻo sau ồn ào Mr.Vịt, tuyên bố không khuất phục, sẽ trở lại
15:07:26 09/09/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Mỹ: Ứng cử viên Harris chia sẻ việc bếp núc để tăng kết nối với cử tri

19:03:42 09/09/2024
Trên thực tế, bà Harris vừa làm bữa sáng với bánh pancake và thịt xông khói cho hai cháu gái 6 và 8 t.uổi vào sáng tháng 7 khi Tổng thống Joe Biden gọi điện thông báo ông sẽ rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11 tới.

Thủ tướng Đức khẳng định quyết tâm điều tra vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc

19:01:48 09/09/2024
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức đã mở các cuộc điều tra riêng rẽ, trong khi Nga cũng tiến hành điều tra theo hướng nghi hành vi phá hoại.

Hiểu lầm và thực tế xung quanh cuộc đàm phán giữa Hamas, Israel, và Mỹ

19:01:22 09/09/2024
Cuộc đàm phán nhằm giải cứu con tin giữa Hamas, Israel và Mỹ đang vấp phải nhiều hiểu lầm và tranh cãi kể từ khi thỏa thuận ba giai đoạn được công bố.

Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi tránh tình trạng đóng cửa chính phủ

19:00:08 09/09/2024
Số liệu việc làm tại Mỹ thấp hơn dự kiến mới đây đã làm dấy lên những lo ngại về khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.

Pháp tìm cách trì hoãn thời hạn nộp kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách

18:58:40 09/09/2024
Tuy nhiên, tân Thủ tướng Pháp sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là nỗ lực thúc đẩy cải cách ngân sách năm 2025, trong bối cảnh nước Pháp đang chịu áp lực từ EC và thị trường trái phiếu để giảm thâm hụt.

Liệu bánh trung thu giảm ngọt và không đường có tốt hơn cho sức khoẻ?

18:10:09 09/09/2024
Các nhà khoa học khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ dưới 10g rượu đường mỗi ngày để tránh những tác dụng phụ đó. Rượu đường là thành phần được sử dụng làm chất tạo ngọt.

Lý do thúc đẩy Ba Lan tăng mạnh chi tiêu quốc phòng

18:08:37 09/09/2024
Những cuộc tấn công của Nga vào các thành phố Ukraine, đặc biệt là Lviv - nằm cách biên giới Ba Lan không xa, đã buộc Ba Lan phải điều động lực lượng không quân để theo dõi và sẵn sàng đ.ánh chặn.

Thỏa thuận giữa Nga và OPEC+ đã mang lại lợi ích to lớn như thế nào cho Moskva

17:28:10 09/09/2024
Cùng với đó, hợp tác trong khuôn khổ OPEC+ giúp Nga có tiếng nói trong việc điều chỉnh sản lượng và giá dầu, giữ vững tầm ảnh hưởng trên thị trường năng lượng. Đây là một lợi thế quan trọng trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang...

Triều Tiên kỷ niệm 76 năm Quốc khánh

15:08:27 09/09/2024
Tối 8/9, Triều Tiên cũng tổ chức mít tinh ngoài trời và dạ tiệc tại thủ đô Bình Nhưỡng. Các hoạt động kỷ niệm có sự tham gia của những người có công với đất nước và những điển hình có thành tích trong lao động.

Yagi là siêu bão mùa thu mạnh nhất trong 75 năm qua tại Trung Quốc

14:57:57 09/09/2024
Yagi - cơn bão thứ 11 trong năm nay tại Trung Quốc - đã duy trì trạng thái siêu bão trong suốt 64 giờ, gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều khu vực của nước này trong những ngày vừa qua.

Romania và Latvia cáo buộc UAV Nga bay vào không phận

14:28:51 09/09/2024
Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Latvia, một thiết bị bay không người lái của Nga đã rơi tại khu vực Rzekne, phía Đông nước này, sau khi bay từ Belarus.

Tỷ phú Musk tiết lộ mốc thời gian đưa người lên Sao Hỏa

14:26:31 09/09/2024
Hồi tháng 6, một tàu vũ trụ Starship đã trở về từ không gian và hạ cánh thành công xuống Ấn Độ Dương, hoàn thành toàn bộ sứ mệnh vòng quanh thế giới trong chuyến bay thử nghiệm thứ tư.

Có thể bạn quan tâm

Tin thêm về vụ Phó Chánh án bị bắt vì nhận hối lộ

Pháp luật

19:53:07 09/09/2024
Ông Quân bị bắt giữ ngay tại cơ quan và cơ quan chức năng đã tiến hành khám xét, thu giữ nhiều tài liệu liên quan.

Love Next Door dự báo cái kết đẫm nước mắt, rating phim lập tức tăng trở lại

Phim châu á

19:53:02 09/09/2024
Tập phim kì này ghi nhận lượt rating cao hơn tập trước đó khoảng 3% và chỉ đứng sau tập rating cao nhất từ trước đến nay (tập 6) xấp xỉ 0,2%.

Bí ẩn thông tin cá nhân của Thiều Bảo Trâm

Sao việt

19:49:42 09/09/2024
Thiều Bảo Trâm gây bàn tán khi lộ diện trong danh sách dàn chị đẹp xuất hiện tại mùa 2. Mới đây, thám tử mạng soi ra 1 chi tiết lạ liên quan tới thông tin của nữ ca sĩ.

Yên Bái: Cả quả núi đổ sập chôn vùi nhà dân, 2 người mất tích

Tin nổi bật

19:40:21 09/09/2024
Mưa lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã gây sạt lở đất, cả quả núi đổ sập khiến 2 người mất tích, nhiều thôn bị cô lập.

Vụ cầu Phong Châu: 1 n.am s.inh về chơi thì gặp nạn, xót xa lời kể của người thân

Netizen

19:12:09 09/09/2024
Hiện, vẫn chưa có thông tin về nhiều người bị mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) lúc 10h, ngày 9/9. Trong số đó, có một n.am s.inh viên về quê chơi không may gặp nạn.

LMHT: Hà Tiều Phu xin lỗi vì xúc phạm Faker

Mọt game

18:59:02 09/09/2024
Sáng ngày 09/09, fanpage của streamer Hà Tiều Phu đã đăng tải một bài viết được cho là xúc phạm Faker - người chơi đường giữa của đội tuyển T1.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 29: Xúc xích của Chải gây ngộ độc hàng loạt

Phim việt

18:56:45 09/09/2024
Thấy mọi người ở xóm trọ ăn xúc xích mình bán đều bị đau bụng, Chải và Tả kể chuyện này với Pu. Pu biết ngay họ bị ngộ độc nên đề nghị Chải - Tả bảo họ đến viện ngay, không thể tự ý mua thuốc.

Khoảnh khắc hé lộ cuộc sống hào môn của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và chồng chủ tịch CLB Hà Nội, bên trong căn biệt thự mới gây chú ý

Sao thể thao

18:43:45 09/09/2024
Cặp đôi chủ tịch CLB Hà Nội Đỗ Vinh Quang và hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đã về chung một nhà từ năm 2022. Cuộc sống làm dâu hào môn của Đỗ Mỹ Linh hiếm khi được hé lộ luôn là chủ đề được dân tình quan tâm.

Xuất hiện 'biển vô cực' ở Hải Phòng, khách mê mẩn, dậy từ 4h săn ảnh bình minh

Du lịch

17:53:55 09/09/2024
Khoảng 4-5h, bãi bồi được bao phủ bởi mực nước xăm xắp, trông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời, cảnh vật.

Show thời trang có model lộn nhào, ngã sấp mặt khiến netizen "nóng mắt"

Thời trang

17:46:13 09/09/2024
New York Fashion Week đã chính thức trở lại và đương nhiên không thể thiếu đặc sản những chiêu trò trên sàn diễn. Vừa qua, vào sáng ngày 7/9 (theo giờ Việt Nam) đã diễn ra show diễn trình làng BST mới của thương hiệu Collina Strada.

Cặp đôi Hoa ngữ hôn nhau ngọt như mía lùi, netizen bình luận: Xem mà tim đ.ập chân run

Hậu trường phim

17:24:23 09/09/2024
Thời điểm hiện tại, dù mới khởi quay chưa lâu nhưng bộ phim ngôn tình Nhập Thanh Vân đang thu hút nhiều sự chú ý của khán giả.