Hạn chế cấp phép mới cho hoạt động bán hàng đa cấp?
Trong 6 tháng vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh đã điều tra, xử phạt 36 doanh nghiệp bán hàng đa cấp (BHĐC) với số tiền xử phạt gần 6,5 tỷ đồng, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương cho biết tại hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BCT về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động BHĐC.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, hoạt động BHĐC được pháp luật Việt Nam thừa nhận từ năm 2004. Nhằm hạn chế những bất cập, biến tướng trong hoạt động kinh doanh này, ngày 9-3-2016, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BCT về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động BHĐC.
Sau 6 tháng thi hành Chỉ thị số 02/CT-BCT, công tác quản lý Nhà nước về BHĐC đã có những chuyển biến tích cực. Đến tháng 9-2016, Cục Quản lý cạnh tranh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC đối với 9 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp BHĐC đã giảm còn 50 doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng người tham gia BHĐC hiện có 500.000 người (giảm 57% so với gần 1,2 triệu người của cùng kỳ năm 2015). Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp BHĐC đạt tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng, đóng thuế 452 tỷ đồng.
Trước một số ý kiến cho rằng cần xem xét có nên duy trì hoạt động BHĐC nữa không vì trên thực tế đã phát sinh nhiều hệ lụy, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận hoạt động BHĐC hiện đang biến tướng khó lường, khó quản lý song không phải vì thế mà loại bỏ, bởi đây là một loại hình kinh doanh hiện đại, không thể phủ nhận trong tổng thể hoạt động thương mại của một quốc gia đang phát triển, hội nhập sâu rộng. Do đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh tính toán phương án hạn chế cấp phép mới cho các doanh nghiệp BHĐC trong bối cảnh đang sửa đổi, hoàn thiện Nghị định số 42/2014/NĐ-CP cũng như khuân khổ pháp lý quản lý BHĐC.
Theo_Pháp luật XH
Liên tiếp xử lý các công ty đa cấp hoạt động "chui"
Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương vừa có thông báo xử lý thêm 2 công ty bán hàng đa cấp, do không thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoạt động với cơ quan có thẩm quyền.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, vừa qua, các cơ quan chức năng tại địa phương đã phát hiện và xử lý hai doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn một số tỉnh, chưa thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan có thẩm quyền.
Hai công ty bán hàng đa cấp bị xử lý là: Công ty TNHH Hải Nam Quy Nhơn tại Bình Định và Công ty cổ phần Đầu tư xúc tiến thương mại Hợp Phát tại Thanh Hóa.
"Cục Quản lý cạnh tranh cảnh báo để người dân biết và cảnh giác. Trường hợp phát hiện hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp này, đề nghị thông báo với Sở Công Thương, Cơ quan công an địa phương hoặc Cục Quản lý cạnh tranh để có biện pháp xử lý kịp thời", Cục Quản lý cạnh tranh cho hay.
Trước đó, Cục Quản lý cạnh tranh cũng phát hiện nhiều đơn vị hoạt động bán hàng đa cấp chưa đăng ký. Trong đó có thể kể đến những cái tên như: Hộ kinh doanh Trương Thị Kim Nguyệt; Công ty Cổ phần Everrichs Global; Công ty Cổ phần Thương mại Merro; Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế Focus Việt Nam; Công ty cổ phẩn đầu tư toàn cầu đại dương xanh; Công nghệ mới và phát triển Quốc tế Amkey Việt Nam; Công ty Cổ phần Phát triển thương mại Lotus Việt Nam...
Yến Nhi
Theo_VnMedia
"Vòi" đa cấp vẫn... vươn dài Một loạt sai phạm tại các công ty bán hàng đa cấp đã được Cục Quản lý cạnh tranh (VCA- Bộ Công Thương) công bố kết quả ngày 11/7. Đây được xem là động thái quyết liệt của VCA sau hậu quả của vụ Liên Kết Việt. Tuy nhiên, để nạn đa cấp bất chính không còn đất sống và phải được chặn...