Hamas phóng tên lửa vào Israel, Tel Aviv không kích đáp trả dữ dội
Nhóm vũ trang Hamas đã phóng một số tên lửa nhằm vào các khu dân cư Israel sáng nay (27/1).
Theo tờ Thời báo Israel, ít nhất ba quả tên lửa đã được nhóm vũ trang Hamas phóng từ Dải Gaza vào miền nam nước này lúc 3h30 sáng 27/1 (giờ địa phương). Hệ thống phòng không Vòm Sắt của các lực lượng vũ trang Tel Aviv ngay lập tức được kích hoạt và bắn hạ một quả tên lửa, trong khi hai quả còn lại rơi ở những khu vực trống trải.
Máy bay Israel không kích vào Dải Gaza rạng sáng 27/1. Ảnh: Msdr News
Sau đó, không quân Israel liền triển khai máy bay không kích hàng loạt địa điểm nằm ở trung tâm Dải Gaza, những chỗ được cho là nơi trú ẩn của các thành viên nhóm vũ trang Hamas.
Hãng thông tấn Shehab của Palestine cho hay, các tay súng của Hamas tại Dải Gaza đã sử dụng pháo và tên lửa đất đối không để chống trả cuộc không kích của Israel.
Một địa điểm ở Dải Gaza bị Không quân Israel tập kích. Ảnh: Twitter
Tới nay, vẫn chưa có báo cáo sơ bộ thương vong do cuộc oanh kích của Không quân Israel gây ra.
Truyền thông Palestine cho hay, cuộc tập kích bằng tên lửa được Hamas thực hiện để đáp trả việc Israel hôm 26/1 tiến hành các cuộc bắt bớ ở thành phố Jenin thuộc khu Bờ Tây, khiến ít nhất 9 công dân Palestine thiệt mạng.
Cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất ở châu Á có nguy cơ vượt tầm kiểm soát
Đây là một cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất mà châu Á từng chứng kiến khi ba cường quốc hạt nhân lớn và một cường quốc đang phát triển nhanh đều tranh giành lợi thế trong khu vực.
Video đang HOT
Theo kênh CNN, ở một khu vực là Mỹ cùng hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở một khu vực khác có Trung Quốc và Nga. Tại một khu vực nữa có Triều Tiên.
Khi mỗi nước đều muốn đi trước những nước khác một bước, tất cả đều bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Để ngăn cản nước này leo thang căng thẳng, thì nước kia lại làm căng thẳng gia tăng.
Ông Ankit Panda, chuyên gia chính sách hạt nhân tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nói với CNN: "Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến những điều này ở Đông Á, nơi chúng ta không có biện pháp kiềm chế, chúng ta không có kiểm soát vũ khí".
Nhật Bản và Mỹ trước lo ngại liên quan Trung Quốc, Nga
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc gặp ở Washington, DC ngày 13/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuyến thăm mới đây của các nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Mỹ đã làm nổi rõ vấn đề. Ngày 13/1, trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bày tỏ quan ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc. Ông Kishida cảnh báo Bắc Kinh không nên tìm cách thay đổi trật tự quốc tế và nói rằng Nhật Bản, Mỹ và châu Âu phải đoàn kết trong bối cảnh đó. Bình luận của ông Kishida được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các bộ trưởng Mỹ và Nhật Bản quan ngại khi kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, theo Triều Tiên và Trung Quốc, chính Nhật Bản mới là bên chịu trách nhiệm. Gần đây, Nhật Bản đã cam kết tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng, đồng thời mua vũ khí có khả năng tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Trung Quốc và Triều Tiên. Những lo ngại của Triều Tiên và Trung Quốc đã tăng lên khi xuất hiện thông tin về kế hoạch triển khai Thủy quân lục chiến Mỹ trên các đảo phía Nam của Nhật Bản, trong đó có các tên lửa chống hạm di động mới.
Đối với Mỹ và Nhật Bản, những động thái như vậy là để răn đe; còn với Trung Quốc, động thái của các nước trên là làm leo thang căng thẳng.
Trung Quốc tuyên bố những lo ngại của họ dựa trên những lý do lịch sử xung đột với Nhật Bản. Bắc Kinh khẳng định các kế hoạch của Nhật Bản cho thấy nước này một lần nữa đe dọa hòa bình ở Đông Á. Nhật Bản có kế hoạch mua vũ khí phản công tầm xa như tên lửa Tomahawk - loại có thể tấn công các căn cứ bên trong Trung Quốc.
Một tàu của hải quân Nga tới Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) tham gia cuộc tập trận chung "Joint Sea-2019" ngày 29/4/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, những người chỉ trích lại cho rằng Trung Quốc gây lo ngại khi đang phát triển lực lượng hải quân và không quân ở các khu vực gần Nhật Bản, đồng thời tăng cường quan hệ đối tác với Nga. Nga đã thể hiện khả năng quân sự ở Thái Bình Dương khi vào tháng 12/2022, các tàu chiến Nga tham gia cùng các tàu và máy bay Trung Quốc trong cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài một tuần ở Biển Hoa Đông.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng điều này đã khiến Mỹ và Nhật Bản có một số thỏa thuận.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng xấu đi sau chuyến thăm Đài Loan hồi tháng 8/2022 của bà Nancy Pelosi, người là Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó.
Trong những ngày sau chuyến thăm của bà Pelosi, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự chưa từng có xung quanh hòn đảo Đài Loan.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên
Một vụ phóng thử tên lửa tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) "Hwasong Gun 17" của Triều Tiên ngày 18/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên bán đảo Triều Tiên, căng thẳng cũng gia tăng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang kêu gọi tăng cấp số nhân kho vũ khí hạt nhân bắt đầu từ năm 2023 và đang xây dựng các bệ phóng tên lửa di động siêu lớn, có thể tấn công bất kỳ điểm nào ở Hàn Quốc bằng đầu đạn hạt nhân.
Trong một báo cáo ngày 12/1, Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc (KIDA) cho rằng kế hoạch của ông Kim Jong-un có thể tạo ra 300 đơn vị vũ khí trong những năm tới.
Đó là một bước tiến lớn so với năm 2022, khi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính Triều Tiên có 20 đơn vị vũ khí hạt nhân đã lắp ráp và đủ vật liệu phân hạch để chế tạo 55 đơn vị vũ khí khác.
300 đầu đạn hạt nhân sẽ giúp Triều Tiên vượt qua các quốc gia hạt nhân lâu đời là Pháp và Anh, chỉ đứng sau Nga, Mỹ và Trung Quốc trên bảng xếp hạng kho dự trữ hạt nhân của SIPRI.
Một viễn cảnh như vậy khiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cam kết sẽ tăng cường quân đội nước này. Ông nói: "Xây dựng vững chắc năng lực quân sự cho phép chúng ta đáp trả gấp 100 lần hoặc 1.000 lần nếu chúng ta bị tấn công và đây là phương pháp quan trọng nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công".
Ông thậm chí còn nêu ra khả năng Hàn Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân riêng, cho rằng nước này có thể triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân riêng.
Khả năng Bán đảo Triều Tiên có nhiều vũ khí hạt nhân hơn nữa là điều mà các nhà lãnh đạo Mỹ hết sức cảnh giác, ngay cả khi những vũ khí đó thuộc đồng minh Hàn Quốc.
Phát triển vũ khí hạt nhân cũng sẽ đồng nghĩa với việc Hàn Quốc không tuân thủ Tuyên bố chung năm 1992 về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Vì vậy, để đảm bảo với đồng minh của mình, Mỹ đã nói rõ rằng sự hậu thuẫn của Mỹ đối với Hàn Quốc là chắc chắn và tất cả tài sản quân sự của Mỹ đều sẵn sàng để bảo vệ nước này. Đô đốc Mike Gilday, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, phát biểu tại một diễn đàn trực tuyến của Viện Nghiên cứu Corean-Mỹ (ICAS) ngày 12/1: "Mỹ sẽ không ngần ngại thực hiện cam kết với Hàn Quốc về răn đe mở rộng bằng cách sử dụng toàn bộ khả năng phòng thủ của Mỹ và khả năng đó có thể mở rộng sang phòng thủ hạt nhân, phòng thủ thông thường và phòng thủ tên lửa".
Ông Gilday nêu một ví dụ về sự hỗ trợ của Mỹ với Hàn Quốc là chuyến thăm của một tàu sân bay Mỹ tới cảng Busan của Hàn Quốc vào năm ngoái. Màn phô diễn một trong những tàu chiến mạnh nhất của Mỹ ở đây đã bị Triều Tiên coi là một mối đe dọa.
Khi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á tăng tốc, một điều đã trở nên rõ ràng là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham gia với tư cách là một tập thể, thay vì hành động đơn lẻ. Sự hiện diện của Thủ tướng Kishida và các nhà lãnh đạo Nhật Bản khác ở Mỹ trong tuần qua là một số bằng chứng dễ thấy về điều đó.
Mỹ gửi Liên hợp quốc 'bằng chứng' về chuyến hàng vũ khí từ Triều Tiên đến Nga Theo người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby, Nhà Trắng sẽ công bố những hình ảnh giải mật về các toa tàu Nga nhận hàng từ Triều Tiên. Ông Kirby trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh: AFP Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Mỹ mới đây đã chuyển thông tin được cho là chứng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga: Lệnh ngừng bắn vào cơ sở năng lượng Ukraine đã hết hạn

Trộm cửa hàng trang sức 20 triệu USD như phim ở Los Angeles

Ukraine hé lộ vũ khí khắc chế UAV cảm tử của Nga

Mỹ-Philippines chuẩn bị tập trận chung Balikatan 2025

Li Băng lên kế hoạch kiểm soát vũ khí của Hezbollah, cáo buộc Israel gây trở ngại

Bị phạt hơn 5.000 USD sau khi lẻn vào đoàn tháp tùng để ôm Thủ tướng Đức

Lạc quan về thỏa thuận khoáng sản Mỹ - Ukraine?

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk

WTO, Ngân hàng Thế giới cảnh báo hậu quả chính sách thuế quan của ông Trump

Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân thất bại nhất đầu 2025 đụng đâu flop đó, cứ xuất hiện là bị khán giả đòi "cắt sóng gấp"
Hậu trường phim
23:57:24 18/04/2025
Phim vừa chiếu 40 phút đã đứng top 1 rating cả nước, nữ chính bùng nổ cõi mạng vì "đẹp dã man"
Phim châu á
23:51:46 18/04/2025
Hôn nhân kín tiếng của NSND Tấn Minh và NSND Thu Huyền
Tv show
23:41:02 18/04/2025
Vụ ma túy ở Quảng Ninh: Camera ghi lại cảnh ô tô rượt đuổi nhau
Pháp luật
23:40:17 18/04/2025
Tóc Tiên mặc nóng bỏng, Hồ Ngọc Hà tình tứ bên Kim Lý tại sự kiện
Sao việt
23:38:45 18/04/2025
David Beckham nhắn nhủ Victoria giữa ồn ào bất hòa trong gia đình
Sao âu mỹ
23:36:07 18/04/2025
'Tìm xác: Ma không đầu': Hồng Vân diễn gây ám ảnh, Tiến Luật 'nhạt'
Phim việt
23:34:14 18/04/2025
Vị thế của 'mợ chảnh' Jun Ji Hyun
Sao châu á
23:28:17 18/04/2025
Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túy
Tin nổi bật
23:04:59 18/04/2025
1 Anh Tài bị tố đạo nhái NewJeans, phản hồi của ekip như "thêm dầu vào lửa"
Nhạc việt
22:26:31 18/04/2025