Hâm thức ăn nhiều lần rất có hại, nhất là 3 món sau
Khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh, chúng ta nên hâm nóng trước khi ăn nhầm ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc.
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm cần hạn chế hâm đi hâm lại vì sẽ gây mất chất dinh dưỡng và khiến vi khuẩn phát triển nhiều hơn.
Nguy cơ đầu tiên của việc hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần là tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Vì nhiệt độ nóng rồi lạnh thay đổi nhiều lần sẽ kích thích vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt là trong khung nhiệt độ từ 4 đến 60 độ C, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Cơm không nên hâm đi hâm lại nhiều lần vì sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh PEXELS
Ngoài ra, thực phẩm hâm đi hâm lại sẽ bị mất hương vị, thay đổi kết cấu và giảm giá trị dinh dưỡng. Trên thực tế, nhiều dưỡng chất có lợi sẽ mất đi nếu tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Không những vậy, một số chất do tác động của nhiệt độ cao còn có thể biến thành chất có hại, làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Hâm nóng thức ăn là cần thiết nhưng cần tránh hâm đi hâm lại với các loại thực phẩm sau:
Video đang HOT
Cơm
Trên thực tế, nhiều loại gạo có chứa một số bào tử vi khuẩn và chúng vẫn tồn tại trong cơm ngay cả khi đã nấu chín. Nếu để cơm ở nhiệt độ phòng quá lâu thì chúng sẽ phát triển thành vi khuẩn và sinh sôi. Khi chúng ta hâm cơm lại thì nhiệt độ nóng sẽ khiến các vi khuẩn này trở nên độc hại và gây ngộ độc thực phẩm.
Rau chân vịt là loại thực vật bổ dưỡng, đặc biệt là hàm lượng nitrat tự nhiên có tác dụng làm giãn mạch máu, nhờ đó cải thiện huyết áp. Tuy nhiên, nitrat nếu bị hâm nóng quá nhiều lần thì sẽ biến thành nitrit và chất này có thể gây hại cho sức khỏe.
Thịt gà
Hâm nóng không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi trong thịt gà, đặc biệt là khi gà không được bảo quản tốt. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên hâm nóng thịt gà ở nhiệt độ từ 75 độ C trở lên. Tuy nhiên, chỉ nên hâm một lần vì hâm nhiều lần sẽ làm giảm đi lượng protein trong thịt, theo Healthline.
Thói quen thêm nước mắm, muối vào thức ăn làm tăng nguy cơ ung thư
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Gastric Cancer, đã phát hiện tác hại chết người của thói quen phổ biến trên bàn ăn, đó là chan thêm nước mắm, thêm muối vào thức ăn. Thói quen này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra muối có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tăng khả năng dễ nhiễm vi khuẩn Hp và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Từ việc gây nhiễm trùng, cho đến làm tổn thương tế bào biểu mô dạ dày bằng hóa chất gây ung thư và các hợp chất N-nitroso, ăn nhiều muối thực sự làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Thói quen chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn làm tăng đến 41% nguy cơ ung thư dạ dày. Ảnh Pexels
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thói quen chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn làm tăng đến 41% nguy cơ ung thư dạ dày, theo chuyên trang y tế News Medical.
Nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học từ Đại học Vienna (Áo) và Đại học Queen's Belfast (Anh) phối hợp thực hiện, đã điều tra mối liên hệ giữa việc chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn trên bàn ăn và nguy cơ ung thư dạ dày của 471.144 tham gia người từ ngân hàng sinh học của Anh UK Biobank.
Họ đã loại trừ những người có tiền sử ung thư hoặc bệnh thận và những người đã bị nhiễm vi khuẩn Hp vốn là một yếu tố gây ung thư dạ dày.
Trong thời gian theo dõi trung bình 11 năm, đã có 640 trường hợp ung thư dạ dày.
Kết quả đã phát hiện việc chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn trên bàn ăn thực sự làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Người dân châu Á có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao do ăn nhiều muối, cá muối, thực phẩm muối chua và thịt chế biến sẵn. Ảnh Pexels
Cụ thể, những người luôn làm điều này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 41% so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn.
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu gần đây đã nhận thấy người dân châu Á có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao do ăn nhiều muối, cá muối, thực phẩm muối chua và thịt chế biến sẵn.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 5 trên toàn thế giới.
Đồng thời, cơ quan này cũng cho biết chế độ ăn ít trái cây và rau quả hoặc nhiều thực phẩm ủ muối, hun khói hoặc bảo quản kém có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, theo News Medical.
5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong nhiều trường hợp, chúng ta thường ăn tối trễ do công việc bận rộn, phải dự các cuộc họp, gặp gỡ xã hội và...