‘Hâm nóng’ thị trường tiền tệ trong mùa cao điểm
Trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng không cần huy động vốn với lãi suất cao, động thái cần phải làm là giảm lãi suất huy động thì mới kỳ vọng có thể giảm được lãi suất cho vay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn nên việc đẩy vốn ra thị trường không dễ.
Thanh khoản cho đến thời điểm này vẫn thể hiện rất dồi dào.
Trong 2 phiên giao dịch ngày 9 và 10/11, nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục chỉ ghi nhận hoạt động chào thầu 1.000 tỷ đồng, lãi suất 2,5%, kỳ hạn 7 ngày của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trên kênh cầm cố. Tuy nhiên, không có khối lượng trúng thầu và không có khối lượng lưu hành trên kênh này.
Thanh khoản dư thừa
Thông thường thanh khoản của các ngân hàng thương mại thường căng hơn trong những tháng cuối năm, bởi trong giai đoạn này, nhu cầu tín dụng thường tăng cao, trong khi hoạt động huy động vốn lại gặp khó khăn, thậm chí nguồn vốn huy động của nhiều ngân hàng còn có thể giảm do người dân rút tiền vì nhu cầu chi trả, thanh toán tăng.
Thời điểm này năm ngoái, thông qua kênh tín phiếu, nhà điều hành phải bơm lượng tiền lớn vào thị trường. Ví dụ, chỉ trong tuần từ 4-8/11/2019, ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường thêm 6.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong thời gian này, các thành viên còn phải vay mượn lẫn nhau với lãi suất liên tục tăng. Theo đó, lãi suất kỳ hạn qua đêm ở mức 1,90%/năm; 1 tuần là 2,15%/năm và 2 tuần là 2,45%/năm, cao hơn lần lượt là 0,25%, 0,3% và 0,4% so với thời điểm đầu tháng 10/2019.
Nhưng năm nay, vì ảnh hưởng dịch Covid-19 nên tăng trưởng tín dụng thấp, tính đến ngày 30/9 chỉ đạt 6,09% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức 9,4% cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, huy động vốn 9 tháng tăng khá ở mức 7,7%. Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại không hút tiền về nhằm tạo áp lực hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp nên thị trường mở phải đóng băng trong suốt quãng thời gian vừa qua.
Ở khía cạnh khác, trong thời gian qua NHNN liên tục thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối với ước tính đạt gần 10 tỷ USD, tương đương với bơm ra thị trường hơn 23.000 tỷ đồng khiến thanh khoản dư thừa đã khiến lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu Chính phủ duy trì ở mức thấp kể từ tháng 5/2020.
Thông tin về hoạt động ngân hàng đến ngày 30/10, NHNN cho biết, lãi suất VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,1%/năm, 0,16%/năm và 0,42%/năm.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ so với cùng thời điểm năm ngoái giảm mạnh. Hiện, lợi suất 3 năm 0,37%; 5 năm 1,34%; 7 năm 1,65%; 10 năm 2,58%; 15 năm 2,79%.
Lãi suất huy động có thể giảm thêm 0,3%-1%
Thanh khoản hệ thống trong 10 tháng đầu năm 2020 dồi dào. Diễn biến này chủ yếu là do dịch bệnh, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất – kinh doanh, khiến cầu tín dụng giảm rõ rệt. Trong bối cảnh đó, một số ý kiến cho rằng ngân hàng nên tiếp tục giảm lãi suất để đẩy tín dụng ra nền kinh tế.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, mặt bằng lãi suất huy động đã liên tục giảm mạnh từ sau lần cắt lãi suất điều hành vào tháng 5/2020. Điều này đã ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng cũng giảm theo.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh – Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc đầu tư Công ty Cổ phần Quản lý quỹ PVI (PVIAM) cho rằng, để kích thích kinh tế thì mục tiêu quan trọng nhất là giảm lãi suất cho vay. Muốn làm được việc này ngoài việc người gửi tiền phải chấp nhận giảm thu nhập (do lãi suất huy động giảm) thì các ngân hàng thương mại cũng phải cùng chia sẻ khó khăn.
Video đang HOT
“Về lãi suất huy động vẫn có thể giảm thêm dù dư địa giảm không thể bằng như 9 tháng đầu năm. Lãi suất huy động của ngân hàng nhóm dẫn đầu hiện gần 5% và nhóm 2 là gần 6%. Vì vậy, lãi suất huy động có thể giảm thêm 0,3%-1% trước khi đi vào trạng thái ổn định kéo dài”, ông Linh đánh giá.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cho rằng, việc một số ngân hàng lớn vừa đưa ra các gói cho vay lãi suất thấp, chỉ từ 5-7% là một tín hiệu đáng mừng. Đây sẽ là khởi đầu cho một đợt giảm lãi suất cho vay rộng rãi hơn và kỳ vọng nó có thể kéo dài cùng với xu hướng giảm của lãi suất huy động.
Nếu lãi suất huy động giảm thêm cùng với nền kinh tế phục hồi tốt hơn trong quý IV/2020, theo nhận định của TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 9-10% là hoàn toàn khả thi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 và cả sang những tháng đầu năm 2021.
Còn TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cũng tin rằng, với các giải pháp phù hợp, tín dụng những tháng cuối năm có khả năng sẽ tăng trưởng mỗi tháng thêm 1% để tăng trưởng cả năm đạt từ 8%-9%.
Thị trường tài chính 24h: Kiên nhẫn chờ "sóng"
VN-Index mất điểm những phút cuối; Rủi ro thiên tai ép căng nhà bảo hiểm; Thị trường chứng khoán: Tích lũy và săn sóng; Động lực cho thị trường chứng khoán vẫn tích cực; Sóng cổ phiếu ngân hàng chuyển sàn; Chứng khoán châu Á đa số tiếp tục đi lên; Tin tức về vắc xin mang lại triển vọng hồi phục kinh tế...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/11 giảm 600.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,85 - 56,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 86,1 USD xuống 1.863,7 USD/ounce, giá vàng hồi lên trên 1.880 USD/ounce, trước khi giảm về dưới 1.875 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Giá vàng tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex New York tăng 18,4 USD lên 1.872,8 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,19% lên 92,90 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.182 đồng, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,48 USD ( 1,19%), lên 40,77 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,58 USD ( 1,37%), lên 42,98 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất điểm về cuối phiên
Sau phiên sáng khởi sắc nhờ cặp đôi VJC và HVN, thị trường bước vào phiên chiều với sự thận trọng cao hơn, VN-Index nhích dần lên trên 960 điểm.
Tuy vậy, áp lực bán bất ngờ dâng cao ở nhóm cổ phiếu cổ phiếu lớn khiến VN-Index lùi dần và giảm mạnh hơn trong phiên ATC.
Điểm tựa chính cho thị trường vẫn là VJC 7% lên 103.400 đồng, HVN 5,8% lên 27.500 đồng. Cùng VRE 2,3 GAS 1,1%, SSI 1,1%.
Nhóm cổ phiếu thị trường, FLC khớp hơn 42,8 triệu đơn vị, cao nhất sàn HOSE, và giảm mạnh 6%.
Đáng kể, các mã vọt hẳn lên và đóng cửa trong sắc tím có VND, AST, TNT. Còn tân binh VIB chỉ tăng nhẹ 1,5% lên 32.800 đòng, khớp hơn 1,74 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 19,16 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 741,65 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/11: VN-Index giảm 0,09 điểm (-0,01%), xuống 951,9 điểm; HNX-Index giảm 0,24 điểm (-0,27%), xuống 141,37 điểm; UpCoM-Index tăng 0,14 điểm ( 0,22%), lên 64,16 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng vọt trong phiên ngày thứ Hai (9/11), sau khi hai công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech thông báo, vắc-xin BNT162b2 của họ có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19 ở những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm và những người này không nhiễm virus trước đó, đồng thời họ cũng không tìm thấy mối lo ngại nghiêm trọng về tính an toàn của vắc-xin.
Kết thúc phiên 9/11, chỉ số Dow Jones tăng 834,57 điểm ( 2,95%), lên 29.157,97 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 41,06 điểm ( 1,17%), lên 3.5550,50 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 181,45 điểm (-1,53%), xuống 11.713,78 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đi lên, khi có tin tức tích cực từ vắc-xin Covid-19. Nhưng đà tăng bị chặn lại khá nhiều khi giới đầu tư bán mạnh nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ xu hướng ở nhà trong thời kỳ đại dịch, như các công ty cung cấp dịch vụ internet và game.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,26% lên 24.905,59 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,12% lên 1.700,80 điểm, với giá trị giao dịch vọt lên lên 4,075 nghìn tỷ yên, mức cao nhất trong 5 tháng.
Hôm nay, nhóm cổ phiếu vận tải, vốn nhạy cảm với nhu cầu đi lại đã vọt lên sau thông tin vắc-xin Covid-19 với ANA Holdings tăng 18,1%, cùng 3 nhà khai thác đường sắt lớn nhất là Đường sắt Đông Nhật Bản, Đường sắt Tây Nhật Bản và Đường sắt Trung Nhật Bản, đều tăng khoảng 15%.
Ở một số nơi khác, tăng mạnh còn có chuỗi cửa hàng bách hóa J.Front Retailing tăng 15,6%, Isetan Mitsukoshi tăng 13%. Công ty điều hành Tokyo Disney Resort OLC tăng 6% lên mức cao kỷ lục.
Các công ty dịch vụ Internet và game dẫn đầu đà giảm với Bandai Namco Holding mất 8,1%, Nintendo giảm 4,5% và Z Holdings giảm 7,6%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm khi dữ liệu mới báo hiệu một rào cản đối với sự phục hồi kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,4% xuống 3.360,15 điểm.Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,55% xuống 4.953,88 điểm.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 10 của nước này đã giảm 2,1% so với một năm trước đó. Dữ liệu cho thấy, nhu cầu giảm sâu đối với hàng công nghiệp, mặc dù nền kinh tế được đánh giá là đang phục hồi.
Cũng trong tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã tăng 0,5% so với cùng kỳ một năm trước, thấp hơn dự kiến của giới phân tích. Đây cũng là tháng tăng trưởng "giảm tốc" thứ ba liên tiếp của chỉ số này và cũng là mức lạm phát thấp nhất kể từ tháng 10/2009.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi giới đầu tư hưng phấn với thông tin về việc phát triển vắc-xin Covid-19.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,1% lên 26.301,48 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,43% xuống 10.586,89 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng phiên thứ 7 liên tiếp, khi tiến bộ trong việc phát triển vắc-xin Covid-19 đã thúc đẩy dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ.
Cũng như nhiều thị trường các, cổ phiếu của các hãng hàng không và liên quan đến du lịch của Hàn Quốc đã tăng vọt với Korean Air, Hanatour và Modetour lần lượt tăng 11,2%, 9,2% và 6,9%.
Kết thúc phiên 10/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 75,75 điểm ( 0,26%), lên 24.905,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,59 điểm (-0,40%), xuống 3.360,15 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 285,31 điểm ( 1,10%), lên 26.301,48 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 5,63 điểm ( 0,23%), lên 2.452,83 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Rủi ro thiên tai ép căng nhà bảo hiểm
Hầu hết công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang phải căng mình cập nhật tổn thất trong đợt bão lũ tại miền Trung, cho dù mùa mưa bão chưa qua đi..>> Chi tiết
- Thị trường chứng khoán: Tích lũy và săn sóng
Ở vùng trũng thông tin, thị trường chứng khoán trong những phiên còn lại của tháng 11 được dự báo sẽ không biến động mạnh mà chuyển sang giai đoạn tích lũy, trong đó các nhịp giảm tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu có khả năng tạo sóng cuối năm..>> Chi tiết
- Động lực cho thị trường chứng khoán vẫn tích cực
Các chỉ số vĩ mô tích cực trong tháng 10 được coi là một trong những lực kéo niềm tin của nhà đầu tư với thị trường chứng khoán. Chỉ số VN-Index tuần qua tăng điểm sau khi điều chỉnh giảm trong tuần trước đó..>> Chi tiết
- Sóng cổ phiếu ngân hàng chuyển sàn
Thị giá cùng thanh khoản của một số cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trước thềm chuyển sàn niêm yết sang HOSE đã giúp thị trường chứng khoán sôi động hơn..>> Chi tiết
- Tin tức về vắc xin mang lại triển vọng hồi phục kinh tế
Covid-19 và nền kinh tế luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này đã có một bước chuyển biến tích cực sau thông tin tích cực về vắc xin hôm thứ Hai (9/11)..>> Chi tiết
Lãi suất sẽ giữ ở vùng thấp trong những tháng tới? Trong những tháng tới, SSI cho rằng lãi suất sẽ giữ ở vùng thấp do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn khá khiêm tốn và NHNN vẫn nhấn mạnh việc giảm lãi suất để giúp các NHTM có đủ nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế. Theo bản tin thị trường tiền tệ của Chứng khoán SSI, tuần qua,...