Hậm hực mẹ chồng ăn ở luộm thuộm, ngay sau đó cô phải khóc nấc khi đọc lá thư đẫm nước mắt của bà
Cô và anh quen nhau từ năm nhất Đại học. Cô học ngoại ngữ chính tại trung tâm mà anh làm thêm. Chiếc xe đạp của cô luôn được anh sắp xếp ngăn nắp, cẩn thận cho nên cô thấy mến anh lắm. Hai người luôn giữ liên lạc cho tới cuối năm Đại học thì anh ngỏ lời yêu cô.
Anh kể cho cô nghe về gia đình mình. Bố ly hôn rồi bỏ 2 mẹ con đi biệt tích từ đó không về, mẹ một mình nuôi anh nên người. Ở cạnh cô, anh vẫn luôn kể về mẹ với bao sự biết ơn khiến cô có chút ghen tỵ. Nhưng nghĩ lại thì mẹ anh đã hi sinh cả cuộc đời nuôi nấng, dạy anh thành một người tử tế, cô tự dặn lòng phải yêu thương, tôn trọng mẹ anh.
Cưới nhau được thời gian thì anh đi làm xa, thi thoảng về thăm nhà. Cô lại có bầu bí trước khi cưới nên ở nhà với mẹ chồng. Và những tháng ngày “uất ức” cũng bắt đầu từ đây.
Cô nấu món gì mẹ chồng cũng không ưng cái bụng. Thậm chí cả việc phơi quần áo bà cũng để ý, rồi gấp áo cho chồng không phẳng là bà nói luôn:
- Con nên gọn gàng từ những việc nhỏ nhất đi, tuềnh toàng như thế rồi thành thói quen khó sửa.
Muốn rút gọn thời gian lau nhà nên cô không quét mà lấy chổi lau luôn. Mẹ chồng vừa vào đến cửa đã càm ràm:
- Đừng có lười quá, không quét rác đi chỉ lau không thế bằng hòa, nhà vẫn bẩn!
Những lúc như thế cô chỉ muốn gọi điện kể với chồng. Cô biết anh đi làm cả ngày mệt mỏi, nên thôi không muốn kêu ca sợ anh suy nghĩ. Nhưng cứ đụng làm gì là cô lại bị mẹ chồng soi xét khiến tâm trạng hết sức khó chịu, thậm chí ghét bà ra mặt.
Thế rồi giữa cô và mẹ chồng bỗng dưng có một khoảng cách vô hình nào đó mà không thân thiết được. Cô chỉ mong đến những ngày mẹ chồng đi vắng, dạo này cứ một tháng bà đi vài ngày rồi con trai lại đưa về. Cô có hỏi nhưng anh chỉ nói mẹ lên thành phố thăm người quen. Cô cũng chẳng quan tâm mấy vì những ngày đó cô thấy thật nhẹ nhõm và thoải mái.
Video đang HOT
Hễ về nhà, mẹ chồng lại bắt đầu khiến cô thấy ngột ngạt vì liên tục cáu gắt và soi xét con dâu. Bà là người nguyên tắc, sạch sẽ và quy củ, ai mà học theo ngay được cơ chứ, nhiều lúc cô hậm hực trong lòng như thế. Vậy mà dạo này trong phòng riêng của bà tóc rụng đầy mà cũng chẳng thèm vơ vào. Ngày nào cô cũng vào dọn thấy tóc rụng vương vãi ra sàn, cả trên giường hay thảm chùi chân, chỗ nào cũng có tóc của bà.
(Ảnh minh họa)
Một lần, không kiềm chế được cô đã lớn tiếng “chấn chỉnh” mẹ chồng:
- Mẹ bắt con phải sạch sẽ, ngăn nắp, vậy mẹ nhìn lại phòng của mình xem, chỗ nào cũng có tóc. Tóc của mẹ vương vãi khắp nhà, thậm chí dính cả vào nồi canh.
Mẹ chồng tái mặt, giận run người, bữa đó bà bỏ cơm tối. Lúc đầu cô thấy hả hê trong lòng với sự ích kỷ hẹp hòi của mình. Nhưng không hiểu sao cả tối đó lòng cô cứ ngổn ngang một nỗi niềm khó diễn tả về sự lặng im của mẹ chồng.
Sáng hôm sau, khi cô tỉnh giấc thì thấy nhà cửa sạch sẽ, quần áo đã phơi ngoài dây, bữa sáng đã dọn trên bàn và một bức thư được đặt cạnh mâm cơm.
- Mẹ xin lỗi thời gian qua đã quá cứng nhắc với con. Mẹ chỉ muốn hai con sống tốt sau khi mẹ không còn. Mẹ biết làm dâu, làm mẹ, làm vợ thật sự rất vất vả. Nhưng mẹ chỉ muốn con chững chạc và chín chắn hơn để lo toan cuộc sống gia đình và chăm sóc chồng con. Mẹ bị ung thư phải xạ trị nên tóc mới rụng nhiều như thế. Chồng con nó cũng biết chuyện này nhưng mẹ cản, sợ con đang bầu bí lại lo lắng. Nay mẹ đi Hà Nội xạ trị đợt tiếp, Tiến sẽ tranh thủ qua chăm mẹ, con ở nhà lo toan nhà cửa, chờ mẹ về nhé.
Đọc thư xong, cô ch ết lặng. Hóa ra sự nghiêm khắc của mẹ chồng bấy lâu nay đều xuất phát từ tình yêu thương, sự hi sinh, lo lắng của một người mẹ dành cho các con. Vậy mà cô đã ôm ấp sự bực tức khó chịu với mẹ bao ngày.
Bữa cơm hôm ấy mẹ nấu sẵn, cô thấy ăn sao vừa vặn quá, quần áo mẹ phơi sao nhanh khô quá, nhà cửa sạch sẽ quá. Từng góc nhà thân quen đều vọng lại lời dạy của mẹ chồng.
Những đợt hóa trị tiếp theo, mẹ chồng rụng tóc nhiều hơn. Cô rớt nước mắt khi dọn nhà thấy tóc mẹ rụng cả búi. Rồi đến một hôm, cô quét nhà chẳng còn thấy sợi tóc nào của mẹ rụng dưới sàn nữa. Mẹ chồng cô nằm đó, đầu đã trọc hết, mệt chẳng buồn ăn uống, nói chỉ thều thào vì đau đớn.
Cô chăm sóc mẹ chồng và quán xuyến việc nhà rất ngăn nắp gọn gàng, y như những lời dặn trước đây của bà. Những lúc mẹ chồng khỏe, cô thường ngồi tâm sự cùng bà. Đến lúc hiểu ra rồi thì thời gian bên nhau chỉ còn đếm bằng tháng, bằng ngày.
Có những sự nghiêm khắc, khi qua rồi mới thấy giá trị của nó. Cô hiểu, lá nào rồi cũng sẽ rụng về cội nhưng hơn bao giờ hết lúc này cô chỉ mong mẹ chồng mau khỏe. Để bà lại “ghét” con dâu, “càu nhàu” cô như ngày xưa…
Mẹ chồng điều khiển nàng dâu như "con rối"
Trước đám cưới, mẹ Linh 'lăn tăn': 'Con nghĩ kỹ chưa? Bố mẹ rất quý Thắng nhưng nếu kết hôn với nó, con sẽ phải sống ở nhà chồng vì nó là con một, cuộc sống của con sau này sẽ còn rất nhiều áp lực...'.
Ảnh minh họa.
Linh tỏ ra khá tự tin: "Từ nhỏ con đã quan sát công việc của mẹ, con thấy mẹ vất vả nhưng mẹ vẫn luôn vui tươi và hạnh phúc vì con biết mẹ rất yêu bố, và mẹ không có lựa chọn nào khác". Thấy Linh trưởng thành và chín chắn, mẹ cô tạm yên tâm và tin tưởng vào sự lựa chọn của con gái.
Đám cưới chuẩn truyền thống diễn ra khiến cả 2 gia đình cực kỳ mãn nguyện. Đặt chân về nhà chồng, Linh cảm nhận được niềm hạnh phúc xốn xang. Mẹ chồng làm gì cô cũng giành lấy: "Mẹ để con". Ngại với con dâu mới, mẹ chồng Linh cũng nhất định giành hết việc về mình: "Để mẹ làm, con cứ về phòng nghỉ ngơi đi".
Giai đoạn ngại ngùng giữa mẹ chồng và con dâu diễn ra được vài ngày thì kết thúc khi mẹ chồng Linh chủ động gần gũi và quan tâm đến con dâu hơn. Thấy Linh đi làm cả thứ 7 và chủ nhật, bà hỏi: "Con làm công việc gì mà bận thế nhỉ?". Linh vui vẻ trả lời: "Con làm kế toán cho công ty xuất nhập khẩu mẹ ạ, không lúc nào ngơi việc, nhưng con không sao đâu, con còn trẻ nên sứ mệnh của con là cống hiến mẹ ạ".
Nghe Linh nói, mẹ chồng chẹp miệng: "Ôi dào, phụ nữ cống hiến công sức cho công việc quá nhiều cũng chả để làm gì, phụ nữ còn nhiều việc quan trọng hơn phải làm...". Chưa hiểu lắm ý của mẹ chồng nhưng vì sợ muộn giờ làm, Linh cuống cuồng: "Con phải đi đây mẹ ạ".
3 cái cuối tuần Linh không ở nhà, mẹ chồng sốt ruột, bà âm thầm xin một công việc khác cho Linh. Đợi con trai và con dâu có mặt ở nhà, bà thông báo: "Mẹ đã nhờ chỗ quen thân xin được một công việc phù hợp với Linh". Linh ngây thơ: "Ơ, con có việc làm rồi mà mẹ, ngày nào con cũng đi làm, mẹ cũng thấy mà". Mẹ chồng giải thích: "Mẹ thấy công việc ấy không phù hợp với con, từ tháng sau con sẽ làm kế toán ở bệnh viện - cơ quan cũ của mẹ nhé".
Lúc này Linh mới tin mình sắp "mất việc" thực sự, cô thẳng thắn chống đối: "Mẹ ơi, chỗ con đang làm tuy hơi vất vả nhưng đấy là môi trường năng động mà con rất thích, con sợ chỗ làm mới không phù hợp với con...". Chưa để Linh nói xong, mẹ chồng mạnh mẽ "chốt": "Con vẫn làm công việc kế toán mà, đấy vẫn là chuyên ngành con được học, hơn nữa, môi trường bên này ổn định hơn, bên kia bấp bênh lắm con ạ, về già cũng chẳng có đồng lương hưu để mà bấu víu".
Càng ở lâu với mẹ chồng, Linh càng nhận ra tư tưởng và suy nghĩ của bà truyền thống đến mức cổ hủ. Sau nhiều ngày "đàm phán" không thành công, Linh chấp nhận thay đổi công việc để giữ hòa khí trong gia đình. Công việc mới buồn tẻ khiến Linh thấy bản thân trở nên cục mịch, kém năng động và hoạt bát, nhưng dù sao mẹ chồng cô nói cũng không sai, ở môi trường mới, cô không cần bon chen với ai, cứ an tâm làm hết việc là được về nhà.
Một hôm đi làm về, Linh thấy "vật thể lạ" nằm chềnh ềnh trước cừa nhà. Cô chưa kịp thắc mắc thì mẹ chồng sai: "Con thay quần áo rồi ra đây mẹ bảo". Linh nhanh chóng thay quần áo rồi chạy lại gần mẹ chồng, bà chỉ đạo: "Con nhóm than cho mẹ". Thì ra "vật thể lạ" ấy được gọi là bếp than tổ ong.
Từ bé Linh chưa phải nhóm than bao giờ, cô lén rút điện thoại, tham khảo cách làm, tối đó Linh suýt tắc thở vì sặc khói than. Thấy kỹ năng nhóm than của Linh khá ổn, mẹ chồng giao luôn công việc này cho cô, mỗi chiều tối đi làm về, cái bếp nguội ngắt và cục than tổ ong luôn chào đón cô ngoài cửa.
Sợ bị ảnh hưởng sức khỏe, Linh phàn nàn: "Sao mẹ phải đun than làm gì ạ? Nhà mình có bếp điện cơ mà?". Mẹ chồng lắc đầu: "Con chẳng hiểu gì cả, giá điện ngày càng tăng, mình phải tiết kiệm, hơn nữa, bố con ngày nào cũng đòi ngâm chân, trong nhà luôn phải có nước nóng con ạ, cái bếp này giúp nhà mình tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện".
Không biết từ lúc nào, một cô gái xinh đẹp, sành điệu và năng động như Linh lại trở nên thụ động hoàn toàn trước mẹ chồng, bà điều khiển cô như một con rối: sáng đi làm, tối về nhà nhóm bếp cho bà. Trước đó vài tháng, cô chưa từng hình dung hình ảnh thảm hại của mình lúc này. Cô nghĩ, nếu cô tiếp tục nhún nhường và chiều ý mẹ chồng, sau này bà sẽ còn "hành" cô nhiều nữa.
Làm dâu 5 năm, lần đầu tiên được mẹ chồng tặng quà, tôi đang mừng thì bàng hoàng khi nghe bí mật bà tiết lộ Cầm món quà mẹ chồng tặng, tôi hào hứng, vui mừng vì nghĩ rằng công sức mình bỏ ra suốt 5 năm qua đã có được thành quả. Nào ngờ sự thật chẳng hề đẹp đẽ như tôi nghĩ. 5 năm làm dâu, tôi luôn tâm niệm phải sống thật tốt, thật chân thành với gia đình chồng. Tôi luôn nghĩ rằng chỉ...