Hầm hạt giống Svalbard cán đích 1 triệu mẫu
Đây là thành quả sau 12 năm miệt mài của rất nhiều tổ chức và hiện ngân hàng hạt giống này đang nắm giữ bộ sưu tập giống cây trồng đa dạng nhất thế giới.
Công nhân xây dựng tu bổ đường hầm bị thấm nước. Ảnh: Ragnhild Utne/Statsbygg
Tin vui này đến đồng thời với việc các nhà quản lý và điều hành kho hạt giống ở Bắc Cực cũng đã hoàn thành tu bổ đường hầm 130 mét dẫn vào bị thấm rỉ nước sau một trận bão vào năm 2017, với tổng kinh phí 20 triệu euro.
Để cán đích 1 triệu mẫu hạt giống, Svalbard vừa tiếp nhận thêm 27 bộ giống cây trồng hoang dã của 36 tổ chức trên thế giới gửi về, trong đó có giống lúa mì emmer hoang dã thuộc bộ hòa thảo, được coi là thủy tổ của bộ giống lúa mì được phát hiện vào năm 1906 hay bộ giống khoai tây từ Peru và các loại cây trồng khác từ Mông Cổ, Ma rốc, Myanmar và New Zealand. Mỗi mẫu gồm 500 hạt giống.
Bên trong ngân hàng hạt giống Svalbard nằm sâu trong núi tuyết Bắc Âu. Ảnh: The Guardian
Kho hạt giống toàn cầu Svalbard (Svalbard Global Seed Vault) nằm ở dưới mực nước biển 130 mét, được coi là nơi bảo mật tối cao cho sự đa dạng cây trồng của thế giới, trong cả tình huống tận thế. Nó có nhiệm vụ bảo tồn các mẫu hạt giống song song với các ngân hàng gen trên toàn thế giới nhằm duy trì nguồn tài nguyên di truyền thực vật quan trọng nhất của nhân loại nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống.
Sơ đồ mô tả kho hạt giống nằm bên trong lòng núi. Đồ họa: Time
Video đang HOT
Hầm hạt giống Svalbard nằm biệt lập ở một hòn đảo sa thạch của Na Uy bốn mùa băng giá bao phủ, đảm bảo thường xuyên duy trì nhiệt độ âm 18 độ C và độ ẩm tối ưu để bảo vệ hạt giống.
Trung tâm Tài nguyên di truyền Bắc Âu (NordGen) là đơn vị chịu trách nhiệm vận hành và quản lý hầm hạt giống này, bao gồm hợp tác với các ngân hàng gen, xử lý hạt giống, lưu giữ cơ sở dữ liệu và thông tin.
Ngân hàng hạt giống Svalbard được xây dựng để bảo vệ hàng triệu giống cây lương thực khỏi biến đổi khí hậu, chiến tranh và thiên tai. Ảnh: Renato Granieri/Alamy
Svalbard khai trương vào tháng 2 năm 2008 trị giá 9 triệu euro, với khu hầm chứa 320.000 mẫu hạt giống được chuyển về từ khắp nơi trên thế giới. Mục tiêu của ngân hàng gen độc nhất vô nhị này khi đó là kiếm tìm, sưu tập bộ hạt giống cây trồng đủ 1 triệu mẫu các loại thuộc hơn 60.000 giống cây trồng. Có 243 quốc gia thuộc tất cả các lục địa đăng ký tham gia.
Liên tục từ đó đến nay, để đảm bảo cho nguồn hạt giống luôn ở trong một “ngôi nhà an toàn”, các tổ chức quản lý, điều hành dự án phải kiểm tra, theo dõi từng chi tiết nhỏ của sự thay đổi và kịp thời điều chỉnh nhằm đảm bảo cho nó an toàn trong mọi tình huống như động đất, chiến tranh, lũ lụt, bệnh dịch hay biến đổi khí hậu.
Hầm Svalbard chứa hạt giống từ 60.000 giống cây trồng ở Bắc Cực. Ảnh: Jim Richardson/Alamy
Như vậy hiện Svalbard đang lưu giữ mẫu của khoảng 1.050.000 giống cây trồng từ 5.000 loài khác nhau. Con số này chiếm 2 phần 5 trong tổng số 2,4 triệu giống loài thực vật từng xuất hiện trên khắp thế giới.
Theo các nhà khoa học di truyền thực vật, quá trình biến đổi khí hậu và các biến cố của nhân loại đã khiến nhiều giống cây trồng đã bị biến mất, bao gồm 93% các loại trái cây và rau quả ở Mỹ. Minh chứng rõ nhất cho vấn đề này là tình trạng bão gây rò rỉ nước trong đường hầm vào kho dự trữ Svalbard là điều không lường trước được.
Kim Long
Mảnh giấy cói tiết lộ cách người Ai Cập cổ đại thử thai
3.500 năm trước, phụ nữ Ai Cập nhận biết mình có con hay không bằng cách trộn nước tiểu vào túi lúa mạch và lúa mì. Nếu hạt nảy mầm nghĩa là họ có thai.
Nhà nghiên cứu Ai Cập Kim Ryholt tại Đại học Copenhagen phát hiện một tờ giấy cói (papyrus) từ thời cổ đại với nội dung hướng dẫn cách nhận biết một người có thai. Khi một phụ nữ muốn biết mình có con hay không, người đó sẽ đi tiểu vào hỗn hợp lúa mạch và emmer (một giống lúa mì của người Ai Cập cổ).
"Nếu chúng nảy mầm, cô ấy sẽ sinh con. Nếu các hạt lúa mạch lớn lên, đứa trẻ là một bé trai. Nếu hạt emmer phát triển, đó là một bé gái. Các hạt không nảy mầm có nghĩa là người phụ nữ không có con". Đây là đoạn trích được giải nghĩa từ những chữ viết trên tờ giấy cói được tìm thấy mà CNN dẫn lại. Đoạn văn cổ được viết bằng chữ viết hieratic, một dạng chữ thảo khó hiểu của người Ai Cập có niên đại khoảng giữa năm 1.500-1.300 TCN.
Mảnh giấy cói có niên đại 3.500 năm hé lộ về cách người Ai Cập cổ đại thử thai bằng nước tiểu và lúa mạch. Ảnh: CNN.
Lần đầu tiên văn bản này được dịch là vào năm 1939 do một nhà Ai Cập học người Đan Mạch giải mã. Nhưng tờ giấy cói này chỉ là một trong số 1.400 tờ giấy cói khác mà nhóm nghiên cứu của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) tìm ra. Đa phần trong số chúng đều chưa được dịch thuật.
Hứa hẹn những hiểu biết mới
Dịch thuật là một quá trình lâu dài. "Các văn bản hầu như đều bị hư hại, chúng được viết bằng một chữ viết cổ mà ít người có thể đọc được, với những thuật ngữ phức tạp", nhà nghiên cứu Ryholt nói.
Dù vậy, tờ giấy cói hiếm hoi được giải mã đã hé mở điều thú vị về cách người xưa phát hiện một người phụ nữ mang thai. Các thử nghiệm bằng lúa mạch và lúa mì như trên cũng được ghi chép trong một tờ giấy cói khác ở Bảo tàng Ai Cập của Berlin, Đức.
Cách làm của người Ai Cập cổ được nhiều vương quốc khác áp dụng. Ảnh: Medical History.
Trước đây, nhiều nhà Ai Cập học cho rằng nền văn minh cổ đại không biết đến sự tồn tại của thận. Nhưng nội dung từ tập hợp các mảnh giấy cói lại hé lộ sự thật khác xa so với trí tưởng tượng của giới nghiên cứu. Theo CNN, nhiều tờ giấy cói khác nhau đã viết rõ về cách điều trị các bệnh về mắt như nhiễm trùng, lông mi mọc ngược. Mảnh khác lại ghi chép về phương pháp trộn lẫn máu của một con thằn lằn, một con bò đực, một con lừa cái và một con dê cái thành một hỗn hợp, sau đó nhỏ vào mắt để chữa trị.
70% trường hợp nước tiểu của phụ nữ mang thai làm nảy mầm hạt
Qua nghiên cứu có thể thấy phương pháp thử thai được ghi chép trong tờ giấy cói được khá nhiều vương quốc áp dụng. Sofie Schidt, một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết họ tìm thấy nhiều dấu vết về cách thử này trong y học Hy Lạp, La Mã, ở Trung Đông thời Trung cổ và các truyền thống y học châu Âu. Một cuốn sách về văn hóa dân gian Đức cũng xuất hiện bài kiểm tra tương tự vào cuối năm 1699.
Theo Andreas Winkler, một nhà Ai Cập học của Đại học Oxford (Anh) giải thích, phương pháp này được tín nhiệm là vì trong thế giới cổ đại, y học Ai Cập rất được kính trọng và được nhiều quốc gia sử dụng.
Khi thử nghiệm tính chính xác của phương pháp thử thai bằng nước tiểu và lúa mì, lúa mạch, 70% trường hợp cho kết quả đúng. Một bài báo được công bố trên tạp chí Medical History năm 1963 cho biết 70% ca thử nghiệm bằng nước tiểu phụ nữ mang thai đã khiến hạt lúa nảy mầm. Dù vậy, họ kết luận cách làm này không đáng tin cậy để phán đoán giới tính của đứa trẻ.
Nguyên nhân của hiện tượng nảy mầm hạt là nồng độ estrogen cao trong nước tiểu bà mẹ kích thích sự tăng trưởng của lúa mì và lúa mạch. Liệu rằng điều này có phải do các bác sĩ Ai Cập cổ đại đã có hiểu biết về hormone trong nước tiểu? Nhà nghiên cứu Sofie Schidt phủ nhận điều này. Bà cho rằng họ phán đoán thông qua các lần thử nghiệm.
Châu Âu thế kỷ 16 lại nhận biết người mang thai qua màu sắc của nước tiểu. Cụ thể, nước tiểu của phụ nữ mang thai có màu vàng nhạt đến trắng đục. Đến thế kỷ XIX, y học bắt đầu chú ý đến dấu hiệu ốm nghén của phụ nữ để xác định tình trạng mang thai hay không.
Năm 1836, lần đầu tiên dấu hiệu mang thai được quan tâm đến và do một bác sĩ người Pháp đặt vấn đề. Trong khoảng 6-8 tuần đầu thai kỳ, âm đạo có thể mang màu xanh đậm hoặc tím đỏ. Nguyên nhân là sự tăng lưu lượng máu đến bộ phận này.
Năm 1886, trong cuộc họp của Hiệp hội Phụ khoa Mỹ, bác sĩ James Read Chadwick công bố cách nhận biết người mang thai qua màu sắc của vùng kín. Sau đó, nó được gọi là dấu hiệu của Chadwick.
Thiên Nhan
Rau trồng ngoài không gian có vị thế nào? Trong tương lai không xa, các nhà du hành vũ trụ hoàn toàn có thể tự trồng rau xanh ngoài không gian để thay thế thực phẩm từ Trái Đất. Ảnh: NASA Theo nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học thực vật tại Cơ quan hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 6/3, rau diếp đỏ trồng thử nghiệm trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Mở cốp xe máy, người phụ nữ sốc nặng khi thấy thứ đáng sợ

Chật vật cảnh vợ chồng già U80 nuôi con gái 5 tuổi

Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu

Không phải đà điểu, đây mới là loài chim sở hữu đôi chân dài so với tỷ lệ cơ thể

Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc

'Rồng biển' khổng lồ lộ diện từ lòng suối ở Mississippi

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường

Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ

Học sinh hoảng loạn khi thấy rắn hổ mang chúa bò trên sân trường

Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Khám phá vẻ đẹp và sinh cảnh của các loài sếu trên thế giới
Có thể bạn quan tâm

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong
Tin nổi bật
15:19:42 29/04/2025
HOT: Mỹ nhân Vbiz thông báo mang thai sau khi tái hôn chồng bác sĩ, 1 chi tiết đặc biệt gây chú ý
Sao việt
15:08:44 29/04/2025
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài
Thế giới
15:08:30 29/04/2025
Bạn trai của Jennifer Garner đưa ra tối hậu thư
Sao âu mỹ
15:05:52 29/04/2025
Lừa bán Iphone, Macbook giá rẻ chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng
Pháp luật
15:05:23 29/04/2025
Cô gái từng vạch trần tội ác của Ngô Diệc Phàm "mất tích" bí ẩn
Sao châu á
14:54:52 29/04/2025
Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc
Thế giới số
14:40:31 29/04/2025
Galaxy Z Fold 7 sẽ là điện thoại gập mỏng nhất thế giới
Đồ 2-tek
14:36:05 29/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 32: Đại biết Nguyên thích An
Phim việt
13:50:02 29/04/2025
2 triệu người "nổi da gà" khi xem clip diễu binh kỷ niệm 30/4 đúng 10 năm trước, giọng MC quá truyền cảm
Netizen
13:18:02 29/04/2025