Hạm đội Mỹ muốn mở rộng hoạt động ở Thái Bình Dương
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là Đô đốc Scott Swift cho biết ông muốn Hạm đội Ba của Mỹ mở rộng hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương khi tác chiến chặt chẽ hơn với Hạm đội Bảy hiện đóng tại Nhật Bản.
Reuters dẫn lời ông Swift cho hay, bước đi này nhằm tập trung vào các khu vực &’bất ổn nhất’.
Trong hai bài phát biểu gần đây mà giới truyền thông ít chú ý, Đô đốc Scott Swift đã đặt vấn đề về nhu cầu cho một đường biên giới hành chính chạy dọc đường đổi ngày quốc tế để phân ranh giới các hoạt động cho Hạm đội Bảy tại Tây Thái Bình Dương còn Hạm đội Ba ở mạn phía đông.
Hạm đội Ba của Hải quân Mỹ
Một dấu hiệu sớm cho sự thay đổi về mặt chiến thuật, đó là khi các quan chức Hải quân Mỹ nói rằng Phó Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Ba là Nora Tyson chứ không phải là người đồng nhiệm của bà ở Hạm đội Bảy sẽ đại diện cho Hải quân Mỹ có mặt tại Nhật vào ngày 18/10 tới đây. Đây là sự kiện được hải quân Nhật tổ chức ba năm một lần nhằm biểu dương sức mạnh.
“Bất kỳ sự thay đổi nào cũng không có nghĩa là thay đổi trụ sở hay cầu cảng (của các hạm đội), mà điều này sẽ cho phép hai hạm đội hoạt động cùng nhau ở những &’khu vực bất ổn nhất’” – ông Swift phát biểu hồi đầu tháng 9 tại trụ sở của Hạm đội Bảy ở Yokosuka, Nhật Bản, nhưng không đi sâu vào chi tiết cụ thể.
Những bình luận này của ông Swift đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày có nhiều tham vọng về chủ quyền tại nhiều vùng biển ở Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Các nhà quan sát cho rằng việc kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai hạm đội của Mỹ không nằm trong chiến lược &’xoay trục’ sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, mà theo đó, 60% kho tàng của hải quân Mỹ sẽ triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2020.
Hạm đội Bảy có một nhóm tàu sân bay tấn công triển khai cùng với 80 chiến hạm, 140 máy bay và 40.000 thuỷ thủ.
Hạm đội Ba có hơn 100 tàu chiến, trong đó có bốn tàu sân bay.
Một quan chức hải quân Mỹ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương cho hay việc mở rộng phạm vi hoạt động của Hạm đội Ba nhằm thắt chặt hợp tác hơn nữa giữa các tư lệnh hải quân Mỹ đóng tại Đông Thái Bình Dương và quan chức hải quân Nhật Bản – những người vốn đã làm việc lâu năm với Hạm đội Bảy của Mỹ.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Tư lệnh Mỹ: Bay giám sát trên Biển Đông là bình thường
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho biết, chuyến bay giám sát trên khu vực Biển Đông ngày 18/7 là "hoạt động bình thường".
Theo Reuters, phát biểu trên được Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí vào ngày 20/7 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ông Swift xác nhận mình đã có mặt trên chiếc máy bay P-8 Poseidon trong chuyến bay dài 7 giờ ngày 18/7 khi ông đến thăm Philippines, tuy nhiên ông không tiết lộ thêm chi tiết
Trong một bức ảnh được đăng tải bởi Hạm đội Thái Bình Dương cho thấy hình ông Scott Swift đang đeo tai nghe cùng chiếc microphone và nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift trên chiếc máy bay P-8 Poseidon trong chuyến bay dài 7 giờ ngày 18/7 (ảnh: Hải quân Mỹ/Military Times)
Reuters dẫn lời ông Swift khẳng định, chuyến bay của mình hoàn toàn theo lịch trình tuần tra thông thường.
"Chúng tôi triển khai lực lượng khắp khu vực để cho thấy sự cam kết của Mỹ với vấn đề tự do đi lại", ông Swift nói, và khẳng định chuyến bay giúp mình trực tiếp trải nghiệm những khả năng vận hành mới của máy bay trong hạm đội.
Vị đô đốc khẳng định liên lạc với phía Trung Quốc trên biển "tích cực và đã được thiết lập".
Cho đến nay, Trung Quốc đã hầu như hoàn tất việc xây dựng một đường băng dài 3000m trên một trong những đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép trên Biển Đông.
Washington đã yêu cầu Mỹ ngừng hoạt động bồi lấn và quân sự hóa khu vực tranh chấp, theo đuổi một giải pháp hòa bình theo đúng luật pháp quốc tế.
Bắc Kinh khẳng định những tiền đồn họ xây dựng sẽ phục vụ các mục đích quân sự chưa xác định, cũng như hỗ trợ hoạt động tìm kiếm cứu nạn, giảm trừ thảm họa và đi lại trên biển.
"Có những lực lượng gây bất ổn trong khu vực, và đang gây ra những điều khó lường", ông Swift nói . Ông Swift nhận định thêm rằng: "Và đó là những gì tôi nghe được từ bạn bè trong khu vực khi tôi liên lạc với họ...Sự thiếu ổn định - bất ổn ngày một lớn tại một số quốc gia trong khu vực".
Theo AP, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã hoan nghênh động thái nói trên của Swift. Bộ trưởng Voltaire Gazmin cho biết, việc ông Swift tham gia vào chuyến bay tuần tra trên Biển Đông cho thấy cam kết của Mỹ đối với đồng minh.
"Về mặt quân sự, chúng tôi không có gì để chống lại Trung Quốc", Gazmin nói. "Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu đồng minh trợ giúp".
Trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên tại Manila vào ngày 15/6, Đô đốc Swift nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ đã sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống khẩn cấp nào ở Biển Đông.
Ông Swift cho biết thêm, Mỹ không đứng về phía bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng nước này sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt đồng nhằm đảm bảo sự tự do hàng hải. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không hỗ trợ các biện pháp sử dụng vũ lực./.
Phương Chi Theo Reuters, AP
Theo_VOV
Đô đốc Mỹ nói gì sau khi bay giám sát biển Đông? Ngày 18-7 vừa qua, đô đốc Mỹ Scott Swift đã tham gia một chuyến bay giám sát trên Biển Đông. Theo hãng tin Reuters, ông khẳng định đây là chuyến bay mang tính "thường kì" và nhấn mạnh lập trường của Mỹ ủng hộ quyền tự do di chuyển trong khu vực. Trả lời tại buổi họp báo ở Seoul ngày 20-7, chỉ...