Ham chơi, “tiểu thư” phố núi sa ngã vác bụng “bầu” làm “gái gọi”
Trong số “gái gọi” quán karaoke đêm ấy, tôi bị ám ảnh bởi cô gái mới 18 tuổi. Mang thai đến tháng thứ 6, nhưng cô vẫn “miệt mài” tiếp khách ngày đêm, để kiếm tiền nuôi sống cả hai mẹ con…
Dù tối trời và chỉ loáng thoáng thấy những gương mặt “bự” son phấn dưới ánh đèn cao áp, những cô gái ăn mặc kiệm vải, tóc nhuộm đỏ rực và “lênh khênh” trên những đôi giày cao gót vẫn cúi gằm mặt, vì một nỗi sợ hãi mơ hồ… hay chỉ đơn giản là tránh né để sống với một “ xã hội khác”, chỉ có đàn ông và tiền, để rồi đêm về làm bạn với những giấc ngủ cô đơn và mệt nhoài vì bia rượu?
Những con phố… nóng
Nếu ai sống hay chỉ đơn giản là thường xuyên đi ngang qua những con phố vẫn được xem là điểm nóng về tệ nạn “gái gọi” dịch vụ như: Nguyễn Khang, Nguyễn Ngọc Vũ, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyên Hồng… hẳn sẽ rất chướng tai, gai mắt khi chứng kiến cảnh những chiếc xe không biển kiểm soát, chở tới 4, 5 cô gái ăn mặc hở hang, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, lạng lách trên đường, thậm chí cả trên vỉa hè, bất chấp thời điểm đường phố đông người qua lại hay đêm khuya thưa thớt. Và hẳn là nhiều người sẽ tự hỏi, những cô gái này được chở đến đâu?
Có những “gái gọi” mới tuổi trăng tròn
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, những con phố này tập trung nhiều quán Karaoke, nơi giải trí của nhiều người, sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc đơn giản là nơi “tụ tập anh em sau nhiều ngày không gặp”, như nhiều người vẫn đùa.
Đến quán hát Karaoke ở nông thôn được xem là “xa xỉ”, thì ở thành phố, nó giống như một món ăn tinh thần “bình dân”. Giờ đây, sang hơn một chút thì có thêm “tay vịn”, tức là có “chân dài” ngồi cạnh tiếp rượu, hoặc thi thoảng “hát đôi, hát bè cho vui”…
Cô gái ăn mặc kiệm vải lúng túng khi bị lực lượng công an xử lý hành vi vi phạm
Và từ đó, “nghề” gái gọi dịch vụ hay gọi một cách lịch sự là “tiếp viên dịch vụ” được ra đời. Sở dĩ phải dài dòng nói về nguồn gốc của hoạt động này, cũng chính là để trả lời câu hỏi: Các chân dài sẽ được chở đi đâu?
Đi chơi quên đường về
Video đang HOT
Giữa những “bóng hồng” ngồi la liệt trên vỉa hè sau khi bị lực lượng chức năng truy quét, cô gái mặc chiếc váy quây màu đỏ, tóc búi cao và đôi mắt tô đen đậm, thu mình trong góc, thi thoảng liếc nhanh ra ngoài rồi lại cúi mặt xuống. Ánh mắt cô gái vừa như bất cần, vừa như căm giận. Cô gái có tên Lò Thị H (SN 1995), sinh ra và lớn lên tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Cúi gằm mặt né tránh cái nhìn của người đi đường
Khi tôi tiến đến “hỏi thăm”, cô gái tỏ ra sợ sệt, giọng lí nhí: “Chị đừng đưa hình em lên báo, em xin chị!”. “Em yên tâm, chắc chắn không ai nhìn thấy mặt em đâu”, tôi trấn an cô gái.
Thế rồi cô gái tin tưởng kể: “Em không sợ bị bắt, em chỉ sợ gia đình xấu hổ khi thấy em trên báo…”. Rồi cô tâm sự: “Em sinh ra trong một gia đình gia giáo, bố mẹ em đều làm cơ quan nhà nước. Bác em cũng làm ở Sở GD-ĐT, nên em không muốn vì em mà mọi người bị mang tiếng…”
H kể, từ bé đến lớn, cô là một đứa con rất ngoan và học giỏi, nhưng thấy bạn bè được chơi bời thoải mái thì cảm thấy mình bị bó buộc. Năm 2010, sau khi người cậu mất, gia đình lục đục, H mượn cớ mâu thuẫn gia đình bỏ nhà đi chơi. Trong khoảng thời gian này, H gặp một người con trai và đem lòng yêu mến. Lực học có sa sút đi, nhưng H vẫn đỗ cấp 3. Bố mẹ không còn quan tâm như trước nữa, mà chỉ khi nào H cần thì cho tiền, thế nên, H càng kiếm cớ đi chơi nhiều hơn.
Một đêm lầm lỡ như H, liệu cuộc đời các cô gái này sẽ đi về đâu?
“Em chán lắm, mà đi chơi thì thích hơn đi học và không bị ai quản, nên em càng không muốn về nhà. Thế rồi, sau một lần đi qua đêm, cũng mới mấy tháng thôi chị ạ! Em đã ngủ cùng bạn trai và có thai”.
Cô gái vừa nói, vừa nước mắt lưng tròng, nhìn xuống bụng lùm lùm. Cái thai đã được 6 tháng, mà nhỏ như người ta mang thai 3 tháng, nên ai không để ý kĩ sẽ không nhận ra được.
Lò Thị H giấu mình sau lùm cây, né tránh ánh mắt của người đi đường
Kể về cái thai, H nói: “Em xuống Hà Nội lúc ấy là em đã có bầu 2 tháng rồi chị ạ!”. “Gia đình em có biết em mang thai không?”. Cô gái cúi mặt: “Dạ có, khi em xuống Hà Nội, em có gọi điện về cho bố mẹ. Em biết bố mẹ em đã rất sốc và giận em, nhưng em không muốn giấu”. Thế rồi giọng cô gái nghẹn đi: “Lỗi này là tại em. Em đi chơi mà quên đường về với gia đình”.
Trong giây phúc ấy, bỗng nhiên giọng cô gái đanh lại, mắt nhìn thẳng và nói như khẳng định: “Dù bố mẹ không chấp nhận, em cũng không bỏ cái thai này. Chị ơi… Đứa trẻ không có tội. Tội là ở em, nhưng em sẽ sinh con và chăm sóc nó nên người, dù vất vả, nghèo khổ em cũng chịu, như là cách em đền tội với con”.
Có bao nhiêu cô gái đi theo con đường này sẽ biết ân hận?
Trong câu chuyện, H tuyệt nhiên không nhắc tới người yêu. Khi tôi hỏi chuyện, H mới thỏ thẻ, nhưng ánh mắt thì căm phẫn đầy lửa hận: “Người yêu em sinh năm 87, hiện đang đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Anh ta biết em có thai, nhưng vẫn đồng ý, khi em nói chia tay”. “Tại sao không để anh ta chịu trách nhiệm?”.H cười chua chát và kể về gã người yêu đa nghi, nghe bạn quên tình.
Trong thời gian đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, người yêu của H thường xuyên liên lạc về cho H cũng như một số bạn bè khác. Trong những câu chuyện, số bạn bè này thường xuyên nói xấu H, khiến anh ta trở nên đa nghi và hay chửi bới, dọa dẫm H. “Chị xem, một người đàn ông mà nghe bạn bè xúi bậy, chửi bới người yêu mình, dù biết mình đang mang thai con của hắn, thì có đáng làm thằng đàn ông không?“, giọng H đầy sự căm phẫn.
Cô gái tuy trẻ nhưng suy nghĩ già dặn, có lẽ bởi ý thức về việc chuẩn bị trở thành một người mẹ đã đến gần. Nhưng, với cái bụng như thế này, H làm sao để “tiếp khách”?
(còn tiếp)
An Anh
Theo ANTD
Kỳ 3: Sự thật cay đắng về những mối tình đồng tính tuyệt vọng
Nếu những người dị tính có thể thoải mái bộc lộ tình yêu của mình cho người khác biết thì dường như điều ấy đối với Trung (sinh năm 1989, ở tại Thanh Xuân - Hà Nội) lại quá khó khăn. Nếu em thể hiện tình yêu của mình với người yêu thì chắc chắn em sẽ bị soi mói, chế giễu, miệt thị,... Bởi người yêu của Trung không phải một cô gái mà là một cậu con trai.
Tình yêu giấu kín
Những mâu thuẫn trong tình yêu không thể chia sẻ khiến người đồng tính mệt mỏi, bế tắc (Ảnh minh họa)
Ngay từ những năm 17 tuổi, Trung đã nhận biết được tình cảm của mình hướng về giới tính nào. Trung cảm thấy những điều đó là tự nhiên và em không băn khoăn nhiều về xu hướng của mình. Tuy vậy, sớm trưởng thành do sống tự lập từ sớm nên em hiểu được những khó khăn mà em có thể gặp phải khi yêu khác với số đông trong xã hội. Trung cũng hiểu rõ rằng tình yêu của mình sẽ phải giấu kín, không thể bộc lộ một cách công khai. Nếu không, em sẽ vấp phải sự phản đối của nhiều người.
Nhiều người nghĩ rằng người đồng tính phải có một tình yêu thật khác thường, thật dị biệt, nhưng thật ra tình yêu của những người như Trung cũng giống như những người khác. Trung kể rất nhiều về những mối tình của mình, trong đó có một người mà em rất yêu. Vì yêu cho nên ghen, vì ghen mà xảy ra cãi vã. Trung kể: "Có nhiều lần bọn em cãi vã, đánh nhau, chỉ vì em ghen quá. Người yêu em thì đẹp trai và cũng có công việc ổn định nên nhiều người thích lắm. Mà người yêu em cũng rất cục tính nên thường xảy ra xô xát với em".
Những trận cãi vã diễn ra thường xuyên, thậm chí có những lần Trung bị đánh rất đau, nhưng em vẫn rất yêu người đó. Trung cũng tự hỏi mình tại sao lại yêu người ấy đến thế, dù anh ta cục tính, ngang bướng và vũ phu. Trung tự giải thích rằng vì mình quá lụy tình, vì người ấy cứ mỗi lần cãi vã và đánh nhau xong lại xin lỗi, lại ân hận, và Trung đã quá mù quáng trong tình yêu này. Thế nhưng cãi vã nhiều lần rồi lại hòa thuận, lại yêu nhau say đắm. Rồi lại cãi vã và Trung lại tuyệt vọng, lại khóc trước trang nhật ký dài đằng đẵng và những câu hỏi không bao giờ có câu trả lời.
Tình yêu phải giấu kín ấy khiến Trung không thể tâm sự với ai mỗi khi có chuyện xích mích với người yêu, em chỉ biết giữ cho riêng mình hoặc trút hết vào những trang nhật ký. Bạn bè trong giới của Trung cũng có nhưng Trung không thể chia sẻ quá nhiều với họ.
Còn với người khác, việc Trung là người đồng tính cũng phải giấu kín huống chi là chia sẻ về những chuyện chi tiết như yêu nhau, cãi nhau, chia tay... như thế nào. Trung hiểu rằng nếu em nói cho người khác biết những chuyện ấy, sẽ có những người không tiếp xúc với em nữa, có những người ghê sợ em, xa lánh em, hoặc kỳ thị em bằng lời nói, bằng ánh mắt, hành động,...
Gần như bị cô lập bởi sự kỳ thị, Trung không thể chia sẻ những chuyện dường như rất đỗi bình thường của con người: Được yêu và được thể hiện tình yêu ấy. Không thể đáp ứng nhu cầu chia sẻ, Trung bị ức chế nhiều về tâm lý. "Có những đêm cãi vã và đánh nhau, em tức quá lấy xe chạy lang thang trên đường, em thấy buồn và cô đơn lắm. Những lúc ấy em thường không dám nghĩ đến mẹ hay những người trong gia đình, em sợ mọi người nếu biết chuyện sẽ lo lắng. Em cũng chỉ biết tự trách mình thôi, nhiều lúc không hiểu tại sao em lại chấp nhận để anh ấy làm vậy hết lần này đến lần khác" - Trung chậm rãi kể lại.
Bản thân Trung biết những mối tình trong giới này dù kéo dài đến đâu, 10 năm đi nữa rồi cũng sẽ lụi tàn. Dù có sống chung với nhau rồi cũng sẽ kết thúc. Có lẽ bởi xã hội không công nhận tình yêu đó, pháp luật không cho một cơ sở nào như hôn nhân để tình yêu đó có một nơi bám víu. Trung biết điều ấy nên em luôn muốn khi yêu mình có thể vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất trong thời gian hiện tại. Nhưng tình yêu nào cũng có những hạnh phúc lẫn khổ đau, đau khổ hơn là Trung khó có thể chia sẻ điều đó với ai.
Và rồi mỗi lần chìm trong nỗi buồn, Trung chỉ biết khóc và chịu đựng một mình...
Sự im lặng tuyệt vọng
Sự cô đơn khi không thể nói ra những chuyện làm mình bức xúc, không thể giải tỏa những nỗi buồn và sự đau khổ của mình là một lý do khiến Trung bị stress liên tục, có những giai đoạn em tưởng chừng như đang bị trầm cảm. Thậm chí nhiều lần Trung đã nghĩ đến việc tự sát.
Không biết bao giờ đa số xã hội coi người những hình ảnh như thế này là bình thường?
Sự im lặng của xã hội đôi khi còn đáng sợ hơn lời nói, hơn sự đánh đập. Sự im lặng khiến người đồng tính cảm thấy lẻ loi, cảm thấy đau khổ. Chính sự im lặng của xã hội cũng khiến Trung và rất nhiều người như em bị ức chế tâm lý, thậm chí tự căm ghét chính mình, tự hành xác,... gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của các em.
Bình - một người bạn của Trung còn chia sẻ: "Một người con trai yêu một người con trai khó bộc lộ ngoài đường. Em muốn có người yêu và được bộc lộ ngoài đường như những đôi nam nữ khác". Đó rõ ràng là một nhu cầu hết sức bình thường của một con người, nếu con người ấy biết yêu. Nhưng nhiều người khi biết mong muốn ấy của Bình thì lại ghê sợ và xa lánh em.
Không được hỗ trợ về tâm lý để có thể vượt qua dễ dàng hơn những trở ngại trong tình yêu, hay khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, các thông tin, kiến thức về tình dục an toàn cũng là một mỗi nguy hiểm cho người đồng tính. Các thông số về tỉ lệ trầm cảm, tỉ lệ tự sát, tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs),... đang ở mức báo động.
Nếu được hỗ trợ về tâm lý tốt hơn, được tiếp cận với các dịch vụ y tế và dịch vụ tư vấn tâm lý thì những bi kịch trong thế giới thứ ba có lẽ đã ít xảy ra hơn. Hơn hết, xã hội cần được hiểu đúng, đủ về người đồng tính, chỉ khi đã hiểu đúng về họ và giải quyết được vấn đề về sự kỳ thị thì người đồng tính mới có thể sống thoải mái hơn, an toàn hơn.
Theo ANTD
Kỳ 2: Quá khứ đau thương của chàng trai bị đồng tính Năm 15 tuổi, Huy (hiện ở Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội) nhận ra mình chỉ có tình cảm với người cùng giới. Không thể chia sẻ với ai những điều mình giấu kín, Huy cầm dao lam rạch những vết sâu vào lòng bàn tay, 2 vết ngang, 2 vết dọc. Những điều luôn giấu kín Năm 15 tuổi, Huy...