Hai xe tông nhau trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai, một người tử vong
Sáng nay (1/9), một vụ tai nạn giao thông giữa hai xe tải xảy ra trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn qua huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái khiến một người tử vong.
Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai hôm nay cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 4h50 sáng nay tại Km 113 150, đoạn qua xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.
Xe tải BKS 88C-135.28 do anh Nguyễn Văn Cường (SN 1988, trú xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) lái va chạm với xe tải BKS 19C-111.79 do anh Vũ Anh Dân (SN 1988, trú tại xã Điêu Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) điều khiển chạy cùng hướng Nội Bài – Lào Cai.
Vụ va chạm khiến đầu xe tải của anh Cường nát vụn, anh Cường tử vong tại chỗ.
Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc và phân làn giao thông.
Lắp camera giám sát, có giảm CSGT ra đường?
Đó là vấn đề được nhiều người quan tâm sau khi Cục CSGT tiến hành lắp đặt camera giám sát trên hai tuyến cao tốc.
Cán bộ Cục CSGT (Bộ Công an) giám sát các phương tiện qua hình ảnh camera trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Cục CSGT tiến hành lắp đặt 110 camera giám sát trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và hàng chục camera giám sát trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Hệ thống này được thuyết minh là có thể phân tích, đánh giá lượng phương tiện hoạt động trên tuyến, tích hợp dữ liệu các loại xe, xác định được nhiều lỗi vi phạm.
Video đang HOT
Nâng cao ý thức chấp hành của tài xế
Cuối tháng 6 vừa qua, Cục CSGT đã tiến hành lắp đặt hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự ATGT trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi gồm 10 camera IP quan sát ngày, đêm quay quét 360 độ; 17 máy đo tốc độ ghi hình đa làn giám sát ngày, đêm; 16 camera nhận dạng biển số; 35 camera IP giám sát phát hiện, ghi hình vi phạm; 8 máy tính bảng cầm tay cho tổ tuần tra trên tuyến.
Tuy nhiên, theo Thiếu tá Phạm Trần Quân, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 5, Phòng 8 (Cục CSGT, Bộ Công an), do hiện nay hệ thống vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa chính thức đi vào hoạt động nên chưa đánh giá được hiệu quả, cũng như những khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, một khi hệ thống được vận hành, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác cho lực lượng CSGT trên tuyến.
Tương tự, 110 camera giám sát cũng được Cục CSGT lắp đặt tại 87 điểm trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Một chỉ huy Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1, Cục CSGT thông tin, đến thời điểm hiện tại hệ thống vẫn đang trong quá trình chạy thử.
"Khi một phương tiện vi phạm bị camera phát hiện, dữ liệu sẽ được truyền ngay tới trạm thu phí gần nhất. Khi xe này tới trạm, lập tức đèn thu phí sẽ báo lỗi, CSGT với dữ liệu vi phạm chi tiết sẽ ra mời tài xế vào làm việc", vị này nói và cho biết, ngoài việc xử phạt vi phạm, hệ thống camera giám sát còn có chức năng phân tích, đánh giá dữ liệu, tự động phát hiện các xe sử dụng biển số giả, các xe gây tai nạn bỏ chạy, xe quá niên hạn sử dụng, xe mất cắp...
Trao đổi với PV Báo Giao thông, Đại tá Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT cho rằng, việc áp dụng công nghệ lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông vừa có hiệu quả trong xử lí vi phạm, hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sỹ, vừa có tác dụng răn đe, giáo dục cao. "Hình thức này tác động đến tâm lý người tham gia giao thông, giúp họ tự giác chấp hành nghiêm Luật GTĐB hơn khi biết mình có thể bị phát hiện và xử lý bất cứ lúc nào nếu vi phạm", Đại tá Trung nói.
Có giảm được CSGT ra đường?
Trên thực tế, hiện ở nhiều đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng... đã sử dụng hệ thống giám sát giao thông thông minh trong điều hành, tổ chức giao thông, xử phạt vi phạm, đảm bảo an ninh trật tự.
Tại Đà Nẵng, hệ thống camera phạt nguội được thành phố nhân rộng ra các nút giao trọng điểm trên địa bàn thời gian qua. Thống kê, 6 tháng đầu năm 2020, qua hệ thống này, ngành chức năng phát hiện, gửi thông báo 4.835 trường hợp vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính 5.132 trường hợp (trong đó có những trường hợp đã gửi thông báo từ năm 2019), chuyển Kho bạc Nhà nước gần 7,8 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe có thời hạn 932 trường hợp.
Đại tá Phan Ngọc Truyền, Trường phòng CSGT (Công an TP Đà Nẵng) cho biết, hệ thống camera giám sát giao thông trên địa bàn thời gian qua mang lại hiệu quả thiết thực, vừa giảm áp lực công việc cho lực lượng CSGT, vừa giúp xử lý nhanh, kịp thời các vi phạm. Khẳng định việc nhân rộng áp dụng hệ thống camera giám sát giao thông là xu thế tất yếu, thể hiện hình ảnh của xã hội văn minh, Đại tá Truyền cũng cho rằng, việc này cũng sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ chiến sĩ khi thi hành nhiệm vụ.
Đề cập đến việc hệ thống camera giám sát có giúp giảm được số lượng CSGT phải trực tiếp ra đường làm nhiệm vụ hay không, Đại tá Truyền cho rằng, dù có tác dụng lớn, song hệ thống camera giám sát giao thông không thể thay thế được nhiệm vụ, vai trò của lực lượng CSGT. "Bởi vì, ngoài nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT, xử lý vi phạm giao thông, thì lực lượng CSGT còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ chính trị, hoạt động chuyên trách khác", Đại tá Phan Ngọc Truyền bày tỏ.
Thiếu tá Phạm Trần Quân cũng cho rằng, hệ thống camera giám sát, theo dõi trên tuyến không thể thay thế vai trò, nhiệm vụ của CSGT. Hàng ngày, hàng giờ, lực lượng CSGT vẫn luôn có mặt để tuần tra kiểm soát, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, các tình huống giao thông xảy ra trên tuyến.
Cùng quan điểm, Thiếu tá Đào Việt Long, Phó trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho rằng, với những tuyến đường đã lắp đặt camera giám sát, lực lượng CSGT sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để bố trí lực lượng phù hợp. Những điểm có bố trí CSGT sẽ chỉ là những chốt trọng điểm, cung đường hay xảy ra TNGT.
Tuy nhiên, với những vi phạm như ma tuý, nồng độ cồn, chở quá tải, quá số người... đều cần sự phát hiện bằng mắt thường của CSGT. Chưa kể, trong thực tế, có tình trạng lái xe ô tô đối phó với camera như tự ý che biển kiểm soát, gây khó khăn trong việc nhận diện và xác minh biển số.
"Camera giám sát giao thông chưa thể thay thế được con người trong bối cảnh giao thông và ý thức tham gia giao thông hiện nay ở Việt Nam", Thiếu tá Long khẳng định.
Xu hướng tương lai
Dù chưa thể thay thế con người và chỉ có thể giúp CSGT giảm bớt việc ở thời điểm hiện tại, song theo Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên cán bộ Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội), đây sẽ là xu thế trong tương lai, giống như các nước phát triển đang áp dụng. Khi hệ thống camera giám sát giao thông phủ kín các tuyến đường thì lực lượng CSGT sẽ giảm được nhiều nhân lực. Và đặc biệt, sẽ ngăn chặn hiệu quả được hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu của lực lượng thực thi công vụ, cũng như tình trạng nể nang, nhân nhượng, xin xỏ bỏ qua vi phạm...
"Liên quan đến các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đang triển khai, trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Vụ Đối tác công - tư (PPP - Bộ GTVT) cho biết, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sẽ được đầu tư, lắp đặt ngay hệ thống giao thông thông minh (ITS) trong công tác quản lý, vận hành khai thác. "Các dự án này sẽ được đầu tư hệ thống ITS đồng nhất theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay", đại diện Vụ PPP chia sẻ."
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN, trong thực tế, nhiều người rất hạn chế về ý thức tham gia giao thông. Có CSGT điều khiển phương tiện thì chấp hành, vắng bóng là vi phạm.
Hệ thống camera giám sát là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho lực lượng CSGT trong việc phát hiện các trường hợp vi phạm và phạt nguội qua hình ảnh. "Hình thức này cũng sẽ giảm thiểu việc CSGT phải căng mình tuần tra, kiểm soát như hiện nay.
Bên cạnh đó, camera giám sát nếu được lắp đồng bộ, còn hỗ trợ CSGT tránh phải tiếp xúc trực tiếp với người vi phạm, từ đó tăng tính minh bạch, giảm bớt các vụ chống người thi hành công vụ", ông Quyền nói.
Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) - thành viên ban soạn thảo Luật GTĐB sửa đổi cho biết, việc ứng dụng khoa công nghệ vào xử lý vi phạm giao thông đường bộ thời gian qua còn hạn chế. Hệ thống điều khiển, giám sát giao thông còn thiếu và chưa đồng bộ, thiếu các trung tâm điều khiển, điều hành giao thông, chưa có trung tâm điều khiển xe chạy trên các tuyến đường.
"Điều này dẫn đến các hành vi vi phạm quy tắc giao thông như điều khiển phương tiện không có GPLX; đi không đúng phần đường, làn đường; đi vào cao tốc; chở quá tải còn diễn biến phức tạp", bà Nga cho biết.
Theo bà Nga, nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành chậm được thực hiện; sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tác động to lớn đến lĩnh vực đường bộ, dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý của Luật để điều chỉnh các loại hình, các phương thức vận tải, phương tiện và xử lý vi phạm giao thông.
"Sau quá trình tổng kết Luật, Bộ GTVT nhận thấy bên cạnh việc phát huy các ưu điểm và khắc phục các hạn chế của Luật GTĐB năm 2008 cần sửa đổi, bổ sung các quy định về quy tắc giao thông có tính chất đặc thù như đường cao tốc, cầu vượt biển; các cơ chế huy động nguồn lực xã hội xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; khung pháp lý cho các loại phương tiện mới, phương tiện giao thông thông minh. Đặc biệt, dự thảo Luật sẽ tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, nhất là đối với giao thông thông minh", bà Nga thông tin.
Phát hiện kịp thời các vi phạm
Theo ông Nguyễn Huy Thiêm, Phó trưởng phòng Kỹ thuật, công nghệ (Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) cho biết, hệ thống giao thông thông minh của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được triển khai và ứng dụng ngay từ khi tuyến đường thông xe đưa vào khai thác từ cuối năm 2015. Đến nay, sau gần 5 năm lắp đặt, vận hành, hệ thống vẫn hoạt động tốt và đem lại hiệu quả rất cao trong công tác quản lý, vận hành.
Toàn tuyến được bố trí 58 camera, mỗi camera có tầm bao phủ khoảng 2km, tức là bán kính quan sát mỗi camera khoảng 1km, có thể phóng to 32 lần, khoảng cách trung bình 2km/camera.
Hệ thống camera quay quét kết hợp với các hệ thống phần mềm khác: Đường truyền, lưu trữ... giúp đơn vị quản lý, vận hành tuyến đường theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cũng như phương án xử lý nếu có tai nạn, sự cố xảy ra trên tuyến.
Ông Thiêm cho biết, hệ thống giao thông thông minh đã giúp đơn vị quản lý, vận hành kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, hành vi gây mất ATGT của các chủ phương tiện khi lưu thông trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng như: Dừng, đỗ phương tiện không đúng quy định xe đi ngược chiều, va chạm, cháy nổ...
"Thời gian qua, lưu lượng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tăng cao nhưng số vụ vi phạm giao thông ngày càng giảm, nhất là các hành vi dừng xe, lùi xe, đón trả khách trên tuyến rất ít xảy ra. Hiện nay, gần như chỉ có những chủ phương tiện lần đầu đi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng không biết tuyến có hệ thống giám sát giao thông thông minh mới có các hành vi vi phạm ATGT trên tuyến", ông Thiêm chia sẻ và cho biết, hệ thống camera trên tuyến sẽ quay, chụp được những hình ảnh vi phạm của tài xế và được chuyển trực tiếp cho lực lượng CSGT trên tuyến để xử lý.
"Đối với những xe còn đang lưu thông trên tuyến thì lực lượng CSGT sẽ đón lõng ở các lối ra để xử phạt ngay. Còn trường hợp lực lượng CSGT cần thêm thời gian để xác minh, xử lý thì dữ liệu từ hệ thống camera sẽ được lực lượng CSGT dùng để xử phạt nguội", ông Thiêm nói và nhấn mạnh, các hình ảnh từ camera có đầy đủ thông tin để lực lượng CSGT xác định hành vi vi phạm của chủ xe về các lỗi dừng, đỗ, lùi xe, đi ngược chiều...
23 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày đầu tháng 5 Ngay trong ngày đầu tháng 5, cả nước đã xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông, làm chết 23 người, bị thương 14 người. Hiện trường của vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai xảy ra ngày 1/5. Theo báo cáo của Cục CSGT, Bộ Công an, trong ngày 1/5, cả nước xảy ra 33 vụ...