Hai vợ chồng cùng nhập viện do chuột cắn
Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp đôi vợ chồng (trú tại Hải Dương) cùng nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ, toàn thân gai rét và có vết thương phù nề, sưng tấy và nhiễ.m trùn.g ở bàn tay.
Theo lời kể của người bệnh, khoảng một tuần trước đó, trong lúc 2 vợ chồng cùng đuổi bắt 1 con chuột thì bị cắn vào ngón tay dẫn đến chả.y má.u. Do chủ quan nghĩ đơn giản chỉ cần rửa tay xà phòng và nhỏ dầu gió vào vết thương. Nhưng sau 5 ngày, cả 2 vợ chồng cùng thấy có hiện tượng sốt cao, thậm chí có lúc nằm li bì, mê sảng, toàn thân gai rét, vết chuột cắn sưng tấy, đau nhức.
Vết chuột cắn trên tay cặp vợ chồng bị sưng tấy, phù nề sau khi nhập viện đã dần lành lặn trở lại (Ảnh: BVCC)
Theo dõi 2 ngày ở nhà không thấy đỡ, 2 vợ chồng đi khám ở tuyến huyện, được tiêm phòng uốn ván và chuyển lên Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây, người bệnh được chẩn đoán bị: Sốt do chuột cắn (Sodoku). Sau hơn một tuần điều trị tích cực với phác đồ kháng sinh hiệu quả, các dấu hiệu lâm sàng đã được cải thiện rõ rệt, nên cặp vợ chồng được xuất viện.
PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốt do chuột cắn (Sodoku) là bệnh nhiễ.m trùn.g – nhiễm độc toàn thân do xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus có trong hầu họng của các loài chuột, lây trực tiếp qua vết cắn của chuột. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh từ 3 ngày đến 2 tuần.
Các dấu hiệu của bệnh thường bao gồm sốt cao, ớn lạnh theo từng chu kỳ và tái phát, đau cơ, đau khớp, đau đầu, viêm họng, viêm hạch, nôn mửa, mệt mỏi, thậm chí mê sảng, hôn mê. Trong trường hợp nhiễm độc nặng và không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng: Viêm màng não, viêm gan, viêm màng phổi, viêm cơ tim, viêm khớp, nặng hơn là nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, thậm chí t.ử von.g.
Đặc biệt, tại vết chuột cắn có thể có những tổn thương như sưng tấy, phù nề, nhiều khi xuất hiện phát ban, xuất huyết hoại tử và có hạch viêm phản ứng tại khu vực.
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường, nhiễ.m trùn.g – nhiễm độc do chuột cắn không phải là bệnh thường gặp, tuy nhiên trên thực tế cũng đã ghi nhận không ít trường hợp phải nhập viện và có nhiều biến chứng, diễn biến bệnh phức tạp, đ.e dọ.a đến tính mạng. Do vậy, người dân cần có các biện pháp phòng chống như sau:
- Nhà cửa luôn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng để chuột không có nơi trú ngụ.
- Đồ ăn thức uống luôn được bảo quản cẩn thận, không để vương vãi và để hở, tạo điều kiện cho chuột vào phá hoại.
Video đang HOT
- Diệt chuột và vệ sinh khử khuẩn, xử lý chất thải đúng cách. Không sử dụng nguồn nước và thực phẩm có khả năng nhiễm độc do chuột. Những người nuôi chuột cảnh cũng cần chú ý khi tiếp xúc với chuột và vệ sinh chuồng đúng quy cách.
- Khi bị chuột cắn hoặc cào xước da cần vệ sinh vết thương bằng nước sạch và xà phòng trong 15 phút đầu, sau đó rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng như cồn 90 độ, iodine, betadine… và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Bác sĩ khuyến cáo, tại cơ sở y tế thì người bệnh được đán.h giá nguy cơ phơi nhiễm và có thể tiêm phòng vaccine uốn ván và sử dụng liệu pháp kháng sinh nhóm beta-lactam (uống hoặc tiêm) trong 5 đến 7 ngày. Vì vậy, người bệnh nếu thấy hiện tượng sốt cao, vết thương sưng tấy, nổi hạch,… cần đi đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.
Những tổn thương tiềm ẩn do đi bộ quá nhiều
Mặc dù đi bộ được coi là bài tập tác động thấp, đơn giản, dễ thực hiện nhất nhưng nhiều khi chúng ta vô tình lạm dụng, đi bộ quá nhiều, không đúng cách có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe...
1. Dấu hiệu cảnh báo đi bộ quá nhiều
- Đau nhức ở chân: Cơ bắp làm việc quá sức với biểu hiện mệt mỏi dai dẳng, nặng nề, đau nhức ở chân, bắp chân hay bàn chân... là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng gắng sức khi đi bộ. Tình trạng này còn cho thấy cơ thể không có đủ thời gian phục hồi giữa các lần đi bộ, khiến cơ bắp không được nghỉ ngơi đầy đủ, trở nên kém hiệu quả và dễ bị thương.
- Căng thẳng ở các khớp: Đi bộ trong thời gian dài hoặc đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng có thể gây căng thẳng cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và mắt cá chân. Cơn đau nhói hoặc dai dẳng thường cần được chú ý ở những vùng này, vì cho thể cho thấy các bộ phận này đang hoạt động quá tải.
- Phồng rộp bàn chân: Mặc dù thỉnh thoảng bị phồng rộp hay chai chân là bình thường đối với người đi bộ, nhưng tình trạng phồng rộp và chai chân thường xuyên hoặc tái phát có thể là dấu hiệu của việc đi bộ quá mức hoặc đi giày không phù hợp. Cơn đau có thể dẫn đến tổn thương da nghiêm trọng, dễ bị nhiễ.m trùn.g nếu không được kiểm tra và xử trí thích hợp.
Phồng rộp và chai chân là tình trạng thường gặp khi đi bộ quá nhiều.
- Sưng tấy mắt cá chân: Đi bộ trong thời gian dài, đặc biệt là trên bề mặt cứng, có thể gây tích tụ dịch ở bàn chân và mắt cá chân, dẫn đến sưng tấy. Tình trạng này được gọi là phù nề, dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phải vật lộn để đối phó với nhu cầu thể chất quá mức.
- Đau lưng dai dẳng: Đi bộ quá nhiều có thể làm căng lưng dưới, đặc biệt nếu đi bộ với tư thế không phù hợp hoặc mang vác vật nặng. Đau lưng dai dẳng có thể báo hiệu rằng thói quen đi bộ của bạn cần được điều chỉnh.
- Đau ống chân: Một chấn thương phổ biến do đi bộ nhiều là tình trạng đau âm ỉ phần ống chân do các cơ, gân và mô xương ở cẳng chân phải chịu tác động lặp đi lặp lại quá mức.
- Sợ hãi khi đi bộ: Đi bộ là một hoạt động thú vị, nhưng nếu bạn thấy mình sợ hãi khi đi bộ hàng ngày, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang tập quá sức.
- Tốc độ đi bộ chậm lại: Nếu tốc độ đi bộ chậm lại hoặc bạn cảm thấy ít năng lượng hơn trong quá trình tập luyện, thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn sau các buổi tập trước đó. Tập luyện quá sức làm giảm hiệu suất và có thể dẫn đến mệt mỏi lâu dài.
- Giấc ngủ bị gián đoạn : Mặc dù tập thể dục vừa phải giúp ngủ ngon hơn, nhưng đi bộ quá nhiều đôi khi dẫn đến mất ngủ do cơ thể khó chịu hoặc bị kích thích quá mức.
2. Những tổn thương tiềm ẩn do đi bộ quá nhiều
- Gãy xương do căng thẳng
Căng thẳng lặp đi lặp lại lên xương do đi bộ quá nhiều có thể dẫn đến các vết nứt nhỏ, thường chỉ là rãnh nứt ở phần vỏ xương được gọi là gãy xương do căng thẳng. Những chấn thương này đặc biệt phổ biến ở bàn chân, cẳng chân và thường phải mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng để lành hoàn toàn.
- Hao mòn xương
Bên cạnh đó, tình trạng quá tải các khớp do đi bộ quá nhiều có thể đẩy nhanh quá trình hao mòn, dẫn đến các tình trạng như viêm xương khớp. Nếu không được chăm sóc đúng cách, đau khớp có thể trở thành mạn tính và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động.
Đi bộ chủ yếu tác động đến phần thân dưới nên có thể gây mất cân bằng sức mạnh cơ và tư thế xấu, tăng nguy cơ chấn thương do cơ thân trên yếu hoặc bị bỏ bê.
- Viêm cân gan chân
Ngoài ra, việc sử dụng bàn chân quá mức có thể dẫn đến tình trạng viêm cân gan chân, một dải mô dày chạy dọc theo lòng bàn chân.
Tình trạng này gây đau gót chân dữ dội và có thể khiến việc đi lại trở nên đa.u đớ.n. Căng thẳng liên tục ở gân, đặc biệt là ở gân Achilles hoặc đầu gối, có thể gây viêm gân. Tình trạng này được đặc trưng bởi tình trạng viêm, đau và cứng, khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó chịu.
Đi bộ quá nhiều dễ dẫn đến viêm cân gan chân.
- Ức chế hệ thống miễn dịch
Tập luyện quá sức, bao gồm cả đi bộ quá nhiều, có thể ức chế hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Điều này thường là kết quả của tình trạng mệt mỏi mạn tính và cơ thể không có khả năng phục hồi đúng cách.
- Gây căng thẳng cho tim
Mặc dù đi bộ có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhưng đôi khi việc gắng sức quá mức có thể dẫn đến căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Các triệu chứng như đau ngực, chóng mặt hoặc khó thở không nên bị bỏ qua và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Việc gắng sức quá mức về mặt thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, dẫn đến cảm giác kiệt sức, cáu kỉnh và thiếu động lực. Theo thời gian, sự mệt mỏi về mặt tinh thần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự nhiệt tình đối với hoạt động thể chất.
Hơn nữa, có một nghịch lý xảy ra là đi bộ quá nhiều không có tác dụng giảm cân mà còn làm giảm sức mạnh tổng thể, khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn.
3. Mẹo để tránh đi bộ quá sức và giữ gìn sức khỏe
Xây dựng thói quen đi bộ phù hợp với thể lực rồi mới tăng dần cường độ.
Đi giày vừa vặn để giảm thiểu nguy cơ phồng rộp, chai sạn và căng thẳng khớp.
Dành thời gian phục hồi cơ thể
Chú ý đến các dấu hiệu mệt mỏi, đau hoặc khó chịu.
Giữ tư thế đúng khi đi bộ như cột sống trung tính, giữ vai thư giãn và vung tay tự nhiên.
Khởi động và hạ nhiệt bằng các bài tập kéo giãn.
Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng để giúp phục hồi cơ bắp, duy trì mức năng lượng.
Kết hợp tập luyện sức mạnh, đạp xe hoặc bơi lội để ngăn ngừa mất cân bằng cơ và chấn thương do đi bộ quá mức.
Sử dụng máy đếm bước chân hoặc máy theo dõi sức khỏe để theo dõi số bước chân, đảm bảo bạn không tập quá sức.
Người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu có nên tập thể dục? Người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể tập thể dục không? Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện sẽ làm giảm độ nghiêm trọng các triệu chứng của DVT, bao gồm sưng tấy, khó chịu và ửng đỏ. Các bài tập cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy tràn trề năng lượng hơn. Các cục má.u đông có...