Hai vợ chồng bị ung thư dạ dày cùng lúc: Ba lý do không thể bỏ qua
Tiếp xúc gần gũi, thói quen ăn uống không lành mạnh dễ khiến nhiều người trong cùng một nhà mắc bệnh giống nhau.
Bệnh ung thư có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một cặp vợ chồng Trung Quốc cùng bị ung thư dạ dày khiến mọi người xung quanh thắc mắc.
Ngoài những yếu tố chung dẫn tới ung thư như môi trường ô nhiễm, di truyền, vấn đề ở dạ dày liên quan rất nhiều tới chế độ ăn. Hai vợ chồng thường ăn chung, tiếp xúc gần nên nguy cơ mắc bệnh tương tự nhau khá cao. Các bác sĩ đưa ra ba lý do chính dẫn tới tình trạng của cặp đôi trên:
1. Nhiễm vi khuẩn HP
Tiếp xúc gần gũi khiến vi khuẩn HP dễ lây lan. Ảnh minh họa: Zee News
Vi khuẩn HP là một trong những yếu tố được xác định gây ra ung thư dạ dày. Loại vi khuẩn này chủ yếu lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc với nước bọt. Bởi vậy, khi bạn ăn chung với người bị bệnh, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Hai vợ chồng chắc chắn sẽ có quan hệ tiếp xúc gần gũi, thường xuyên ăn cùng. Người châu Á nói chung, người Trung Quốc nói riêng, dùng đũa của mình để gắp thức ăn chung. Bởi vậy, vi khuẩn HP có cơ hội cao để lây lan trong phạm vi gia đình.
Người nhiễm HP sẽ bị những vấn đề trong đường tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, nôn mửa, dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí ung thư.
2. Ăn quá nhiều đồ muối chua
Video đang HOT
Đồ muối chua giúp bạn ăn cơm ngon hơn nhưng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Ảnh minh họa: Cooking Light
Nhiều người nội trợ thích tự làm kim chi hoặc muối dưa. Các món ăn giá rẻ này có vị chua kích thích vị giác, giúp mọi người ăn cơm ngon hơn. Tuy nhiên, những thực phẩm chế biến lâu ngày tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Trong đồ muối chua có rất muối gây ra các bệnh liên quan tới dạ dày. Ngoài ra, chất nitrat trong dưa còn có thể biến thành nitrosamine dưới tác động của vi khuẩn trong dạ dày, tổn hại cho cơ quan này.
Bởi vậy, sử dụng lâu dài những thực phẩm muối chua sẽ tăng nguy cơ các bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
3. Ăn uống thất thường
Thói quen dùng đũa riêng gắp vào đồ ăn chung dễ lây bệnh. Ảnh minh họa: NPR
Trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, mọi người thường khó có chế độ ăn uống ổn định khi bận rộn với công việc. Khi dạ dày thường xuyên phải chịu đựng sự đối xử không tử tế, bệnh tật sẽ dễ dàng kéo đến.
Ngoài ra, thực phẩm hết hạn hoặc bị hỏng, dụng cụ nhà bếp không được vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Thớt, dao, bàn bếp, đồ đựng gia vị… có thể tiềm ẩn ẩm mốc gây nhiễm khuẩn cho đồ ăn.
Nếu một người trong gia đình mắc ung thư dạ dày, những thành viên khác cũng cần đi tầm soát sớm để kịp thời chữa trị nếu cần. Ngoài ra, trong các bữa ăn chung, nên có thìa đũa riêng để gắp các đĩa đựng đồ chung.
Vì sao ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?
Người Việt đang sử dụng gấp đôi lượng muối khuyến cáo. Chế độ ăn nhiều muối của người lớn, đặc biệt là người già có thể gây một số nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là ung thư dạ dày.
GS.TS Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, tuy nhiên các chuyên gia cũng chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân cụ thể, chỉ tìm ra yếu tố thuận lợi để phát triển căn bệnh này.
Trong đó khoảng 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori); 10% ung thư dạ dày do di truyền khi người thân trong gia đình mắc bệnh...
Khoa học cũng đã chỉ ra được mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần ăn và sự gia tăng vi khuẩn HP cũng như làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo 1 nghiên cứu trên 270.000 người cho thấy những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày.
Vì sao ăn nhiều muối lại có nguy cơ bị ung thư dạ dày?
"Ăn nhiều muối sẽ làm cho vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn. Vi khuẩn HP, nhất là loại vi khuẩn mang gen CagA có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày", GS Long cho biết.
GS Long giải thích thêm, vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh sống được ở trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày con người. Vi khuẩn này có đến 200 loại khác nhau, không phải loại nào cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cho người nhiễm. Thực tế, chỉ có những loại vi khuẩn mang gen CagA mới gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
Vi khuẩn này khi kết hợp với muối gây ra hiện tượng đứt gãy các AND của tế bào niêm mạc dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm loét, dị sản, loạn sản niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Tuy nhiên, vi khuẩn HP khi xâm nhập và tấn công vào dạ dày người thường không lập tức gây ra những cơn đau ngay lập tức mà theo thời gian, quá trình phá hủy niêm mạc dạ dày sẽ kéo dài trong nhiều năm liền. Do đó, nếu không có chế độ thăm khám định kỳ, rất có thể nhiều người đã bỏ qua "giai đoạn vàng tầm soát" để ngăn chặn những biến chứng bệnh lý nguy hiểm.
Sử dụng muối như thế nào là phù hợp?
Thông thường, trong thành phần các đồ ăn thức uống, hoa quả hàng ngày đều có chứa một hàm lượng muối nhất định. Do đó, theo GS.Long, nếu bổ sung thêm muối, ngưỡng cho phép nên là như sau:
- Người lớn không quá 6g/1 ngày;
- Trẻ em dưới 1 tuổi không sử dụng muối;
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: không quá 2g muối/1 ngày;
- Trẻ em từ 3-4 tuổi: không quá 3g muối/1 ngày,
- Trẻ em trên 11 tuổi có thể sử dụng như người lớn.
GS Long cũng khuyến cáo người có dấu hiệu, biểu hiện triệu chứng đau dạ dày cần đi khám, nội soi để phát hiện, điều trị bệnh.
Hiện nay có nhiều phương pháp nội soi phóng đại kết hợp nhuộm màu hình ảnh bằng công nghệ hiện đại nhất cho phép quan sát cấu trúc vi mạch và bề mặt tổn thương rõ ràng mà nội soi thường với ánh sáng trắng không thể có được, qua đó phát hiện sớm tổn thương, dấu hiệu ung thư dạ dày.
Dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo sớm ung thư dạ dày Ung thư da day la môt trong nhưng bênh ly ung thư tiêu hoa thương găp va con sô măc ung thư da day hang năm trên thê giơi co xu hương gia tăng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng ban đầu, phương pháp phòng ngừa và điều trị căn bệnh này với TS.BS Phạm Văn...