Hải Vân quan được cứu sau hàng chục năm hoang phế
Giám đốc hai sở Văn hóa Thể thao TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất các giải pháp để bảo vệ Hải Vân quan, sau 20 năm hoang phế vì chồng lấn địa giới.
Chiều 24/4, lần đầu tiên lãnh đạo ngành văn hóa của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cùng lên đỉnh Hải Vân quan để bàn cách cứu di tích đang bịhoang phế suốt thời gian dài. Cuộc họp diễn ra ngay bên quán nước nhỏ của người dân buôn bán trên đỉnh đèo.
Buổi làm việc được nhiều người mong chờ, diễn ra trong bối cảnh 10 ngày trước, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký quyết định công nhận Hải Vân quan (nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) là di tích cấp quốc gia.
Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa Thừa Thiên Huế thừa nhận thời gian qua đã thiếu quản lý với Hải Vân quan. 20 năm trước, khi đang còn công tác tại Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, chính ông đã làm một bộ hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, nhưng hai địa phương không thống nhất được, dẫn đến suốt một thời gian dài Hải Vân quan bị bỏ quên.
Việc cần làm ngay lúc này, theo ông Dũng là ngành văn hóa hai địa phương phải tham mưu cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng chỉ đạo công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích theo hồ sơ khoa học; dựng biển giới thiệu về di tích (tiếng Việt và tiếng Anh) và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích; ban hành quyết định phân cấp quản lý di tích.
Hải Vân quan đang bị xuống cấp, nhếch nhác du di tích này thu hút rất đông du khách. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhìn vào thực trạng nhếch nhác của Hải Vân quan, ông Dũng đề xuất xin ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu để di dời, loại bỏ các bộ phận hạng mục công trình không liên quan đến các yếu tố gốc của di tích, như vọng gác phía trên cổng Hải Vân quan, các lô cốt xây trên đất di tích hay những nền móng công trình xây dựng dân sinh đã bị phá dỡ… Trước khi tôn tạo hay xây dựng bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng, Sở Tài nguyên Môi trường hai địa phương cần thu hồi đất lâm nghiệp để cấp quyền sử dụng đất mới.
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Văn Hùng thống nhất với những đề xuất của phía Huế. Ông nói, di tích lịch sử quốc gia thì Huế và Đà Nẵng đều có rất nhiều, riêng Đà Nẵng là hơn 20, nhưng Hải Vân quan là di tích quốc gia đặc biệt, nằm chính giữa ở hai địa phương. Do ranh giới chưa được xác định rõ ràng nên kéo dài đến nay mới làm hồ sơ công nhận.
Video đang HOT
Trải qua nhiều cuộc họp, lúc ở Đà Nẵng, khi ở Huế, thậm chí ra tận Hà Nội, hai địa phương mới thống nhất một bộ hồ sơ trình Bộ trưởng Văn hóa ký. “Đây là di tích thể hiện sự phối hợp, gắn kết của hai địa phương và có thể xem là biểu tượng của tình đoàn kết, nên cần tập trung để làm”, ông Hùng nói và đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường hai địa phương giúp việc cắm mốc khoanh vùng bảo vệ.
Theo ông Hùng, qua 2 cuộc chiến tranh nên nguyên trạng Hải Vân quan không còn. Có nhiều công trình và lô cốt chồng lên di tích, nên về lâu dài bằng mọi cách trả lại nguyên trạng. Những công trình không phù hợp trên đất hai địa phương quản lý thì tháo dỡ, còn nằm trên đất quốc phòng thì làm văn bản đề nghị Quân khu 4 và Quân khu 5 cho phép giải tỏa.
Lần đầu tiên lãnh đạo ngành văn hóa hai địa phương cùng khảo sát thực tế Hải Vân quan. Ảnh: Nguyễn Đông.
“Chúng ta cần lập quy hoạch tổng thể và chi tiết để tu bổ Hải Vân quan. Hiện nay ở một số nơi khi trùng tu dư luận hoan nghênh và đánh giá cao, nhưng cũng có di tích làm xong thì bị méo mó, biến dạng nên bị phản ứng. Sau này khi Huế và Đà Nẵng tu bổ Hải Vân quan sẽ mời các nhà nghiên cứu cho ý kiến, đồng thời nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi làm”, ông Hùng nói.
Ông đề xuất những cuộc gặp tiếp theo để xây dựng cơ chế phối hợp dựa trên Luật di sản văn hóa, và “mỗi Sở cử ra một nhóm chuyên viên phối hợp xây dựng cơ chế quản lý”. Đồng thuận ý tưởng này, ông Dũng nói nhóm chuyên viên của hai sở sẽ được lập thành một tổ và tuyệt đối khi làm việc không được phân biệt, đùn đẩy giới hạn thuộc Huế hay Đà Nẵng.
“Không thể phân biệt khu vực thuộc bên này, hay bên kia mà đề buông lỏng quản lý. Chúng ta cần rút kinh nghiệm vì vừa qua có bài học Hoành Sơn quan giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình, cả hai địa phương cùng công nhận di tích và cuối cùng cả hai bên đều thả tay, hoặc ở một số nơi khác”, ông Dũng nói.
Ông Huỳnh Hùng (bía trái) và ông Phan Tiến Dũng bắt tay để cùng bảo vệ Hải Vân quan. Ảnh: Nguyễn Đông.
Về góc độ phát triển du lịch ở Hải Vân quan, do hai địa phương đã tách Sở Du lịch, nên ông Hùng đề nghị ngành du lịch tuyệt đối không được bất chấp làm du lịch mà không đi đôi với bảo vệ, bảo tồn di tích. “Nhất cử nhất động gì ở Hải Vân quan phải có sự thống nhất của hai địa phương, trên tinh thần Luật di sản văn hóa. Làm sao để đây là di tích văn hóa có giá trị và từ giá trị đó sẽ thu hút khách du lịch”, ông nhấn mạnh.
Kết thúc buổi làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa Huế và Đà Nẵng cùng đi khảo sát Hải Vân quan. Hai bên thống nhất sẽ cho tháo dỡ một số hạng mục đang làm nhếch nhác di tích này, như hàng rào tạm bợ, bảng cấm bán hàng rong, tấm biển chỉ dẫn đường cứu hộ bằng bê tông vốn hết tác dụng và che khuất Thiên hạ đệ nhất hùng quan, làm lại lối đi bằng gạch…
Trước lúc ra về, hai lãnh đạo vốn từng học chung một lớp đứng bắt tay nhau ngay dưới cổng Hải Vân quan. “Chúng tôi chờ đợi cái bắt tay này từ rất lâu rồi”, ông Hùng nói trong tiếng vỗ tay của các sở, ngành của Huế và Đà Nẵng.
Hai Vân quan đươc xây dưng ở độ cao 490m so với mực nước biển, vao năm Minh Mang thư 7 (1826). Đây là công trình cưa ngo trên con đương thiên ly Băc Nam để kiểm soát tàu bè vào ra ở vịnh Đà Nẵng, và là cụm bố phòng quân sự với hệ thống thành lũy, pháo đài thần công
Nguyễn Đông
Theo VNE
Đà Nẵng: Tháo dỡ hơn 80% "biệt phủ" không phép của đại gia vàng trên núi Hải Vân
Theo UBND TP Đà Nẵng, hiện khu biệt phủ do "đại gia vàng" Ngô Văn Quang xây dựng không phép trên núi Hải Vân đã tháo dỡ hơn 80%. Gia đình cam kết sẽ tháo dỡ ngay các hạng mục còn lại khi ông Quang khỏi bệnh và tìm được địa điểm di chuyển!
Như Infonet đã đưa tin, UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản 213/BC-UBND báo cáo kết quả thực hiện các thông báo kết luận của Thường trực HĐND TP tại các phiên họp thường kỳ hàng tháng và các phiên họp giải trình trong năm 2016 nhằm phục vụ cho kỳ họp thứ 3 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/12.
Khu nhà rường gỗ trong khu biệt phủ xây dựng không phép trên núi Hải Vân...
Báo cáo này cho hay, thực hiện chỉ đạo của Thường trực HĐND TP Đà Nẵng về việc đôn đốc và xác định thời hạn cuối cùng đối với việc tháo dỡ dứt điểm công trình xây dựng không phép của "đại gia vàng" Ngô Văn Quang trên núi Hải Vân (Infonet đã đưa tin), UBND quận Liên Chiểu đã mời đại diện lãnh đạo Văn phòng và Ban Pháp chế HĐND TP, Ban Nội chính Thành ủy, Ủy ban MTTQVN TP và các ban, ngành liên quan tiến hành kiểm tra thực tế.
Qua đó cho thấy, gia đình ông Ngô Văn Quang đã chấp hành việc tự nguyện tháo dỡ các công trình vi phạm và đến nay đã tháo dỡ được hơn 80%. Do khối lượng tài sản lớn, cần chỗ cất giữ trong khi tìm địa điểm mới để di dời nên gia đình ông Quang đề nghị giữ lại 02 công trình chưa tháo dỡ để chứa đồ.
và khu nhà gạch, mái lợp ngói hiện vẫn chưa tháo dỡ (Ảnh: HC)
Hai công trình này bao gồm nhà rường gỗ, mái lớp ngói (hiện để tạm chuyển bàn thờ gia tiên của gia đình ông); nhà xây gạch, mái lợp ngói (tận dụng tạm thời để chất và bảo quản tài sản trong quá trình tháo dỡ). Theo báo cáo 213/BC-UBND của UBND TP Đà Nẵng, gia đình cam kết sẽ tháo dỡ ngay các công trình này khi ông Quang khỏi bệnh và tìm được địa điểm di chuyển.
Căn cứ tình hình thực tế nêu trên, cũng như căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, UBND quận Liên Chiểu xét thấy không có cơ sở để tổ chức cưỡng chế. Do vậy, quận Liên Chiểu sẽ tiếp tục cử cán bộ theo dõi, hỗ trợ, đôn đốc và giám sát gia đình ông Quang tháo dỡ các hang mục còn lại trong thời gian sớm nhất.
Theo báo cáo 213/BC-UBND của UBND TP Đà Nẵng thì Thường trực HĐND TP cũng đã thống nhất giao HĐND quận Liên Chiểu thực hiện việc giám sát, đôn đốc UBND quận Liên Chiểu triển khai thực hiện theo đúng thẩm quyền của quận.
(Theo Infonet)
Xe bồn lao xuống vực sâu, tài xế tử nạn Sáng ngày 17/11, tại đèo Hải Vân (thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 2 người thương vong. Vào khoảng 7h30 sáng ngày 17/11, xe bồn chở nhựa đường mang biển số 43C-078.51 thuộc Công ty Petrolimex khu vực V, Đà Nẵng do ông...