Hai ứng dụng phổ biến của Google âm thầm theo dõi hơn 1 tỷ người dùng?
Nghiên cứu của một giáo sư khoa học máy tính chỉ ra các ứng dụng nhắn tin, gọi điện mặc định trên Android thu thập tin nhắn, lịch sử cuộc gọi rồi gửi về cho Google mà người dùng không hề hay biết.
Giáo sư khoa học máy tính Douglas Leith của Trường Cao đẳng Trinity vừa công bố nghiên cứu “Ứng dụng nhắn tin và gọi điện Google gửi dữ liệu gì về Google”. Theo đó, hai ứng dụng nhắn tin (Messages) và gọi điện (Dialer) của Google đã gửi dữ liệu liên lạc của người dùng về dịch vụ logger Google Play Services Clearcut và dịch vụ phân tích Google Firebase Analytics.
Nghiên cứu chỉ ra, dữ liệu gửi từ Google Messages chứa hàm băm của tin nhắn văn bản, cho phép liên kết người gửi và người nhận trong một cuộc trao đổi tin nhắn. Dữ liệu gửi từ Google Dialer bao gồm thời điểm và thời lượng cuộc gọi, cũng cho phép liên kết người nghe và người gọi trong một cuộc điện thoại. Số điện thoại được gửi tới Google.
Ngoài ra, Google cũng nhận được thời điểm và thời gian người dùng tương tác với hai ứng dụng này. Google không cho người dùng cách thoát khỏi bị thu thập dữ liệu.
Video đang HOT
Google Messages (com.google.android.apps.messaging) được cài đặt trên hơn 1 tỷ thiết bị Android. Nó tải sẵn trên nhiều smartphone của Huawei, Samsung, Xiaomi. Google Dialer (Phone bay Google, com.google.android.dialer) có phạm vi tiếp cận tương tự.
Theo tác giả nghiên cứu, các phiên bản cài sẵn của ứng dụng không có chính sách quyền riêng tư cụ thể, giải thích dữ liệu mà chúng thu thập, điều mà Google đòi hỏi ở các nhà phát triển bên thứ ba. Cả hai đều dẫn liên kết đến chính sách bảo mật người dùng của Google nhưng không áp dụng riêng cho ứng dụng và về cở bản cũng không rõ ràng với người được cài đặt sẵn.
Từ ứng dụng Messages, Google đã lấy nội dung tin nhắn và dấu thời gian (timestamp), tạo hàm băm SHA256 rồi chuyển một phần của hàm băm cho logger Clearcut và Firebase Analytics của Google. Rất khó đảo ngược hàm băm, song trong các trường hợp tin nhắn ngắn, ông Leith tin rằng có thể phục hồi một số nội dung tin nhắn.
Google Play Services tiết lộ một số dữ liệu có thể thu thập vì mục đích bảo mật và đề phòng lừa đảo nhằm duy trì API Google Play Services và các dịch vụ cốt lõi, cũng như dùng cho các dịch vụ khác như bookmark hay đồng bộ danh bạ. Tuy nhiên, nó không làm rõ hay giải thích việc thu thập nội dung tin nhắn, hay người nghe – gọi. “Rất ít chi tiết về dữ liệu thực sự bị thu thập”, báo cáo có đoạn.
Bản thân ông Leith cũng bất ngờ vì các ứng dụng Google lại thu thập dữ liệu này. Ông đã trình bày phát hiện với Google từ tháng 11/2021 và thảo luận với Giám đốc kỹ thuật Google Messages để thay đổi.
Ông đề xuất 9 điểm cần thay đổi và Google đã hoặc lên kế hoạch thực hiện 6 điểm, trong đó có ngừng thu thập số điện thoại người gửi và hàm băm của tin nhắn đến/đi trong Google Messages. Google xác nhận với The Register nội dung của báo cáo hoàn toàn chính xác.
Theo ông Leith, còn hai vấn đề lớn hơn liên quan tới Google Play Services, vốn cài đặt trên hầu hết các điện thoại Android bên ngoài Trung Quốc. Đầu tiên là dữ liệu logging gửi từ Google Play Services gắn với Google Android ID, thường liên kết với danh tính thực của một người dùng, vì thế, dữ liệu đó không ẩn danh. Điều thứ hai là chúng ta biết rất ít về dữ liệu nào được gửi từ Google Play Services và nhằm mục đích gì. Nghiên cứu của ông có thể chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.
Quên kiểm tra email, Telegram bị Brazil cấm cửa
Thật may lệnh cấm này đã được gỡ bỏ chỉ sau 2 ngày.
Mọi người dường như không còn thời gian kiểm tra hay đọc email nữa khi trong hòm thư nhiều người có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn email chưa đọc. Nếu một email quan trọng bị bỏ sót, không chỉ một cá nhân nào đó mà có thể cả công ty bị ảnh hưởng. Đó là điều vừa xảy ra gần đây với ứng dụng nhắn tin Telegram tại Brazil.
Thứ 6 tuần trước, thẩm phán tối cao của Brazil, Alexandre de Moraes đã yêu cầu Apple và Google giúp chặn ứng dụng Telegram tại nước này với các cáo buộc phát tán tin giả. Nhưng trong tuyên bố mới của nhà sáng lập kiêm CEO Telegram, Pavel Durov đã giải thích nguồn cơn cho lệnh cấm này.
Theo ông Durov, lệnh cấm này là vì công ty đã không phản hồi lại một yêu cầu của tòa án nhằm gỡ bỏ một tài khoản. Nhưng theo ông Durov, công ty đã quyết định sử dụng một email dành riêng cho những yêu cầu như thế này - nhưng có lẽ tòa án đã không biết đến điều này và lại gửi yêu cầu đến địa chỉ email chung. Do vậy Telegram đã bỏ qua, không nhận được email này và cuối cùng phải nhận lệnh cấm vì bị xem như coi thường tòa án. Tuyên bố cũng cho biết, hiện công ty đã tìm thấy email nói trên và đang cố gắng khắc phục tình hình.
Báo cáo từ New York Times cho biết, Telegram bị Brazil điều tra với cáo buộc là nơi chia sẻ tin giả về các chính trị gia của nước này. Đây cũng là lý do thẩm phán tối cao của Brazil Alexandre de Moraes đã gửi email yêu cầu Telegram gỡ bỏ một số tài khoản và nhóm trên nền tảng này. Tuy nhiên, vì không kiểm tra hòm thư này, Telegram đã không biết đến email trên và không phản hồi lại tòa án, điều đó dẫn đến lệnh cấm ứng dụng của Brazil.
Dường như lời giải thích của CEO Telegram đã được tòa án Brazil chấp thuận khi chỉ 2 ngày sau khi cấm cửa ứng dụng này, lệnh cấm đã được gỡ bỏ. Bên cạnh lời giải thích về việc bỏ qua email của tòa án, Telegram cũng đã thực hiện yêu cầu trong email này khi xóa bỏ những tài khoản liên quan đến việc phát tán thông tin về những chính trị gia của nước này.
Zalo tiếp tục là ứng dụng liên lạc hàng đầu của người Việt Khảo sát của Decision Lab quý IV/2021 tiếp tục khẳng định vị trí số một của Zalo trong việc kết nối các mối quan hệ, đồng thời cho thấy sự tăng trưởng mạnh năm 2021. Theo báo cáo "The Connected Consumer Q4 2021" vừa được Decision Lab công bố, các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin tại thị trường...