Hai triệu tài khoản mạng xã hội rơi vào tay hacker
Trang CNN cho hay, một lượng lớn tài khoản Facebook, Gmail, Yahoo, Twitter… đã bị khống chế trong một cuộc tổng tấn công lớn của hacker.
Hãng bảo mật Trustware cho hay tin tặc đã cài phần mềm keylogger ghi lại mọi hoạt động từ bàn phím trên hàng loạt máy tính toàn cầu (không xác định con số cụ thể) từ giữa tháng 10. Từ đó, chúng thu thập được hàng triệu mật khẩu đăng nhập của người sử dụng. Cụ thể, 318.000 tài khoản Facebook, 70.000 tài khoản Gmail, 60.000 tài khoản Yahoo, 22.000 tài khoản Twitter, 8.000 tài khoản LinkedIn… đang nằm trong tay những kẻ tấn công chỉ trong vòng một tháng.
Một trong những vụ ăn trộm mật khẩu lớn nhất năm 2013 vừa được phát hiện.
“Chúng tôi chưa rõ hacker đã đăng nhập vào các tài khoản mà chúng có được hay chưa, nhưng khả năng cao là có”, John Miller, chuyên gia bảo mật của Trustwave, cho hay. Hacker đã bắt đầu thực hiện chiến dịch quy mô lớn này vào 21/10 và vẫn đang tiếp tục triển khai.
Video đang HOT
Đại diện Facebook, LinkedIn và Twitter khẳng định họ đã được cảnh báo về sự cố và đã nhanh chóng đổi mật khẩu cho các tài khoản bị khống chế và thông báo cho nạn nhân. Google và Yahoo chưa đưa ra lời bình luận nào.
Miller cho hay người sử dụng nên cập nhật phần mềm diệt virus và tải bản vá mới nhất cho trình duyệt web, phần mềm Adobe và Java.
Theo VNE
Windows 'lậu' gây nhiều quan ngại về an ninh thông tin
Sau khi mua và kiểm tra 169 PC cài Windows "lậu" trong một cuộc khảo sát gần đây, Microsoft phát hiện có 90% máy bị nhiễm phần mềm độc hại như keylogger, spyware hoặc dính lỗi bảo mật nghiêm trọng.
Đây là động thái mới nhất của "gã khổng lồ phần mềm" trong chiến dịch chống phần mềm lậu nhằm cảnh báo người dùng Trung Quốc về độ an toàn của các phiên bản Windows không có bản quyền tại thị trường này.
Liên minh phần mềm doanh nghiệp (Business Software Alliance) cho biết thị trường phần mềm phi pháp tại Trung Quốc đang có giá trị lên tới 9 tỷ USD trong khi thị trường hợp pháp chỉ có 2,7 triệu USD. Số liệu này kết hợp với kết quả khảo sát mới nhất của Microsoft cho thấy Windows "lậu" không chỉ gây ảnh hưởng về độ an toàn của máy tính mà còn gây ra tổn thất kinh tế lớn đối với hãng phần mềm Mỹ.
Các máy tính sử dụng Windows không bản quyền có nguy cơ bị nhiễm malware cao. Ảnh:Chinapost.
Neal Quinn, Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ và công nghệ thông tin Prolexic của Mỹ, khẳng định, ngoài ảnh hưởng tiêu cực tới "túi tiền" của Microsoft, những bản Windows lậu còn biến máy tính trở thành một phần của mạng botnet để lan truyền spam và malware ra khỏi phạm vi quốc gia . "Điều này xảy ra ở tất cả các nước chứ không chỉ riêng Trung Quốc", ông Neal Quinn cho biết.
Theo PCWorld, tội phạm mạng của Trung Quốc sẽ không đặt mạng botnet(mạng máy tính kết nối với Internet bị mất sự bảo mật và để rơi quyền kiểm soát vào tay người khác) ở trong nước bởi nghi ngại hiệu suất của hệ thống sẽ gặp trở ngại do chính quyền nước này kiểm soát rất chặt lưu lượng Internet đến và đi. Do đó, lợi thế về phòng thủ đối với Trung Quốc lúc này là hệ thống Great Firewall, Andy Ellis, Giám đốc phụ trách mảng bảo mật của Akamai nhận định.
Tuy nhiên, Dan Olds, một nhà phân tích của Gabriel Consulting Group, cho biết, nếu hệ thống các máy tính dùng phần mềm lậu được đưa tới các nước lân cận như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia hay Việt Nam thì chúng vẫn có nguy cơ trở thành botnet.
Theo Mary Landesman, một chuyên gia an ninh cao cấp tại Cisco, tội phạm có thể điều khiển malware trên PC thông qua một server ở nơi khác chứ không nhất thiết phải ngồi ở chính chiếc máy tính đó. Điều này khiến cho chính quyền các nước gặp khó khăn trong việc gỡ bỏ hệ thống mạng botnet.
Mạng botnet Nitol chứa nhiều loại phần mềm độc hại khác nhau. Ảnh: Win7China.
Tháng 9 năm nay, Microsoft đã "bắn hạ" một mạng botnet lớn có tên Nitol tại Trung Quốc chuyên rải malware thông qua các bản Windows lậu bán tại thị trường trong và ngoài nước này. Mạng botnet lan truyền đủ loại phần mềm độc hại, từ keylogger, rootkit cho đến trojan.
Tuy vậy, mối đe doạ vẫn chưa dừng ở đó mà còn tiếp tục mở rộng, một số kẻ lừa đảo tại Trung Quốc còn tìm cách đưa bộ phần mềm Office chứa malware và những lỗ hổng bảo mật bổ sung vào các bản Windows "lậu" để bán cho người dùng. Trong khi đó, những người mua PC lại có xu hướng mua phần mềm lậu nhiều hơn bởi các "lợi ích" mà tội phạm đem lại cho họ quá lớn so với loại có bản quyền, ông Dan Olds nhận định.
Theo VNE
Bí kíp 'bỏ túi' dành cho người chơi game online Cùng tham khảo kinh nghiệm của một game thủ trực tuyến. Không tham gia các trận đấu "trời ơi" Ai đã từng chơi game online, nhất là những game có tính chất đối kháng (PK, PvP), hay game chiến đấu đều hiểu được sự tốn kém khi tham gia. Tuy nhiên, không vì thế mà người chơi phải tránh né những trận đấu...