Hai trẻ bị bỏ rơi và chuyện cả làng đòi xử mẹ kế độc ác
Hai bà mẹ, một còn quá trẻ, một nghiện ma túy đến viện sinh con rồi lén lút “mất tích”, bỏ lại con sơ sinh khát sữa mẹ. Có người phụ nữ đánh tàn bạo con chồng, hàng trăm người dưng xót thương đứa trẻ, giăng biển đòi xử bà mẹ kế độc ác…
Lại có đứa trẻ 12 tuổi đã bị cha mẹ ép nghỉ học, ở nhà làm “thầy bói”, ngày ngày “hành nghề” để cha mẹ thu tiền bất chính. Trước đông đảo quần chúng nhân dân, đứa trẻ tội nghiệp ấy đã phải cam kết không tái phạm hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan.
Tuần qua, hình ảnh, thân phận của những đứa trẻ vô tội cũng như lối hành xử của những bậc làm cha làm mẹ khiến độc giả giận dữ, xót xa…
Trong chưa đầy 10 ngày đã có hai trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Bé gái có mẹ mới 19 tuổi; bé trai có mẹ nghiện ma túy nên ngay khi chào đời cháu đã có biểu hiện nhiễm độc ma túy. (Ảnh: Thu Hằng)
Cả làng đòi xử bà mẹ kế độc ác hành hạ dã man con chồng. (Ảnh: Tiền Phong)
Cậu bé 12 tuổi (áo trắng) bị cha mẹ ép nghỉ học, ở nhà làm “thầy bói”, giúp cha mẹ kiếm lợi bất chính. (Ảnh: Khuất Hậu
Hai chiếc xe biển xanh cùng mang số 36B 6789, được xác định đều là xe của Công an tỉnh Thanh Hóa. Lãnh đạo Công an Thanh Hóa thừa nhận chiếc xe Lexus là xe nhập lậu, chưa hợp thức hóa được giấy tờ, mang biển giả với mục đích… ngụy trang khi đi làm nhiệm vụ. (Ảnh: AC)
Video đang HOT
Những người nghèo bị rủ rê bán thận để… thoát nghèo. Trong ảnh là vết mổ của một nông dân sau khi đã bán thận với giá hơn 100 triệu đồng (Ảnh: Phạm Tâm)
Nổ kinh hoàng tại nhà máy thép Pomina, thép nóng chảy như dung nham núi lửa đổ thẳng vào các công nhân từ độ cao 5m, 13 người bỏng nặng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. (Ảnh: Công Quang)
Hơn 300 xe gắn máy bị thiêu rụi vì một người đốt rác (Ảnh: Đình Thảo)
Lốc xoáy, mưa đá tàn phá vùng quê nghèo ở huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi. (Ảnh: Hồng Long)
Sau 20 năm bị cấm sản xuất và bắn pháo hoa, làng Bình Đà (Thanh Oai, Hà Nội) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch cho phép làm pháo và biểu diễn bắn pháo hoa một đêm duy nhất trong ngày hội thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. (Ảnh: Lao Động)
Cụ bà 89 tuổi ngày ngày vượt 265 bậc đá lên đỉnh Mã Yên Sơn (Hoa Lư, Ninh Bình) chăm sóc mộ vua Đinh Tiên Hoàng. (Ảnh: Đức Văn).
Hoàng Yến (tổng hợp)
Theo Dantri
Xã nghèo tan hoang như... bãi phế liệu sau trận lốc xoáy
Ngay sau trận lốc xoáy kèm theo mưa đá, 3 xã nghèo ở huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã trở thành... bãi phế liệu. Hàng trăm chiến sĩ thuộc BCH Quân sự huyện đã về cùng giúp dân dọn dẹp đống đổ nát hoang tàn.
Cháu Nguyễn Thị Tường Vy (11 tuổi) đang nhặt từng viên gạch trong căn nhà đổ nát của gia đình.
"Ngay sau khi lốc xoáy ập đến, phá hại nhà cửa, hoa màu, trường học ở 3 xã của huyện Sơn Hà, chúng tôi đã huy động tổng thể lực lượng khẩn trương xuống địa bàn giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai", Đại úy Phùng Tấn Thiện - Phó Chính trị viên Bộ Chỉ huy quân sự huyện Sơn Hà chia sẻ.
Qua thống kê, lốc xoáy làm hư hỏng 420 căn nhà, trong đó có 9 nhà chính và 1 nhà phụ sập hoàn toàn cùng 410 ngôi nhà tốc mái. Ngoài ra, 3 trường học thuộc xã Sơn Linh bị tàn phá khiến học sinh phải nghỉ học.
Tại trường THCS Sơn Linh (huyện Sơn Hà), trận lốc xoáy hất bay mái tôn dãy phòng học, làm hư hỏng phòng máy tính cùng thiết bị dạy học, cây cối trong sân trường bị bật gốc, cửa phòng học bị vỡ hoàn toàn. Nhà ở của giáo viên cũng bị lốc xoáy làm tốc mái 5 phòng ở, hư hại 4 máy tính xách tay, 2 máy in, tài liệu và nhiều đồ dùng dạy học.
Thầy Lê Khanh - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Khi lốc xoáy xuất hiện vào cuối giờ chiều, may mà học sinh chỉ còn lại trong 2 phòng học, chúng tôi kịp thời di chuyển và cho các em núp dưới bàn nên không xảy ra tai nạn nào. Bây giờ nhìn nhà trường như đống rác vậy. Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại của nhà trường ước khoảng 700 triệu đồng".
Trường học đổ cổng, tốc mái...
Cùng chung tình cảnh như trường THCS Sơn Linh, lốc xoáy gây thiệt hại 1 phòng học ở trường Tiểu học Sơn Linh và 4 phòng học của trường Mầm non Sơn Linh. Hầu hết, cửa ra vào và cửa sổ đều bị vỡ kính hoàn toàn.
"Với lực lượng giáo viên của nhà trường, tôi e là thời gian khắc phục khá lâu. May mà có lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ đến hỗ trợ. Chúng tôi cố gắng dọn dẹp, sửa chữa để sớm cho học sinh đến trường", Hiệu trưởng Lê Khanh bày tỏ.
Lốc xoáy gây thiệt hại trên diện rộng, huyện Sơn Hà ưu tiên hỗ trợ các nhà dân bị sập hoàn toàn, trường học và các công trình công cộng. Ngoài lực lượng quân sự, huyện chỉ đạo lực lượng thanh niên, đoàn viên tích cực tham gia khắc phục hậu quả.
Đứng nhìn căn nhà trở thành đống đổ nát, ông Nguyễn Trinh (ngụ thôn Gò Da) bần thần nói: "Dành dụm cả đời mới được căn nhà hơn 100 triệu đồng, trận lốc làm nhà tôi tan hoang như thế này, đã nghèo lại gặp cái eo nữa, giờ tôi biết lấy tiền đâu mà làm nhà đây".
Trong ngày 9/4, huyện Sơn Hà tạm ứng nguồn ngân sách kịp thời hỗ trợ người dân, tương ứng với mức độ thiệt hại theo Quyết định 191 của UBND tỉnh Quảng Ngãi (mức thiệt hại 100% hỗ trợ 17 triệu đồng). Với mức hỗ trợ như hiện nay, gia đình ông Nguyễn Trinh khó có thể làm lại nhà mới.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đặng Ngọc Dũng - Bí thư Huyện ủy Sơn Hà - cho biết, huyện đang huy động các lực lượng tập trung giúp người dân dọn dẹp, sửa chữa lại nhà cửa cùng kinh phí hỗ trợ kịp thời. Đối với các ngôi nhà bị thiệt hại nặng sẽ huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ.
Bộ đội giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai
Ông Dũng cũng cho biết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đồng ý giao cho huyện Sơn Hà số tiền 259 triệu đồng, do Hội đồng hương Quảng Ngãi tại TPHCM hỗ trợ nhằm khắc phục hậu quả lốc xoáy vừa qua.
Hồng Long
Theo Dantri
Cảnh đổ vỡ sau khi lốc xoáy, mưa đá đi qua "Lúc trời đang nắng nóng và lặng gió, bỗng dưng xuất hiện cơn lốc xoáy kèm theo mưa phùn có đá ập đến. Chúng tôi chỉ kịp núp dưới gầm giường, bàn ghế và chứng kiến cơn lốc cuốn bay nóc nhà đi xa..." Gần 12 giờ sau khi xuất hiện lốc xoáy, chúng tôi vượt gần 100km lên 3 xã Sơn Linh,...