Hai trạm thu phí BOT cách nhau chỉ hơn 50km
Trên cùng địa bàn, cùng tuyến QL1A nhưng tỉnh Quảng Nam có 2 trạm thu phí BOT cách nhau chỉ khoảng 53km.
Ngày 27/12/2012, Bộ GTVT có quyết định số 3406/2012/QĐ-BGTVT phê duyệt dự án thành phần 2 đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1A đoạn Km987 Km1027 theo hình thức BOT. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 40km, có tổng mức đầu tư khoảng 1.620 tỷ đồng, do Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 (Cienco5) làm chủ đầu tư.
Trạm thu phí Tam Kỳ của Cienco5 đặt tại xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành
Khi dự án thành phần 2 này thi công xong, trạm thu phí Tam Kỳ mới được đặt “chồng” ngay vị trí trạm thu phí Tam Kỳ cũ thuộc địa phận xã Tam Xuân 1 (huyện Núi Thành, Quảng Nam). Trạm thu phí này trước đó được một đơn vị khác đặt để thu hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh TP Tam Kỳ (đường Nguyễn Hoàng).
Trạm thu phí Tam Kỳ mới có thời gian thu phí kéo dài trong 24 năm, 7 tháng, bắt đầu thu từ tháng 2/2016. Bên cạnh đó, mức thu phí mới tăng gấp 3,5 lần so với mức thu phí trước đây, từ 10.000 đồng/lượt tăng lên 35.000 đồng/lượt. 3 năm điều chỉnh 1 lần, mỗi lần tăng 15%.
Như vậy, cùng với trạm thu phí của Công ty CP xây dựng công trình 545 đặt tại xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn) thì khoảng cách giữa 2 trạm thu phí trên tuyến QL1A đi qua địa phận Quảng Nam chỉ cách nhau 53km. Khoảng cách này hoàn toàn sai so với quy định về khoảng cách tối thiểu của Bộ GTVT là 70km.
Video đang HOT
Trước bất cập vô lý này, vào ngày 14/5/2014, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn số 1748/UBND-KTN gửi Bộ GTVT nêu rõ: Dự án thành phần 2 mở rộng QL1A đoạn Km987-Km1027 được giao cho Cienco5 làm nhà đầu tư. Theo dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, việc thu phí hoàn vốn của dự án, sử dụng trạm thu phí Tam Kỳ (cũ) sau khi hết thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh TP Tam Kỳ. Trạm thu phí Tam Kỳ hiện có vị trí Km997 100 thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, Quảng Nam.
Trạm thu phí của Công ty 545 đặt tại xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn. Hai trạm này cách nhau chỉ 53km
“Như vậy, sau khi hoàn thành các dự án mở rộng QL1A đoạn qua tỉnh Quảng Nam, nếu không di dời Trạm thu phí Tam Kỳ thì trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có đến 2 trạm thu phí cách nhau 53km. Để đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm thu phí trên tuyến QL1A theo quy định (70km), UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ GT-VT có phương án di dời Trạm thu phí Tam Kỳ (sau khi hoàn thành thu phí hoàn vốn dự án tuyến tránh TP Tam Kỳ) từ vị trí hiện tại ở Km997 100 đến vị trí mới ở Km1027, cuối tuyến của dự án thành phần 2 mở rộng QL1A đoạn Km987-Km1027 đang thực hiện”, văn bản nêu rõ.
Tuy nhiên, trả lời văn bản của tỉnh Quảng Nam, Bộ GTVT cho rằng, nếu đặt đúng vị trí trên cho đúng khoảng cách 70km, thì khoảng cách giữa trạm thu phí này với trạm thu phí trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi quá ngắn, chỉ có 38km nên tỉnh Quảng Ngãi không đồng ý.
Trước sự việc, ngày 8/6/2017, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ rõ những tồn tại, bất cập của 2 trạm thu phí Tam Kỳ (của Cienco5 đầu tư) mới và trạm thu phí tại xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện bàn do Công ty CP xây dựng công trình 545 đầu tư) và đề xuất hướng khắc phục như miễn giảm giá cho phương tiện của người dân địa phương, đảm bảo công bằng, phù hợp, thuận tiện trong thu phí…
Mới đây, Bộ GTVT có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cienco5 thống nhất việc miễn 100% các hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn các xã, phường Tam Xuân 1, Tam Xuân 2 (huyện Núi Thành), Tam Ngọc, Hòa Hương, An Sơn (TPTam Kỳ); xe của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện Núi Thành, TP Tam Kỳ; các loại xe buýt vận tải khách công cộng; giảm 50% giá vé là phương tiện không hoạt động kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện Núi Thành và TP Tam Kỳ; giảm giá chung cho tất cả các phương tiện từ 5.000 – 10.000 đồng tương ứng với từng nhóm phương tiện khác nhau so với mức giá hiện hành (35.000 đồng/lượt) khi qua trạm BOT Tam Kỳ.
Sở GTVT tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi UBND tỉnh này đề xuất hướng giải quyết một số nội dung bất cấp tại các trạm thu phí thuộc dự án BOT mở rộng QL1A qua địa bàn tỉnh gồm trạm thu phí tại phường Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn) và trạm thu phí Tam Kỳ tại xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành.
Theo Sở GTVT tỉnh Quảng Nam, hiện tại vị trí hai trạm thu phí trên tuyến QL1 qua địa bàn tỉnh chưa đủ khoảng cách 70km, mức phí còn cao; tại một số thời điểm có nhiều phương tiện xe khách dừng để chờ qua trạm rất lâu nên hành khách thường vứt, xả rác. Một số xe đậu, đỗ ngay các ngã ba đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông và đi lại của nhân dân; việc phương tiện tránh trạm thu giá chỉ có thể hạn chế, không có phương án khắc phục triệt để. Bên cạnh việc làm giảm doanh thu tại trạm thu giá, phương tiện tránh trạm làm hư hỏng hệ thống đường địa phương, gây mất an toàn giao thông…
Công Bính
Theo Dantri
Trạm BOT Biên Hòa chưa thu phí vì lo... tiền lẻ tái xuất
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đang tìm giải pháp ổn định tình hình nếu các tài xế vẫn sử dụng tiền lẻ để mua vé qua trạm thu phí BOT quốc lộ 1 - tuyến tránh Biên Hòa khi trạm này thu phí trở lại.
Ngày 17/10, Sở Giao thông vận tải Đồng Nai cùng các đơn vị liên quan làm việc với đại diện chủ đầu tư dự án BOT tuyến tránh biên Hòa (Công ty cổ phần đầu tư Đồng Thuận) để bàn phương án tuyên truyền, ổn định an ninh trật tự tại khu vực đặt trạm thu phí.
Theo đó, các đơn vị liên quan sẽ tuyên truyền để người dân, tài xế hiểu về việc đặt trạm để an ninh trật tự được đảm bảo.
Trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa vẫn chưa thu phí trở lại vì chưa đảm bảo về an ninh trật tự.
Ông Nguyễn Văn Khang, Giám đốc Công ty Đồng Thuận cho biết, công ty từng lên kế hoạch thu phí vào ngày 16/10 nhưng sau đó buộc phải tạm hoãn vì chưa đảm bảo về an ninh trật tự.
"Việc áp dụng mức giá giảm 20% đối với tất cả phương tiện được chúng tôi áp dụng từ 0h ngày 16/10. Tuy nhiên, chúng tôi chưa xác định ngày thu phí trở lại và đang chờ tỉnh Đồng Nai tổ chức tuyên truyền người dân, tài xế", ông Khang cho biết.
Trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa được đặt trên quốc lộ 1 (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) và đi vào hoạt động từ năm 2014. Trạm thu phí hoàn vốn cho dự án xây dựng 12 km tuyến tránh Biên Hòa, cải tạo hơn 10 km quốc lộ 1. Thời gian thu phí hoàn vốn là 10 năm.
Từ đầu tháng 9, nhiều tài xế cho rằng vị trí đặt trạm không phù hợp, mức phí cao nên dùng tiền lẻ mua vé để phản đối.
Đặc biệt, ngày 5/10, tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ mua vé và sau đó đỗ xe tại trạm để phản đối làm giao thông quốc lộ 1 qua khu vực tê liệt. Chủ đầu tư sau đó buộc tạm ngưng hoạt động thu phí ở trạm này từ đó đến nay để đảm bảo trật tự.
Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Bất ổn dự án BOT giao thông: Sở chờ bộ, bộ chờ Chính phủ! Dự kiến tuần này, Chính phủ sẽ tổ chức họp bàn riêng về các dự án BOT với nhiều vấn đề đã nằm ngoài tầm giải quyết của Bộ GTVT Từ 6h20 ngày 12.9, tại trạm thu phí BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) tuyến tránh Biên Hòa (trên Quốc lộ (QL) 1 đoạn đi qua huyện Trảng Bom, tỉnh...