Đề xuất tăng thuế và “vĩnh bất gia phú”
Việc Bộ Tài chính tiếp tục trình dự thảo tăng thuế đang có nguy cơ chôn vùi niềm tin mới chớm hồi phục của nhân dân.
Bộ Tài chính chuyển Dự thảo tăng thuế đến Bộ Tư pháp để hoàn thành các bước trước khi đệ trình Chính phủ đưa ra Quốc hội trong năm 2018 này.
Vẫn không có gì thay đổi, hàng loạt khoản thế sẽ tăng, có thuế tiêu thụ đặc biệt cho các mặt hàng đơn giản như: bánh kẹo, nước ngọt… Thuế môi trường lên đến 8.000/lít xăng.
Theo phương án, thuế môi trường sẽ lên tới 8.000 đồng/lít xăng.
Thuế Giá trị gia tăng VAT tăng theo từng năm để lên đến 12%, mỗi năm tăng 1%. Nghĩa là, 2018 nếu được thông qua, VAT sẽ là 11%, sang năm 2019 VAT sẽ là 12%.
Thuế Thu nhập cá nhân được trình theo 2 phương án: Phương án thứ nhất là thu 5% đối với cá nhân thu nhập mỗi tháng đến 10 triệu đồng. Thu 15% cho cá nhân thu nhập trên 10 đến 30 triệu đồng. Thu 25% đối với cá nhân thu nhập trên 30 đến 50 triệu đồng. Thu 30% đối với cá nhân thu nhập trên 50 đến 80 triệu đồng. Thu 35% đối với cá nhân thu nhập trên 80%.
Phương án thứ hai là thu 5% đối với cá nhân thu nhập mỗi tháng đến 5 triệu đồng. 10% cho cá nhân trên 5 đến 10 triệu đồng. 20% cho cá nhân thu nhập trên 10 đến 40 triệu đồng. 30% cho cá nhân thu nhập trên 40 đến 80 triệu đồng. 35% cho cá nhân thu nhập trên 80 triệu đồng.
Có thực tăng thuế VAT, người nông dân là ra mớ rau, con cá không ảnh hưởng? Ảnh: Ngọc Thọ
Sẽ có rất nhiều nguyên nhân được Bộ Tài chính đưa ra cho việc tăng thuế này, nhưng tất cả các nguyên nhân ấy đều không che lấp một hiện thực: “Tình trạng thất thoát ngân sách, thu không bù chi. Tiền thu xuất khẩu giảm, thu nội địa trở thành yếu tố sống còn của ngân sách”.
Trong các nguyên nhân ấy, dễ dàng nhận thấy rằng hạt nhân của một quốc gia là quyền lợi của nhân dân đã không được nhắc đến.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong cuộc họp mới nhất thừa nhận “Chưa có con đường nào làm tôi hài lòng”.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Thể vẫn cương quyết bảo vệ các trạm thu phí BOT trên tuyến Quốc lộ huyết mạch kéo dài từ Bắc đến Nam.
Nghĩa “Mặc dù không hài lòng nhưng vẫn phải trả phí dịch vụ”, điều này thật vô lý.
Câu chuyện tăng thuế cũng vậy.
Bất cứ một quốc gia nào muốn hoạt động cũng dựa trên yếu tố then chốt là thuế. Thuế để phát triển hạ tầng, để thúc đẩy kinh tế, để thực hiện các chính sách an sinh, để giáo dục tốt hơn, để môi trường tốt hơn, để y tế tốt hơn…
Trong bối cảnh hiện tại thuế ở nước ta phần nhiều dành để bù đắp cho các khoản hao hụt do sự yếu kém về quản lý, hoặc đó là kết quả của một quá trình kéo dài của các nhóm lợi ích nay đã bắt đầu vỡ ra, từ những khoản thậm thụt của tập đoàn Nhà nước cho đến những khoản chia chác trong xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng.
Bộ máy hành chính cơ bản vẫn cồng kềnh.
Đó là chưa kể đến bộ máy hành chính phình to, phình cả biên chế, phình qua luôn lãnh đạo. Khắp nơi có lãnh đạo, người người làm lãnh đạo, các Vụ, Cục không ngừng được tăng thêm, các lãnh đạo không ngừng được bổ nhiệm, bế lên đặt vào ghế, “ẵm” lên đặt vào vị trí…
Sự minh bạch trong thu chi thuế cũng không được phổ biến rộng rãi, mà nếu có thì e rằng tính chính xác cũng là đều cần phải xem lại.
Không thể phủ nhận những nỗ lực của Đảng trong công tác chấn chỉnh cán bộ, loại bỏ cán bộ thoái hóa biến chất, chống tham nhũng.
Không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, việc Bộ Tài chính tiếp tục trình dự thảo tăng thuế đang có nguy cơ chôn vùi niềm tin mới chớm hồi phục của nhân dân.
Bộ Tài chính đã chọn cách dễ dãi, cách không cần tư duy nhằm bù cho cơn hụt hơi thu chi.
Thay vì Bộ này phải tham mưu cho Chính phủ về sự tiết kiệm ngân sách, giám sát ngân sách, cải cách hành chính, giảm bớt sức ì của bộ máy, tinh giảm biên chế, bỏ bớt các cục, vụ hữu danh vô thực, bán cổ phần trong các tập đoàn Nhà nước và sử dụng số tiền này hiệu quả…
Làm tốt công tác này, mới tính đến chuyện huy động nguồn lực trong nhân dân để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Có như vậy, Bộ Tài chính mới thật sự phát huy được vai trò của mình. Có như vậy, Bộ Tài chính mới hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình.
Còn cứ hụt thu chi lại tăng thuế, thì bất cứ ai cũng có thể làm Bộ trưởng Tài chính được.
Cuối cùng, “vĩnh bất gia phú”, một quốc gia muốn thịnh trị phải ghi nhớ mấy chữ này, bởi bất cứ sự tăng thuế nào cũng dẫn đến nhiều xáo trộn xã hội, kinh tế theo hướng tiêu cực.
Theo Danviet
Nhùng nhằng giảm phí trạm BOT: Chủ tịch Bình Định lên tiếng
Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh này sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT giảm phí qua trạm BOT theo đúng thỏa thuận trước đó.
Thỏa thuận 1 đằng, giảm 1 nẻo?
Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định vừa có văn bản đồng ý giảm giá vé cho các phương tiện khi qua trạm thu phí BOT Nam Bình Định (tại thị xã An Nhơn, Bình Định) và sẽ thực hiện từ 0h ngày 1.1.2018.
Theo đó, giá vé quá trạm dành cho xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng là 30.000 đồng/lượt. Xe từ 12 ghế đến 30 ghế, xe tải từ 2 tấn đến dưới 4 tấn, giá vé quá trạm là 45.000 đồng/lượt. Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn, giá vé qua trạm là 70.000 đồng/lượt. Xe tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 fit, giá vé quá trạm là 115.000 đồng/lượt. Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 fit, giá vé qua trạm là 175.000 đồng/lượt.
Giá vé quá trạm đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn (không kinh doanh), các loại xe buýt vận chuyển khách nơi công cộng, xe biển xanh, xe chở rác thuộc các địa phương lân cận giảm 50%, tương đương với 15.000 đồng/lượt.
Trạm thu phí BOT Nam Bình Định. Ảnh: D.T
Tuy nhiên, sau khi có văn bản trên, ngày 31.12, ông Hồ Quốc Dũng cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT giảm giá thu phí qua các trạm BOT trên địa bàn tỉnh này. Trong đó, tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện việc giảm phí qua trạm BOT Nam Bình Định theo đúng lộ trình, mức giá đã thỏa thuận trước đó.
Ông Dũng khẳng định, mức giảm giá vé đối với ô tô loại 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng) không đúng với thỏa thuận thống nhất trước đó giữa UBND tỉnh Bình Định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng nhà đầu tư.
Theo đó, tại cuộc họp vào tháng 10.2017, các bên đã thống nhất giảm giá vé đối với ô tô loại 1 qua trạm BOT Nam Bình Định, từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng/lượt. Mức giảm này cũng được ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Giám đốc Sở GTVT Bình Định, thông báo tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bình Định tổ chức (ngày 8.12).
"Quan điểm của tỉnh Bình Định là phải tiếp tục giảm phí BOT theo đúng với lộ trình, mức giá đã thống nhất 25.000 đồng/lượt. Hiện nay, đường quốc lộ 1 bị hư hỏng quá nhiều", ông Dũng cho hay.
Vì sao không giảm phí như thỏa thuận?
Lý giải việc không giảm giá vé cho phương tiện loại 1 như thỏa thuận đã thống nhất trước đó với UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Thanh Thanh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định cho rằng, nếu giảm giá vé xuống còn 25.000 đồng/lượt, thời gian hoàn vốn lên đến hơn 30 năm, không đảm bảo hoàn vốn tài chính cho nhà đầu tư.
"Sau thỏa thuận, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cân nhắc rất kỹ. Thật ra, chúng tôi là đơn vị thực hiện theo chỉ đạo từ Tổng cục Đường bộ. Nhà đầu tư cũng muốn giảm phí cho bà con nhưng gặp nhiều vấn đề. Công ty cũng đã bị thiệt thòi. Vì chúng tôi là người đi vay 85% từ ngân hàng để làm, mỗi ngày phải chịu lãi, cứ để tình trạng như thế này thì quá mệt mỏi", ông Thanh nói.
Tại trạm BOT Nam Bình Định từng diễn ra cảnh tài xế dùng tiền lẻ qua trạm. Ảnh: D.T
Việc giảm giá vé không đúng với thống nhất ban đầu giữa chính quyền địa phương và đại diện Bộ GTVT đã khiến nhiều doanh nghiệp, người dân Bình Định không hài lòng.
"Lãnh đạo Sở GTVT nói rằng, đã thống nhất giảm giá vé đối với các phương tiện loại 1 từ 35.000 đồng xuống còn 25.000 đồng/lượt, nhưng không hiểu sao, giờ lại ra quyết định chỉ giảm xuống 30.000 đồng/lượt. Quốc lộ 1 qua Bình Định vừa làm xong đã hư hỏng, vậy mà họ chỉ giảm phí theo kiểu nhỏ giọt", anh Nguyễn Hồng Thái (TP.Quy Nhơn) bức xúc.
Dùng tiền lẻ, làm đơn phản ứng giá vé thu phí
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Minh Hoàng - Phó giám đốc điều hành Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định cho biết, trạm thu phí BOT Nam Bình Định đã từng xuất hiện một tài xế cầm theo đơn đề nghị được thu phí riêng khi đi qua trạm. Tài xế này cho rằng, chỉ đi 8km đường BOT, trong khi đó dự án BOT là hơn 40km nên, sau khi tính toán tài xế đề nghị giá vé 7.000 đồng/lượt.Cách đây không lâu (ngày 14.11), hàng chục tài xế xe ben của doanh nghiệp địa phương liên tục dùng tiền lẻ trả phí để phản ứng giá vé thu phí.
Theo Danviet
Bình Định: Bức xúc vì gần 100km trên quốc lộ "cõng" 3 trạm BOT 3 trạm thu phí BOT được đặt trên quốc lộ (QL) 1 và QL19 ở Bình Định khiến người dân bức xúc vì phí thu quá cao, trong khi chất lượng đường xuống cấp nhanh chóng, vị trí đặt trạm chưa hợp lý. Đề nghị giảm phí cả 3 trạm BOT Ngày 19.12, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Minh Hoàng -...