Hai tiêm kích Mỹ cháy động cơ trên không
Hai tiêm kích F/A-18F Mỹ phải hạ cánh khẩn tại căn cứ Oceana do cháy động cơ khi bay huấn luyện trong chưa đầy hai tuần qua.
“Chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 11 bị cháy động cơ khi huấn luyện ngoài khơi bờ biển bang Virginia trưa 21/9. Tổ lái hạ cánh khẩn cấp tại căn cứ Oceana và không gặp nguy hiểm tính mạng. Cuộc điều tra nguyên nhân đang diễn ra”, phát ngôn viên Lực lượng Không quân Hải quân Đại Tây Dương (NAFA) của Mỹ Jennifer Cragg, cho biết hôm 24/9.
Trung tâm An toàn Hải quân Mỹ cho biết tiêm kích hai chỗ ngồi thả móc hãm đà để rút ngắn khoảng xả đà trên đường băng, nhưng chưa công bố ước tính hư hại với máy bay này.
Video đang HOT
Tiêm kích F/A-18F thuộc Phi đoàn số 11 bay huấn luyện năm 2018. Ảnh: Flickr/XWP29.
Sự cố xảy ra chưa đầy hai tuần sau vụ một chiếc F/A-18F thuộc Phi đoàn tiêm kích số 103 cũng phải hạ cánh khẩn cấp tại căn cứ Oceana do cháy động cơ trên không. “Còn quá sớm để kết luận hai sự cố này có liên quan đến nhau không, cuộc điều tra sẽ kết luận những yếu tố dẫn tới các vụ cháy”, trung tá Cragg nói, thêm rằng sự cố không ảnh hưởng tới hoạt động huấn luyện.
Sự cố với tiêm kích Super Hornet của Phi đoàn số 11 là vụ cháy động cơ thứ ba của máy bay trong biên chế hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ từ đầu tháng 9 đến nay. Một trực thăng vận tải CH-53E Super Stallion của thủy quân lục chiến cũng phải hạ cánh khẩn cấp cách căn cứ New River, bang Bắc Carolina, hôm 3/9 do động cơ bốc cháy không lâu sau khi cất cánh.
Super Hornet là tiêm kích hạm đa năng được phát triển cho hải quân Mỹ, gồm biến thể F/A-18E một chỗ ngồi và F/A-18F hai chỗ ngồi. Chúng đảm nhận hàng loạt nhiệm vụ như phòng thủ nhóm tác chiến tàu sân bay, chiếm ưu thế trên không, tấn công mục tiêu mặt đất và mặt biển. Mỗi chiếc Super Hornet có giá khoảng 66 triệu USD.
Mỹ thử thành công bom lượn có thể nổ phá bay không cần động cơ
Tạp chí Forbes của Mỹ đưa tin máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet đã lần đầu tiên phóng thành công quả bom lượn GBB-53/B StormBreaker, một loại vũ khí nổ phá bay không cần động cơ.
Bom lượn GBB-53/B StormBreaker. (Ảnh: The Aviation Club)
Tạp chí Forbes của Mỹ đưa tin máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet đã lần đầu tiên phóng thành công quả bom lượn GBB-53/B StormBreaker, một loại vũ khí nổ phá bay không cần động cơ.
Theo thông báo mới đây của tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon, quả bom GBB-53/B StormBreaker được tích hợp vào tổ hợp vũ khí bán tự động có độ chính xác cao Golden Horde. Quy trình thử nghiệm loại bom này được triển khai trong tháng này, trong đó cần hoàn thành đánh giá những khả năng của tổ hợp StormBreaker vào cuối năm nay.
Ngoài các chiến đấu cơ Super Hornet, máy bay F-15E Eagle cũng có thể nhận vũ khí mới trong lô đầu tiên. Sau đó, bom GBU-53/B sẽ được đưa vào trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II, đủ sức mang theo tới 24 quả bom như vậy.
Về cơ bản, bom lượn StormBreaker là thành tựu sáng chế trong thập niên 1980 của thế kỷ trước. Loại bom này có thể tự chọn trước các mục tiêu theo mức độ ưu tiên về khả năng triệt hạ và cho phép điều chỉnh lộ trình của máy bay mang bom.
Trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ, một mẫu tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất gần như đã thoát khỏi sự điều khiển và bay tự do. Theo Aviation Week, vụ việc xảy ra với mẫu tên lửa được phát triển trong khuôn khổ chương trình kết hợp của Cục Dự án Nghiên cứu Triển vọng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) và Không quân Mỹ.
Cú hạ cánh 'không tưởng' của tiêm kích F-15 mất cánh năm 1983 Tiêm kích F-15 do phi công Israel điều khiển mất cánh sau vụ va chạm trên không, song vẫn bay thêm khoảng 16 km và tiếp đất an toàn. Không quân Mỹ biên chế tiêm kích hạng nặng F-15 vào năm 1976, sau đó bắt đầu chuyển giao mẫu chiến đấu cơ tối tân này cho lực lượng phòng vệ Israel (IDF). Hai...