Hai Thủ tướng Việt Nam, Nhật Bản hội đàm
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23, ngày 6.6, tại Nhà khách Quốc gia, Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ đón, hội đàm và dự chiêu đãi của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tại hội đàm, hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ, thực chất của quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, đặc biệt là các chuyến thăm, gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao, các hoạt động kinh tế, phát triển mới trong hợp tác về công nghệ cao, nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, giao lưu giữa các địa phương và du lịch hai nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Sau lễ đón, hai Thủ tướng tiến hành hội đàm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Trong bầu không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai Thủ tướng đã trao đổi ý kiến sâu rộng, đạt nhất trí cao về những phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể để đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản phát triển toàn diện, thực chất, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Thủ tướng Shinzo Abe và Chính phủ Nhật Bản, khẳng định trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài cũng như tầm quan trọng đặc biệt của hợp tác chiến lược về kinh tế.
Thủ tướng Shinzo Abe nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; khẳng định Nhật Bản đánh giá cao vị thế, vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, va hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam; cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ vì sự phát triển của Việt Nam, sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản, cả các tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các viện nghiên cứu, trường đào tạo và các giới tham gia, mong muốn hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ Việt – Nhật phát triển toàn diện, sâu sắc hơn nữa.
Hai Thủ tướng chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác hai nước. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Hai Thủ tướng đánh giá cao ý nghĩa của chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản; nhất trí tăng cường sự tin cậy chính trị, duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa hai nước. Thủ tướng Shinzo Abe cũng khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam toàn diện để tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11.2017. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng và hợp tác trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cũng như trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh.
Video đang HOT
Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế thông qua việc mở rộng hợp tác, trong đó có các lĩnh vực đầu tư, thương mại, ODA, nông nghiệp công nghệ cao, lao động. Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực.
Hai Thủ tướng nhất trí phối hợp thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam thông qua triển khai hiệu quả Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt – Nhật và tăng cường hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP); khẳng định hợp tác chặt chẽ triển khai các kế hoạch hành động của 6 ngành được lựa chọn trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt – Nhật đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn về cơ sở hạ tầng như đường bộ cao tốc Bắc-Nam, khu công nghệ cao Hòa Lạc, đường sắt đô thị.
Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ Việt Nam triển khai chính sách công nghiệp, phát triển công nghiệp, hỗ trợ và cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
Hai Thủ tướng chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác hai nước. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Hai bên đánh giá cao kết quả Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam tổ chức tại Tokyo ngày 5.6.2017 với sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng hai nước cùng khoảng 1.500 doanh nghiệp của hai nước tham dự và việc nhiều bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận với trị giá hơn 23 tỷ USD trong chuyến thăm.
Hai Thủ tướng cũng nhất trí sớm tổ chức đối thoại nông nghiệp cấp cao lần thứ IV trong năm 2017 và đẩy nhanh các thủ tục xem xét để quả vải, nhãn của Việt Nam và quả cam, quýt của Nhật Bản vào thị trường của nhau.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác địa phương.
Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án cải cách tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược. Trước mắt, Nhật Bản sẽ hỗ trợ đào tạo 800 thạc sỹ và tiến sĩ cho Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
Hai Thủ tướng chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác hai nước. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Hai Thủ tướng cũng nhất trí tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, giao lưu nhân dân, phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2018.
Tại hội đàm, hai Thủ tướng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và khẳng định phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương như ASEAN, APEC, ASEM, Liên Hợp Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam toàn diện để tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không; các bên liên quan không có những hành động đơn phương bao gồm quân sự hóa, làm thay đổi nguyên trạng, làm phức tạp, mở rộng tranh chấp tại Biển Đông; thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) có hiệu lực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe họp báo chung sau hội đàm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ ngành và cơ quan hai nước trao đổi 14 văn kiện ký kết.
Văn kiện hai nước ký kết: – Các công hàm trao đổi cho 4 dự án vốn vay ODA trị giá 100,3 tỷ yên, tương đương 912 triệu USD (gồm: Bảo đảm an toàn và an ninh hàng hải; quản lý nước ở Bến Tre; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP. Biên Hòa giai đoạn 1; phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc giai đoạn 2); – Các công hàm trao đổi cho 3 dự án viện trợ không hoàn lại trị giá 2,93 tỷ yên, tương đương 26,6 triệu USD (gồm: Vận hành hồ chứa trong tình huông khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện; chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực -JDS- năm 2017; chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực-JDS- năm 2018); – Hiệp định vay ODA cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (giai đoạn 2); – Bản ghi nhớ về cơ chế tín chỉ chung về khí nhà kính (JCM) giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản; – Bản ghi nhớ hợp tác thể thao giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản; – Thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO); – Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ trong xây dựng bộ quy chuẩn cơ sở hạ tầng cảng biển cho Việt Nam giai đoạn 2017-2020 giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông, Hạ tầng, Đất đai và Du lịch Nhật Bản; – Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai dự án đường bộ cao tốc theo hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP) giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông, Hạ tầng, Đất đai và Du lịch Nhật Bản; – Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Y tế – Phúc lợi, Bộ Ngoại giao của Nhật Bản. – Thỏa thuận hợp tác về phục hồi chức năng sau mổ, phẫu thuật thần kinh giữa Bệnh viện Việt – Đức cơ sở 2 và Bệnh viện Kitahara của Nhật Bản.
Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã có buổi gặp gỡ báo chí chung, thông báo những kết quả chính trong cuộc hội đàm, nhấn mạnh việc hai bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng nhằm tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trên mọi lĩnh vực trong thời gian tới, đặc biệt là việc tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế, cũng như hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm.
Theo Đức Tuân (Báo điện tử Chính Phủ)
Thủ tướng kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Lữ đoàn Tên lửa bờ
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Giải phóng hoàn toàn Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2017), chiều 19.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kiểm tra công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn Tên lửa bờ 681, Vùng 2 Hải quân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác huấn luyện tại Lữ đoàn Tên lửa bờ 681, Vùng 2 Hải quân.
Sau khi nghe lãnh đạo Lữ đoàn 681 báo cáo về kết quả công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, Thủ tướng đã trực tiếp kiểm tra việc triển khai nhiệm vụ gìn giữ, bảo quản, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật và nghe báo cáo về một số loại khí tài hiện đại của Lữ đoàn.
Ghi sổ vàng truyền thống của Lữ đoàn, Thủ tướng viết: "Nhân dịp đến thăm đơn vị, tôi thân ái gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng Lữ đoàn Tên lửa bờ 681, Vùng 2 Hải quân. Mong các đồng chí phát huy truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân Anh hùng, phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ hải quân" luôn đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống; xây dựng Lữ đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân".
Lữ đoàn Tên lửa bờ 681 có nhiệm vụ độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng của Hải quân, quân binh chủng và các lực lượng trong khu vực nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa khu vực biển phía nam của Tổ quốc.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đã thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bình Thuận.
Theo Danviet
Thủ tướng quyết định hỗ trợ Bình Định 80 tỉ đồng và 2.000 tấn gạo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý bổ sung cho tỉnh Bình Định 80 tỉ đồng để hỗ trợ đời sống dân sinh và đồng ý bổ sung thêm cho Bình Định 2.000 tấn gạo để cứu trợ cho nhân dân sau lũ. Ngày 21/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ về thăm...