Hai thiếu nữ làm nô lệ suốt 5 năm gây phẫn nộ ở Myanmar
Hai thiếu nữ Myanmar tố cáo bị chủ một cửa hàng may ở Yangon bắt giữ và tra tấn, ép làm việc như nô lệ hơn 5 năm.
Đôi tay bị biến dạng do tra tấn của một trong hai thiếu nữ Myanmar. Ảnh: AFP.
Hai thiếu nữ được trả tự do vào tuần trước nhờ sự giúp đỡ của một nhà báo. Gia đình các nạn nhân cho biết cảnh sát từ chối can thiệp dù họ đã cầu xin, theo BBC.
Hôm 21/9, cảnh sát đã bắt giữ người thợ may và hai thành viên trong gia đình bị tố cáo giam cầm, đối xử như nô lệ với hai thiếu nữ 11 tuổi và 12 tuổi.
Hai em được bố mẹ gửi tới thủ phủ thương mại Yangon để làm người giúp việc trong cửa hàng may. Hai em sống cuộc sống như nô lệ, không được tiếp xúc với cha mẹ, không được rời đi, không được trả tiền công.
Video đang HOT
Sau khi được giải cứu, một trong hai em nói đã bị đóng dấu bằng sắt nung đỏ ở chân và ở đầu, bị rạch dao ở mũi chỉ vì nấu ăn không ngon. Bé gái lớn hơn cho biết các ngón tay bị đốt cháy, xoắn lại sau một lần bị trừng phạt.
Trong 5 năm hai em bị bắt làm nô lệ, gia đình nhiều lần đề nghị cảnh sát giúp đỡ nhưng bị từ chối. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi một nhà báo tên Swe Win vào cuộc. Sau khi tiếp cận cảnh sát và cũng bị từ chối, Swe Win mang sự việc đến Ủy ban Nhân quyền quốc gia. Cơ quan này đàm phán với cửa hàng may để hai em được tự do và nhận khoản lương hơn 4.000 USD.
Tuy nhiên, dư luận Myanmar giận dữ bởi các hành vi tra tấn hai cô gái không được đem ra xét xử. Câu chuyện của hai nữ nô lệ thời hiện đại được nhiều tờ báo và mạng xã hội đăng tải, gây sức ép khiến cảnh sát phải vào cuộc và bắt giữ chủ cửa hàng may cùng hai người con đã trưởng thành. Ba người này phải đối mặt với cáo buộc buôn người.
Tổng thống Myanmar Htin Kyaw cũng bày tỏ bất bình trước việc chính quyền mất nhiều thời gian giải quyết vụ việc. Ông Htin Kyaw chỉ đạo các cơ quan liên quan bảo vệ gia đình hai cô gái và nhà báo Swe Win để tránh việc họ bị trả thù.
Nhiều người Myanmar coi sự việc là bằng chứng cho hệ thống tư pháp chồng chéo, chống lại những người nghèo, dễ bị tổn thương. Theo Liên Hợp Quốc, ít nhất một triệu trẻ em Myanmar phải bỏ học đi làm.
Văn Việt
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi tiến trình dân chủ ở Myanmar
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi của Myanmar và ca ngợi sự thay đổi của đất nước này sau cuộc bầu cử dân chủ năm 2015, theo AFP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi gặp gỡ ngày 22.5. REUTERS
Hôm 22.5, ông John Kerry đã cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên với bà Aung San Suu Kyi kể từ lúc Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà chính thức nắm quyền từ tháng 3.2016. Ngoại trưởng Mỹ đánh giá cao quá trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar và cho rằng đó là một "lời tuyên bố đáng chú ý" cho sự thúc đẩy dân chủ toàn cầu.
"Thông điệp của tôi hôm nay là rất, rất đơn giản: Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ quá trình chuyển đổi dân chủ đang diễn ra tại đây", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Kerry.
Trong khi hoan nghênh chiến thắng của đảng NLD bên phía bà Aung San Suu Kyi và cho rằng chính phủ mới của Tổng thống Htin Kyaw "đã thực hiện những điều phi thường", ông Kerry vẫn lưu ý rằng Myanmar vẫn còn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi những gì chế độ do quân đội nắm quyền để lại hơn 50 năm.
Mỹ cho rằng chế độ quân đội ở Myanmar là độc tài và dẫn tới lệnh cấm vận. Tuần trước, Washington đã tháo gỡ hàng loạt lệnh cấm vận tài chính, thương mại đối với Myanmar, nhưng vẫn giữ lại nhiều doanh nghiệp, tổ chức liên quan tới chính quyền cũ của nước này trong danh sách đen.
Ngoài ra, phía Mỹ vẫn còn lưu ý một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo còn tồn đọng ở Myanmar, điển hình là cộng đồng người Rohingya, một bộ phận người theo đạo Hồi xuất phát từ Bangladesh và chưa thể hòa nhập với đất nước Phật giáo chiếm đa số như Myanmar.
Hơn 100.000 người Rohingya lâm vào cuộc sống khó khăn ở các trại tị nạn sau cuộc xung đột sắc tộc năm 2012. Khoảng 1,1 triệu người Rohingya ở Myanmar không có quyền công dân. Ông Kerry cũng bày tỏ mong muốn rằng bà San Suu Kyi, một người từng được trao giải Nobel Hòa bình, sẽ giải quyết vấn đề này theo hướng tôn trọng nhân quyền nhất.
Thừa nhận đây là vấn đề nhạy cảm, bà Aung San Suu Kyi nói rằng chính phủ Myanmar cần thêm "không gian" để giải quyết khó khăn của cộng đồng Rohingya.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Quân đội Myanmar xác nhận tuân theo chính phủ mới Người đứng đầu quân đội Myanmar đánh tan mọi nghi ngờ về mối quan hệ căng thẳng với chính phủ khi nói rằng quân đội đang thực thi nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của tân chính phủ do đảng của bà Aung San Suu Kyi nắm quyền. Tướng Min Aung Hlaing, tư lệnh quân đội Myanmar tiễn bà Suu Kyi ra sân...