Hai thế lực đối địch tại Nam Sudan ký kết thỏa thuận hòa bình
Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và lãnh đạo phiến quân Riek Machar đã đồng ý kí kết một thỏa thuận hòa bình sau cuộc xung đột kéo dài 5 tháng.
Thỏa thuận này kêu gọi hai bên ngừng bắn ngay lập tức và chuẩn bị thành lập một chính phủ lâm thời trước khi soạn thảo hiến pháp và tổ chức bầu cử.
Cuộc xung đột ở Sudan đã khiến hàng nghìn người chết và hơn một triệu người vô gia cư.
Quân lính của White Arm chống chính phủ
Liên Hiệp Quốc đã cáo buộc cả 2 bên về tội ác chống lại nhân loại, bao gồm các vụ giết người hàng loạt và băng đảng hiếp dâm.
Hai bên đã ký thỏa thuận tại thủ đô Ethiopia, Addis Ababa vào cuối ngày thứ sáu (9/5), sau khi có cuộc họp trực tiếp kể từ khi chiến sự bắt đầu. Emmanuel Igunza phóng viên thường trực BBC tại Addis Ababa cho biết thỏa thuận kêu gọi chấm dứt chiến sự trong vòng 24 giờ sau khi ký kết. Lệnh ngừng bắn lâu dài sẽ được thực hiện ngay sau đó.
Video đang HOT
Ông Kiir và ông Machar ra lệnh yêu cầu quân đội ngừng bắn ngay lập tức và cho phép viện trợ nhân đạo. Thỏa thuận cũng được ký kết bởi Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn, người tổ chức các cuộc đàm phán giữa hai bên.
Tuy nhiên, một quan chức của Liên Minh Châu Phi, Smail Chergui cảnh báo rằng “Căn cứ vào cuộc khủng hoảng hiện nay, việc khôi phục hòa bình ở Nam Sudan sẽ không dễ dàng”.
Vào hôm thứ 5 (8/5) Liên Hợp Quốc đã công bố một bản báo cáo. Bản báo cáo nêu ra cả hai bên đã thực hiện những hành động tội ác “trên diện rộng và có hệ thống” tại nhà, bệnh viện, nhà thờ hồi giáo và nhà thờ thiên chúa giáo. Bản báo cáo kêu gọi hai bên chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Một thỏa thuận đình chiến được ký kết giữa hai bên vào tháng Giêng nhưng không chấm dứt được bạo lực tại nước này. Bạo lực bắt đầu khi Tổng thống Kiir cáo buộc và sa thải ông Machar vì âm mưu đảo chính.
Ông Machar bác bỏ cáo buộc, nhưng sau đó sắp xếp một đội quân nổi dậy để chống lại chính phủ. Đây là cuộc chiến sắc tộc, với ông Machar phụ thuộc nhiều vào các chiến binh Neur và ông Kiir từ cộng đồng Dinka.
Nam Sudan giành được độc lập vào năm 2011, được tách ra từ Sudan sau nhiều thập kỷ xung đột giữa phiến quân và chính phủ Khartoum. Cho đến bây giờ, nơi đây vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Theo ANTD
Máy bay Ethiopia bị không tặc khống chế hạ cánh tại Geneva
Một chiếc Boeing 767-300 của hãng hàng không Ethiopia trên hành trình tới Rome sáng 17/2 đã phải hạ cánh xuống Geneva, Thụy Sỹ sau khi bị không tặc tấn công. Máy bay đã hạ cánh an toàn và nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ, báo giới và cảnh sát địa phương cho biết.
Chiếc Boeing 767 bị không tặc của hãng hàng không Ethiopia hạ cánh tại Geneva
Theo kênh BBC, chiếc Boeing 767 trước đó đang trên hành trình từ Addis Ababa từ Rome thì buộc phải hạ cánh xuống Geneva sau do bị không tặc, cảnh sát Thụy Sỹ cho biết.
Một kẻ không tặc đã bị bắt giữ sau đó.
Trong một thông báo được phát đi sau đó, hãng hàng không Ethiopia khẳng định toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đều an toàn. Không có ai bị thương và cảnh sát tuyên bố tình hình "đã được kiểm soát".
Theo lịch trình chuyến bay 702 khởi hành từ Addis Ababa lúc 0 giờ 30 giờ địa phương (21 giờ 30 GMT) và đến Rome lúc 4 giờ 40 giờ địa phương. Tuy nhiên máy ay đã phải hạ cánh xuống Geneva lúc 6 giờ 00.
Sân bay Geneva đã bị đóng cửa tạm thời trong thời gian chiếc máy bay bị không tặc chuẩn bị hạ cánh.
Phát biểu với báo giới, một người phát ngôn chính phủ Ethiopia có tên Redwan Hussein nhận định kẻ thực hiện vụ không tặc có thể đã lên máy bay trong trạm dừng tại thủ đô Khartoum của Sudan.
"Chúng tôi không biết chúng đến từ đâu và có bao nhiêu tên, nhưng có vẻ kẻ không tặc đã lên chuyến bay tại Khartoum", ông Hussein nói không lâu trước khi cảnh sát tuyên bố nghi phạm đã bị bắt.
Toàn bộ 200 hành khách và phi hành đoàn trên khoang đã rời khỏi máy bay vào khoảng 8 giờ 00 phút giờ địa phương trong sự bảo vệ của hàng chục cảnh sát, tờ Tribune de Geneve cho biết thêm.
Nguyên nhân của vụ không tặc vẫn chưa được xác định, mặc dù có những có thông tin chưa được kiểm chứng rằng người thực hiện vụ không tặc là phi công điều khiển máy bay.
Theo kênh RT của Nga, thông tin này dường như có căn cứ khi dữ liệu điện đàm giữa phi hành đoàn và đài kiểm soát không lưu sân bay quốc tế Geneva cho thấy, một thành viên phi hành đoàn yêu cầu được tị nạn, hoặc được đảm bảo rằng họ không bị trục xuất khỏi Thụy Sỹ.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Quân Ukraine dùng chiến thuật đánh "bóc vỏ" chống biểu tình ly khai Sau những nỗ lực đánh vào trung tâm thành phố Slavyansk - căn cứ địa vững chắc của người biểu tình Donetsk thất bại, dường như Ukraine đang có những thay đổi chiến thuật, chuyển sang tấn công kiểu "bóc vỏ" các thành phố lớn. Chiến sự ở đông nam Ukraine đang ngày càng thêm ác liệt Ngày 2 và sáng 3-5, quân...