Hai thập kỷ đồng hành cùng người nghèo

Theo dõi VGT trên

Một trong những giải pháp giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân hiệu quả là việc hình thành kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.

Hai thập kỷ đồng hành cùng người nghèo - Hình 1
Năm 2022, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã giải ngân hơn 70 tỷ đồng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Linh/ TTXVN

Mốc lịch sử

Cụ thể hóa quy định của Luật các Tổ chức tín dụng về phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngày 4/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.

Trong 20 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao, trực tiếp, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị – xã hội và sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong cả nước.

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, NHCSXH tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện định hướng lớn, lâu dài và chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hai thập kỷ đồng hành cùng người nghèo - Hình 2

Bà Võ Thị Hạnh, thôn Tây Thành, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phát triển mô hình chăn nuôi bò nhờ nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ chương trình Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Ảnh: TTXVN phát.

Mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng phù hợp

Trong 20 năm qua, NHCSXH đã thiết lập được mô hình quản trị và điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đồng thời, xây dựng tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.

Video đang HOT

NHCSXH cũng đã phối hợp với chính quyền cấp xã, tổ chức chính trị – xã hội xây dựng, quản lý 168.624 Tổ tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Tổ tiết kiệm và vay vốn là “cánh tay nối dài”, cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn. Đây là sản phẩm sáng tạo, có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện thành công chính sách tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác. Hoạt động giao dịch tại 10.435 Điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước được tổ chức nề nếp, hiệu quả với phương thức “giao dịch tại nhà; thu nợ, giải ngân tại xã” là hoạt động đặc trưng, riêng có của NHCSXH.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, 20 năm qua, NHCSXH thường xuyên chú trọng xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, quyết tâm với công việc, phục vụ người dân với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, cùng các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng của NHCSXH là phù hợp với cấu trúc hệ thống chính trị và thực tiễn Việt Nam. Mối quan hệ liên kết thông qua hoạt động tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng, các tổ chức chính trị – xã hội gắn bó mật thiết với nhân dân, gần dân, hiểu dân, nắm bắt thực tế để xử lý công việc, nâng cao chất lượng hoạt động của chính mình và tạo điều kiện cho nhân dân giám sát việc thực thi chế độ, chính sách của Nhà nước.

“Đây là chính sách xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước, thông qua NHCSXH, với các tổ chức đoàn thể và người nghèo, phát huy được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người nghèo với chính quyền cơ sở thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn cách làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của ngân hàng”, Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu rõ.

Tổ chức thực hiện hiệu quả

Nguồn vốn tín dụng chính sách có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Đến 30/11/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt gần 298 nghìn tỷ đồng, tăng gần 291 nghìn tỷ đồng (gấp 41,9 lần) so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 21,4%. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trun ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay với nguồn vốn nhận ủy thác đến nay đạt gần 30 nghìn tỷ đồng; thể hiện rõ phương châm “Trung ương và địa phương cùng làm”.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển. Trong 20 năm qua, với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, NHCSXH đã tập trung huy động được nguồn lực lớn để cho vay, đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu, kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao, tạo điều kiện giúp trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay gần 830 nghìn tỷ đồng.

Đến ngày 30/11/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 280 nghìn tỷ đồng với gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 99.810 tỷ đồng, chiếm 35,7%, với gần 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo là 30.494 tỷ đồng, chiếm 10,9%, với gần 590 nghìn khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số là 69.175 tỷ đồng, chiếm 24,7% với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Ngoài chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, còn có các chính sách cho vay vốn để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, để giảm nghèo, tín dụng chính sách còn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội với doanh số cho vay gần 18 nghìn tỷ đồng cho gần 280 nghìn lượt khách hàng.
Chất lượng tín dụng chính sách xã hội luôn được duy trì, củng cố, nâng cao, đảm bảo mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn cho Nhà nước. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh giảm từ 13,75%/tổng dư nợ (khi nhận bàn giao) xuống còn 0,67%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,26%/tổng dư nợ (thời điểm 30/11/2022).

20 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ gần 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động, hỗ trợ hơn 3,8 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học, giúp mua hơn 84 nghìn máy tính, thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên, xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng gần 729 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hỗ trợ vốn mua/thuê mua hơn 29,7 nghìn căn nhà ở xã hội, gần 2 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động… góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước: giai đoạn 2001-2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005-2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011-2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016-2021 từ 9,88% xuống 2,23%.

Từ những kết quả đạt được sau 20 năm triển khai thực hiện, đặc biệt sau 8 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, có thể khẳng định chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào cuộc sống; “là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn của hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực”- (Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) – là một “trụ cột” quan trọng, một “điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo; góp phần giải quyết một số vấn đề thiết yếu trong cuộc sống cho người nghèo, đối tượng chính sách; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện tại các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần phát triển kinh tế – xã hội và giảm nghèo bền vững; hạn chế, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi; tạo nguồn lực cho các địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, được nhân dân đồng tình ủng hộ, cộng đồng quốc tế đ.ánh giá cao, góp phần đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo trên thế giới.

Trong giai đoạn tới, NHCSXH đặt mục tiêu phát triển thành tổ chức có khả năng tự chủ, phát triển ổn định lâu dài, bền vững, duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần. Tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả hơn chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Với những thành tích đạt được trong triển khai chính sách tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trong 20 năm qua, NHCSXH đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao quý: Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2004; tặng Cờ thi đua của Chính phủ các năm 2006, 2008, 2010, 2011, 2014, 2015, 2016, 2017 và năm 2018; Chủ tịch nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2008, hạng Nhì năm 2013; Huân chương lao động hạng Nhì năm 2006, hạng Nhất 2017. Năm 2020, NHCSXH vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”.

Tăng hiệu quả thiết thực từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Thực hiện cho vay 14 chương trình tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong thời gian qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bến Tre đã thực hiện giải ngân có hiệu quả vốn chính sách tín dụng ưu đãi, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2021 của tỉnh Bến Tre từ 10,01% xuống còn 4,26%.

Theo bà Nguyễn Thị Bé Mười - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, qua 8 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh, nguồn vốn tập trung ưu tiên hỗ trợ người dân ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Tăng hiệu quả thiết thực từ nguồn vốn tín dụng chính sách - Hình 1
Cán bộ tín dụng chính sách tư vấn cho người dân Bến Tre.

Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bến Tre đã thực hiện giải ngân vốn chính sách tín dụng ưu đãi cho 296.500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận đồng vốn tín dụng ưu đãi để phục vụ hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh với số t.iền hơn 7.200 tỷ đồng.

Từ đó, đã giúp trên 12.300 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; gần 133.000 hộ gia đình xây dựng được trên 235.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh đảm bảo môi trường; giúp gần 9.750 học sinh, sinh viên trang trải các khoản chi phí học tập sinh hoạt; duy trì, tạo việc làm cho gần 23.000 lao động; gần 1.200 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; cho vay hỗ trợ xây dựng được 958 ngôi nhà cho hộ nghèo; cho vay để sửa chữa, xây dựng mới 105 ngôi nhà...

Mặt khác, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện tuyên truyền, vận động thành viên tổ Tiết kiệm và vay vốn tích cực tham gia gửi t.iền tiết kiệm hàng tháng thông qua tổ Tổ Tiết kiệm và vay vốn, nhằm tạo thói quen tích lũy và hỗ trợ người nghèo từng bước tiếp cận với dịch vụ ngân hàng.

Đồng thời, thực hiện huy động các nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân trên thị trường, giúp cho Ngân hàng chính sách xã hội chủ động hơn về nguồn vốn. Đến cuối tháng 10/2022, nguồn vốn huy động đạt gần 594 tỷ đồng, tăng 465 tỷ đồng so với cuối năm 2014; trong đó, nguồn vốn huy động qua tổ Tiết kiệm và vay vốn là 237 tỷ đồng, tăng 166 tỷ đồng so với năm 2014.

Bà Nguyễn Thị Bé Mười cho rằng, thông qua việc tổ chức thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, cấp ủy chính quyền địa phương các cấp, nhất là sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội cùng tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, chăm lo cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách, hướng dẫn và tạo điều kiện cho họ biết cách làm ăn, từng bước chuyển biến nhận thức, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh đã khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm, ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Cùng đó, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đời sống nhân dân tại vùng sâu, vùng xa được nâng lên, điều kiện kinh tế được cải thiện, ổn định trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu vay vốn của một số chương trình tín dụng rất cao nhưng nguồn vốn còn hạn chế như: Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.

Mặt khác, nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách chiếm tỷ trọng 3,37% tổng nguồn vốn, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại địa phương.

Để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, trong thời gian tới, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh và các địa phương sẽ triển khai các giải pháp tăng cường nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Theo đó, tiếp tục cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng tích hợp các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong quyết định đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, đề án khác trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Trong giai đoạn 2023-2025 bổ sung vốn ủy thác 300 tỷ đồng (100 tỷ đồng/năm); phấn đấu đến năm 2025 nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội đạt khoảng 400 tỷ đồng và tiến tới đạt bình quân cả nước vào năm 2030.

Để thực hiện đạt mục tiêu định hướng, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu xây dựng Đề án, lộ trình cụ thể (mỗi năm tăng khoảng 100 tỷ đồng), tập trung ủy thác vốn để cho vay giải quyết việc làm để nâng cao thu nhập, xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường,... góp phần thực hiện Đề án thí điểm về an sinh xã hội giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn 2030, giảm nghèo bền vững và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, tỉnh Bến Tre cũng đề xuất, kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành chức năng bổ sung đối tượng vay vốn tín dụng chính sách đối với hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, tạo điều kiện cho các đối tượng này có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

Đồng thời, nâng mức cho vay đối với chương trình hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ gia đình từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng/hộ mà không phải thế chấp tài sản; nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ 10 triệu đồng/công trình lên 20 triệu đồng/công trình để phù hợp với giá trị xây dựng của thị trường, đảm bảo đáp ứng chi phí cần thiết để hộ dân xây dựng công trình đảm bảo chất lượng; bổ sung nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho Bến Tre....

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chiếc xe đặc biệt ở lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
18:37:41 25/07/2024
Tài xế xe máy phi lên cầu vượt lúc đoàn xe linh cữu Tổng Bí thư đi qua
19:51:08 26/07/2024
Hình ảnh gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ viếng
09:39:28 25/07/2024
Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
18:58:16 25/07/2024
Viếng Tổng Bí thư, những người bạn học ngậm ngùi 'từ nay họp lớp vắng anh'
15:15:42 25/07/2024
Phu nhân Ngô Thị Mận nghẹn ngào bên linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
15:38:14 25/07/2024
Những hình ảnh xúc động thể hiện niềm tiếc thương vô hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
20:09:07 25/07/2024
Ngày Quốc tang thứ 2: Người dân xếp hàng từ 2 giờ sáng chờ viếng Tổng Bí thư
08:12:10 26/07/2024

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Sao Việt 27/7: Kasim Hoàng Vũ lộ diện khác lạ sau bạo bệnh
06:41:38 27/07/2024
3 phim ngôn tình Hoa ngữ "xịn sò" sắp chiếu: "Đệ nhất mỹ nhân Bắc Kinh" tái xuất?
06:05:30 27/07/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức không ai dám theo đuổi
06:25:53 27/07/2024
Vợ Đức Tiến lên tiếng trước tin đồn chồng bị hãm hại: "Đã có kết quả điều tra chính thức"
07:05:41 27/07/2024
Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng
01:00:39 27/07/2024

Tin mới nhất

Phạt quán ăn bị tố 'chặt c.hém' 200.000 đồng/suất ở huyện Vạn Ninh 1,5 triệu đồng

07:22:15 27/07/2024
Như PLO đã thông tin, ngày 23-7, tài khoản Facebook có tên Vân Trường đăng nội dung tố quán cơm ở xã Vạn Thắng tính giá suất ăn cao bất thường.

Thực hư thông tin cô gái làm ở Samsung lây truyền HIV cho 16 người ở Thái Nguyên

07:19:15 27/07/2024
Liên quan đến vụ việc mạng xã hội đang lan truyền cô gái Samsung lây truyền HIV cho 16 người , lãnh đạo TP. Phổ Yên, Thái Nguyên cho biết, công an thành phố đang vào cuộc xác minh sự việc.

Vụ 63 công nhân nghi bị ngộ độc ở Bình Phước: Tự gom t.iền, đặt các suất ăn bên ngoài

06:44:50 27/07/2024
Theo bà Nguyên, báo cáo từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Bình Phước cho thấy, các công nhân tự gom t.iền và cử đại diện đặt các suất ăn tại một quán ăn trên địa bàn thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

06:12:25 27/07/2024
Lễ truy điệu và an táng; hàng nghìn đoàn với hàng trăm nghìn người dân đến viếng đồng chí Tổng Bí thư; hàng nghìn đoàn viếng tại các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài.

Điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

06:10:35 27/07/2024
Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế Doreen Bogdan-Martin đã gửi điện/thư/thông điệp chia buồn đến Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhân dân Việt Nam.

Kịp thời cứu hai trẻ bị đuối nước

06:02:00 27/07/2024
Hành động dũng cảm cứu người trong lúc nguy cấp của Hạ sĩ Lò Văn Thanh tiếp tục tô thắm hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ .

Sơn La ứng phó khẩn cấp với mưa lớn trên diện rộng

05:53:26 27/07/2024
Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh tiếp tục nắm bắt tình hình tại các địa phương; triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.

Trà Vinh: Khẩn trương hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại do gió lốc

05:51:36 27/07/2024
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh đang phối hợp với chính quyền địa phương thị xã Duyên Hải khẩn trương hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại do gió lốc chiều 25/7 để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Mưa dông gây nhiều thiệt hại ở Cà Mau

05:48:14 27/07/2024
Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tại tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Những dòng tâm thư xúc động của người trẻ tại Malaysia tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

05:44:18 27/07/2024
Những dòng tâm thư xúc động nói trên là của các bạn Châu Thị Ngọc Tuyền và Thu Hằng, những người Việt thuộc thế hệ 9X đang làm việc tại Malaysia.

Cụ bà U100 bình tĩnh giữa biển nước và chuyện ấm lòng trong đêm mưa lũ ở Sơn La

23:28:57 26/07/2024
Những ngày qua, nhiều clip và hình ảnh mưa lũ ở Sơn La do chị Phạm Thị Vân Anh (SN 1987, tổ 3, phường Quyết Thắng, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) ghi lại được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ.

6 tiếng kinh hoàng mắc kẹt trong tâm lũ ống

23:05:57 26/07/2024
Một ngày sau trận lũ, khuôn mặt bà con vùng cao vẫn hằn in nỗi khiếp sợ cùng những lo lắng về việc phải sớm ổn định cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Vắt chanh đừng bỏ vỏ vì vô vàn lợi ích cho sức khỏe

Sức khỏe

08:22:01 27/07/2024
Thông thường, người ta chỉ dùng nước cốt chanh và bỏ đi phần vỏ quả chanh. Tuy nhiên, vỏ chanh lại mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

2NE1 ghét BLACKPINK?

Sao châu á

08:11:37 27/07/2024
Chủ đề gây chú ý nhất trên mạng xã hội là nghi vấn 2NE1 không thích BLACKPINK. Bằng chứng được đưa ra là dòng trạng thái của CL khi bị tag vào sản phẩm âm nhạc của Jennie.

Kiểu tóc bết dơ được các người đẹp lăng xê nhiệt tình, tôn vẻ gợi cảm, chị em học theo không khó

Làm đẹp

08:04:51 27/07/2024
Thông thường, mái tóc bết hay ướt được xem là trạng thái tóc chưa sạch của mọi người. Vào những ngày phải hoạt động nhiều hoặc ra ngoài trời thường xuyên, tóc sẽtiết dầutrông khá bết dính và không còn bồng bềnh như khi được gội sạch sẽ.

Diễn biến vụ kiện của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

07:56:36 27/07/2024
Được ví như Taylor Swift Hàn Quốc , IU có hơn 10 năm sự nghiệp đỉnh cao với danh sách đĩa nhạc khủng, toàn hit tự sáng tác. Tại thị trường chuộng nhóm nhạc như Hàn Quốc, IU là cá nhân đặc biệt thành công với tư cách nghệ sĩ solo.

Ba tựa game có thời lượng dài nhất trong lịch sử, người chơi mòn mỏi không phá đảo nổi

Mọt game

07:56:28 27/07/2024
Không có bất kỳ một quy tắc hay hạn chế nào về độ dài của các trò chơi điện tử. Tùy theo mức độ tài chính cũng như chiến lược từ phía các nhà phát triển, những tựagamesẽ được thiết kế với thời lượng nội dung khác nhau.

Bị hỏi thiếu tế nhị về bé Bôm khi đi siêu thị, Quốc Tuấn phản ứng ra sao?

Sao việt

07:48:56 27/07/2024
Có người hỏi cháu bị làm sao vậy. Tôi luôn trả lời rằng cháu không sao hết, bố cháu sẽ chỉnh hình lại cho cháu, không vấn đề gì hết - diễn viên Quốc Tuấn chia sẻ.

Hoãn phiên xử vụ phó chủ tịch phường biến đất công thành đất cho con trai

Pháp luật

07:38:22 27/07/2024
Phiên tòa xét xử cựu phó chủ tịch phường ở Khánh Hòa tội lạm quyền, biến đất công thành đất của con trai mình tạm hoãn do vắng mặt nhiều người liên quan.

Điểm danh quán bún riêu tóp mỡ ngon chuẩn vị ở TP.HCM

Ẩm thực

06:59:41 27/07/2024
Bún riêu tóp mỡ là món ăn quen thuộc của người Hà Nội, tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều quán bún riêu tóp mỡ cực ngon Nam tiến vào TP.HCM.

8 outfit phù hợp sáng đi làm, tối đi chơi

Thời trang

06:42:21 27/07/2024
Do đó, chị em có xu hướng lựa chọn những kiểuthời trangđa-zi-năng, giúp hạn chế tối đa việc phải thay đổi trang phục nhiều lần trong ngày.

Động vật có thể nhận ra mình trong gương

Lạ vui

06:41:32 27/07/2024
Con người là loài duy nhất ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trong gương mỗi ngày nhưng không phải loài duy nhất nhận ra chính mình trên các bề mặt phản chiếu.

Dàn idol nữ chứng minh màu tóc này là chân ái: Rosé gắn bó lâu năm, có 2 người còn trông như sinh đôi!

Phong cách sao

06:41:24 27/07/2024
Dạo gần đây, rất nhiều nữ idol khiến netizen trầm trồ khi đồng loạt đổi sang màu tóc vàng, báo hiệu cho sự trở lại trong âm nhạc của họ.