Hai tháp 5G tại New Zealand bị phá hoại
Hai tháp viễn thông 5G tại thành phố Auckland đã bị đốt chỉ sau một đêm, nghi do tin giả liên quan đến Covid-19.
Theo xác nhận của cảnh sát Auckland, hai tháp 5G bị phá hủy nằm ở vùng ngoại ô thuhu và Favona. “Khoảng 2h38 (giờ địa phương), cảnh sát đã phát hiện lửa cháy tại một tháp viễn thông thuộc Todd Place, thuhu. Đến 3h44, trường hợp tương tự xảy ra tại Savill Drive, Favona”, thanh tra Shaun Vickers cho biết. “Hai địa điểm đã được kiểm tra. Chúng tôi cho rằng đây là hành động đáng ngờ”.
Theo NzHerald, “hành động đáng ngờ” mà thanh tra Vicker đưa ra có thể liên quan đến tin giả về 5G, cho rằng công nghệ mạng di động thế hệ mới này gây ra sự bùng phát Covid-19.
Hàng chục trạm phát 5G trên toàn cầu đã bị phá hoại do tin giả. Ảnh: Vice.
Cuối tháng 3, những kẻ quá khích tại New Zealand cũng đã phá hoại nhầm một cột sóng 4G tại khu vực Waiharara. Theo Vice, cột sóng này là một phần thuộc chiến dịch Rural Airband Initiative hợp tác giữa Microsoft và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông địa phương nhằm cải thiện chất lượng Internet.
Gần nhất, một đoạn video đăng trên Facebook cũng ghi lại cảnh người đàn ông ở Auckland tưới xăng lên một đoạn dây cáp viễn thông, liên tục chửi bới và gọi 5G là “thứ công nghệ chết tiệt” rồi châm lửa đốt. Cảnh sát sau đó xác nhận vụ việc xảy ra hôm 5/4.
Trước tin giả về 5G gây ra Covid-19, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hồi tháng 4 đã lên tiếng khẳng định thông tin “hoàn toàn sai”. Tuy vậy, điều này không thể ngăn chặn những kẻ quá khích đốt tháp viễn thông.
Video đang HOT
Anh hiện là quốc gia có nhiều tháp viễn thông 5G bị đốt hoặc phá hoại nhất, với 77 trường hợp. Sự cố bắt nguồn từ tin giả rằng Covid-19 lây lan qua mạng 5G. Thông tin vô căn cứ được các thành viên nhóm cực đoan New Agers và QAnon tích cực phát tán, nhằm gây hoảng loạn và kích động người dân trên mạng xã hội. Chính quyền Anh phải lên tiếng khuyến cáo, trong khi các nhà mạng tại Anh cũng đưa ra thông báo chung, yêu cầu người dùng không nghe theo tin đồn thất thiệt và phá hoại trạm phát sóng di động.
Ngoài Anh, một số trường hợp đốt phá cột 5G khác cũng được phát hiện tại Hà Lan, Ireland. Các mạng xã hội như YouTube, Facebook… cũng mạnh tay với “thuyết âm mưu 5G” khi xóa các nội dung liên quan đến vấn đề này.
Trụ phát 5G liên tục bị đốt vì được cho là nguồn lây Covid-19
Thuyết âm mưu vô căn cứ cho rằng 5G là nguồn lây lan Covid-19 dẫn đến hàng loạt vụ đốt trụ phát sóng di động tại Anh suốt một tháng qua.
Từ khi những cuộc tấn công diễn ra vào tháng 4, đến nay đã ghi nhận 77 trụ phát sóng di động tại Anh bị phá hoại, thậm chí kẻ cực đoan còn hành hung các kỹ sư vận hành.
Thuyết âm mưu về nguồn gốc lây lan của virus gây ra dịch Covid-19 lan truyền tại Anh vào thời điểm dịch bệnh bùng phát khiến chính phủ ban bố lệnh phong tỏa trên khắp cả nước. Một trong những giả thuyết nói rằng các trụ phát sóng di động, đặc biệt là trụ phát 5G, làm phát tán virus.
Hạ tầng viễn thông bị thiệt hại sau vụ đốt phá tại Huddersfield, phía tây nước Anh ngày 17/4
Dựa trên thuyết âm mưu 5G là nguồn gốc tạo ra virus SARS-CoV-2 gây Covid-19, nhiều cộng đồng trên Facebook đã được thành lập để phản đối thế hệ mạng không dây mới. Một nhóm có tên "Stop 5G" với 60.000 thành viên đã liên tục lan truyền thông tin lo ngại 5G sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Một số nhóm khác như "Destroy 5G Save Our Children" (tạm dịch: Phá hủy 5G để cứu con em chúng ta) cũng được thành lập với 2.500 thành viên. New York Times đã tìm thấy 487 cộng đồng Facebook, 84 tài khoản Instagram, 52 tài khoản Twitter và hàng chục bài đăng, video thúc đẩy giả thuyết này.
Đó được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc tấn công, phá hoại trụ phát sóng di động tại Anh và một số quốc gia.
Các thuyết âm mưu khiến một bộ phận người dân Anh tin rằng mạng 5G gây ra Covid-19 và đi tấn công những trạm phát sóng.
Ngày 15/4, Mobile UK, tổ chức đại diện cho 4 nhà mạng di động tại Anh nói rằng khoảng 50 trụ phát sóng đã bị phá hoại trên cả nước, phần lớn trong số đó không thực sự phát sóng mạng 5G.
Ngày 6/5 vừa qua, Mobile UK tuyên bố trụ phát sóng bị phá hoại đã tăng lên 77, những cuộc tấn công diễn ra ít hơn nhưng chưa dừng lại.
Một tháp viễn thông bị đốt cháy ở Birmingham, Anh, trong tháng 4. Ảnh: Reuters.
Các vụ tấn công không chỉ nhắm vào trụ phát sóng di động. Philip Jansen, CEO nhà mạng BT của Anh cho biết các kỹ sư còn bị hành hung trong khi điều hành cơ sở hạ tầng.
Nhà mạng này đã ghi nhận 40 nhân viên bị tấn công về thể chất lẫn tinh thần. Vài nhân viên bị "nhồi sọ" về thuyết âm mưu, đặc biệt có một người bị đâm và đang điều trị tại bệnh viện.
Sự gia tăng các cuộc tấn công đã bị lên án bởi lãnh đạo 4 nhà mạng hàng đầu nước Anh, tất cả cho rằng thuyết âm mưu về 5G lây lan virus là vô căn cứ, không có cơ sở khoa học.
Không chỉ tại Anh, ít nhất 4 trụ 5G đã bị đốt phá tại Hà Lan. Theo NCTV, đã có những cuộc biểu tình chống 5G ở Hà Lan kể từ khi kế hoạch triển khai được công bố vào năm 2019. Tuy nhiên, việc tấn công các trụ 5G chưa từng xảy ra.
Các quan chức Hà Lan liên tục nhắc lại việc tấn công trụ 5G sẽ gây gián đoạn liên lạc, bao gồm các dịch vụ khẩn cấp.
Từ khi dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu, những người theo thuyết âm mưu đã ủng hộ ý tưởng 5G làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến mọi người dễ bị nhiễm virus hơn. Thậm chí, họ cho rằng virus được truyền qua sóng vô tuyến, nhưng thực tế sóng vô tuyến có năng lượng thấp so với các loại bức xạ khác.
Các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter luôn cố gắng kiểm duyệt để xóa bỏ các thông tin không đúng sự thật.
WhatsApp bước đầu thành công trong việc hạn chế lan truyền tin giả về COVID-19 Những hạn chế trong việc chuyển tiếp tin nhắn do WhatsApp đặt ra đã giúp giảm đáng kể các tin giả và thông tin sai lệch liên quan đến dịch COVID-19 lan truyền. Đầu tháng 4, WhatsApp đã đặt ra giới hạn mới nhằm hạn chế khả năng chuyển tiếp tin nhắn đến các cuộc trò chuyện khác trong cùng một lúc. Đây...