Hai thanh niên bỏ học, xây dựng startup tỷ đô ở tuổi 23
Dù không hoàn thành năm nào đại học, Henrique Dubugras, 23 tuổi và Pedro Franceschi, 22 tuổi lại giàu kinh nghiệm và tiền bạc không kém lão làng nào.
Bộ đôi là nhà sáng lập và giám đốc Brex, startup fintech gần đây được định giá 2,6 tỷ USD. Dubugras chỉ mới 14 tuổi khi mở công ty đầu tiên, chuyên sản xuất video game trực tuyến và đóng cửa sau khi được thông báo đã vi phạm bản quyền.
Không lâu sau đó, anh hợp tác cùng Franceschi thành lập doanh nghiệp khác có tên Pagar.me, làm về thanh toán. Họ có 150 nhân viên trước khi bán đi năm 2016. Cả hai dắt tay nhau vào đại học Stanford nhưng thậm chí còn không học hết năm nhất mà bỏ học để khai sinh Brex.
Pedro Franceschi (trái) và Henrique Dubugras đều chưa học được năm nào tại Stanford
Video đang HOT
Năm 2018, Brex ra mắt sản phẩm đầu tiên, nhanh chóng đưa hai nhà sáng lập vào hàng ngũ các doanh nhân giầu nhất – ít nhất trên giấy tờ. Hiện tại, cổ phần trong Brex của mỗi người trị giá khoảng 430 triệu USD, theo EquityZen.
Họ phát triển nhanh chóng, vượt cả tiêu chuẩn thông thường của Silicon Valley. Brex dù mới được 2 năm nhưng đã trở thành một trong những startup Mỹ chạm mốc giá trị tỷ USD nhanh nhất, cùng với Uber, Lime và Bird Rides.
Năm 2017, Brex được định giá 25 triệu USD, theo PitchBook. Sau vòng huy động vốn mới nhất, giá trị Brex được đẩy lên hơn 2 tỷ USD. Sản phẩm quan trọng nhất của công ty là thẻ tín dụng cho startup và nhân viên của họ dựa trên dữ liệu thời gian thực thay vì các điểm tín dụng truyền thống. Một trong những yếu tố dẫn tới giá trị ngày một lớn của Brex, theo hai nhà sáng lập, là tiềm năng mở rộng sang lĩnh vực khác.
Gần đây, công ty giới thiệu thẻ tín dụng cho công ty thương mại điện tử và khoa học đời sống. Ngoài thẻ cho startup, họ có kế hoạch ra thẻ cho doanh nghiệp lớn hơn với tính năng cộng thưởng và quản lý chi phí.
Theo GenK
Qualcomm hỗ trợ một công ty xây dựng tập lệnh mã nguồn mở, đến lúc ARM phải sợ hãi?
Liệu rằng các vi xử lý sau này của Qualcomm cũng sẽ sử dụng tập lệnh mới này?
Tất cả những sản phẩm công nghệ được tích hợp vi xử lý trên thị trường, từ loa thông minh, smartphone đến smartwatch đều sử dụng tập lệnh điều khiển x86 của Intel hoặc ARM. Nhưng hiện nay đã có một loại tập lệnh mã nguồn mở mang tên RISC-V, đang dần chiếm được thị phần. Mới đây Qualcomm công bố sẽ đứng phía sau hỗ trợ công ty đang phát triển RISC-V.
Công ty này mang tên SiFive, đã gọi được số vốn lên tới 65.4 triệu USD trong lần gọi vốn gần nhất. Các tên tuổi lớn đã đóng góp vào SiFive bao gồm Qualcomm, Intel và Samsung. Vậy điều gì làm SiFive và tập lệnh RISC-V hấp dẫn đến vậy?
Như đã đề cập, RISC-V là một tập lệnh dùng trong vi xử lý dạng mã nguồn mở, tức tất cả các hãng đều có thể sử dụng mà không cần phải trả phí như tập lệnh từ ARM. SiFive cũng nói rằng sẽ nâng cấp RISC-V theo chu kỳ 1 đến 3 tháng, nhanh hơn rất nhiều so với chu kỳ 1 năm của ARM; kèm theo đó là tốc độ ra mắt chip thử nghiệm chỉ trong vài tuần.
Hiện tại RISC-V chỉ được sử dụng vào các thiết bị Internet of Things dạng nhỏ, nhưng họ cũng đã chế tạo được chip dùng cho một vòng tay mang tên Huami của Xiaomi. Vi xử lý dành cho các thiết bị đeo tay có thiết kế đơn giản hơn rất nhiều so với SoC của smartphone, thứ mà hiện nay ARM vẫn đang độc chiếm.
Tuy vậy ARM cũng đã đủ lo lắng để tạo ra một website để tuyên truyền chống lại tập lệnh RISC-V vào năm ngoái, trước khi phải gỡ nó xuống trước sự phản ứng của dư luận. Việc Qualcomm đầu tư vào SiFive cho thấy công ty này sẽ có một tương lai tươi sáng. Và việc ARM phải phản ứng dữ dội một lần nữa khẳng định điều này.
Theo GenK
Giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử và Thành phố thông minh trên nền tảng Điện toán đám mây trong thời đại công nghiệp 4.0 Ngày 31/05 tại Đà Lạt, Viettel IDC phối hợp với Dell - EMC tổ chức hội thảo "Xây dựng Chính phủ điện tử và Thành phố thông minh trên nền tảng Điện toán đám mây", với sự tham dự của gần 100 đại diện đến từ 10 tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hội thảo giới thiệu các giải pháp...