Hai startup Việt lọt Top ‘Asia 100 to Watch’ năm 2022 của Forbes
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 100 công ty nhỏ và startup đáng chú ý của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách “Asia 100 to Watch” năm 2022, trong đó đưa ra 100 công ty nhỏ và startup đáng chú ý tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có đại diện lọt vào Top 100 năm nay, xếp vào 11 hạng mục. Singapore dẫn đầu với 19 công ty, tiếp theo là Hong Kong (Trung Quốc) với 16 doanh nghiệp.
Để đủ điều kiện được xem xét, các công ty phải có trụ sở chính tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thuộc sở hữu tư nhân, hoạt động vì lợi nhuận, có doanh thu hàng năm gần nhất không quá 50 triệu USD và tổng vốn huy động không quá 100 triệu USD tính đến ngày 1/8.
Việt Nam có 2 startup lọt vào danh sách năm nay là Finhay và Medici Vietnam.
Finhay
Hạng mục: Tài chính
Năm thành lập: 2017
CEO: Huy Nghiêm
Video đang HOT
Nhà đầu tư chính: Insignia Ventures Partners, Chứng khoán Thiên Việt
Huy Nghiêm – nhà sáng lập và CEO Finhay. Ảnh: Finhay
Thông qua nền tảng đầu tư vi mô và quản lý tài sản, Finhay hướng tới mục tiêu cung cấp một điểm dừng chân cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Startup này cho biết người dùng có thể bắt đầu tham gia đầu tư với số vốn từ 2,2 USD (khoảng 50.000 đồng) để cải thiện khả năng tài chính của bản thân. Finhay hiện có khoảng 2,7 triệu người dùng. Các đối tác của công ty bao gồm Dragon Capital và ngân hàng Malaysia CIMB Group.
Medici Việt Nam
Hạng mục: Công nghệ sinh học & Chăm sóc sức khỏe
Năm thành lập: 2017
CEO: Ngô Đức Anh
Nhà đầu tư chính: Insignia Ventures Partners, Jungle Ventures, Wavemaker Partners
Đội ngũ Medici. Ảnh: Medici
Kết hợp giữa dịch vụ y tế và bảo hiểm, Medici Việt Nam hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao “dễ tiếp cận, sẵn có và giá cả phải chăng cho mọi người Việt Nam”. Công ty khởi nghiệp cho biết hệ sinh thái kỹ thuật số của họ bao gồm các bác sĩ, bệnh viện và công ty dược phẩm tại hơn 63 tỉnh và thành phố. Nền tảng này hiện có hơn 10.000 hồ sơ sức khỏe điện tử.
Đây là lần thứ hai Forbes công bố danh sách “Asia 100 to Watch”. Năm ngoái, Việt Nam có 4 công ty lọt vào danh sách này bao gồm: Hoozing, Logivan, Lozi và Med247.
Chuyên gia chỉ rõ bí kíp để startup gọi vốn thành công
Ngoài việc lên kế hoạch phát triển công ty, dồn tâm huyết để đi đến cùng, startup còn phải cân bằng giữa sự ổn định cho doanh nghiệp với việc phát triển đột phá.
Trong khuôn khổ hội thảo "Thăm khám sức khỏe startup", hoạt động bên lề của cuộc thi Viet Solutions 2022, đại diện các quỹ đầu tư và công ty tư vấn đã nêu một số kinh nghiệm nhằm giúp công ty khởi nghiệp có thể gọi vốn thành công khi gặp nhà đầu tư. Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh về việc lập kế hoạch, dồn tâm huyết cho công ty, khả năng thực thi dự án, và sự cân bằng khi phát triển doanh nghiệp.
Các chuyên gia trong buổi toạ đàm (từ trái qua): ông Võ Trần Đình Hiếu, ông Nguyễn Quý Tính, bà Nguyễn Thị Hiệp, bà Lê Huỳnh Kim Ngân. (Ảnh: Hải Đăng)
Bà Nguyễn Thị Hiệp, quản lý cấp cao công ty tư vấn Deloitte, cho hay tuỳ từng giai đoạn phát triển của công ty sẽ có các yêu cầu khác nhau khi gọi vốn.
Ở giai đoạn ban đầu, nhà sáng lập cần xác định được khát vọng, mục tiêu, thị trường, sản phẩm của công ty, để từ đó thuyết phục các nhà đầu tư thiên thần rót vốn. Khi công ty đã phát triển tốt hơn, startup sẽ phải gặp các nhà đầu tư mạo hiểm để thuyết phục họ chi tiền. Giai đoạn này yêu cầu của các nhà đầu tư sẽ cao hơn, vì tính mạo hiểm, do đó người sáng lập phải chứng minh được tính khác biệt của sản phẩm để dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công.
Ngoài ra, để công ty phát triển bền vững qua từng giai đoạn, bà Hiệp cho rằng trong đội ngũ sáng lập phải có người phản biện. Chỉ sau khi trả lời hoàn hảo các vấn đề được nêu ra thì công ty mới có thể phát triển xa hơn, bền vững hơn.
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Võ Trần Đình Hiếu, đại diện quỹ Viisa cho hay, muốn nhìn thấy sự cân bằng trong công việc của nhà sáng lập. Theo ông, nguyên tắc 50/50 được nhiều nhà sáng lập áp dụng trong giai đoạn phát triển ban đầu của công ty. Theo đó, một nửa tâm huyết nhà sáng lập cần sử dụng để có tiền nuôi nhân viên, giúp công ty tồn tại. Nửa kia startup cần dồn hết lực để thử sức mình, trải nghiệm những điều mới nhằm đưa công ty khác biệt hơn.
Khi tiếp xúc với nhà đầu tư để gọi vốn, nhà sáng lập nên bày tỏ các khát vọng, những điều muốn thử sức để nhà đầu tư được truyền cảm hứng, được cảm nhận sự hấp dẫn của ý tưởng và xuống tiền.
Trong khi quỹ của ông Hiếu đầu tư vào startup ở giai đoạn đầu, với mức khoảng 500 ngàn USD, thì quỹ ThinkZone có quy mô 60 triệu USD sẽ đầu tư vào công ty khởi nghiệp ở giai đoạn Serie A trở về trước, với khoản cao nhất 3 triệu USD.
Nói về các tiêu chuẩn để đầu tư cho một công ty startup ở giai đoạn tiền Serie A, bà Lê Huỳnh Kim Ngân - đại diện quỹ mạo hiểm ThinkZone - cho biết sẽ có 3 yếu tố bà quan sát từ nhà sáng lập trước khi quyết định rót tiền.
Đầu tiên, bà Ngân cho rằng có rất nhiều startup thường nói nhiều về tầm nhìn, các yếu tố vĩ mô và thị trường. Tuy vậy, bà đánh giá cao khả năng thực thi của chính nhà sáng lập và công ty đó. "Có thể tôi sẽ đưa ra vài câu hỏi tưởng vô thưởng vô phạt nhưng chỉ có những người làm thật mới có thể trả lời chính xác", bà Ngân tiết lộ.
Tiếp đến là sự cởi mở đối với những cái mới của nhà sáng lập. Đại diện ThinkZone cho rằng, startup Việt thường chăm chỉ, siêng năng, song tính bảo thủ cũng rất cao, hay tin vào những thứ mình cho là đúng, do đó đôi lúc nghi ngờ các ý kiến đóng góp từ nhà đầu tư nước ngoài vốn bị cho là không có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam.
Cuối cùng, bản thân nhà sáng lập công ty khởi nghiệp phải có tính chiến đấu hết mình. "Ngay cả nhà sáng lập công ty còn không dám đặt cược vào công ty của mình thì không ai dám đầu tư cả", bà Ngân chia sẻ.
Viet Solutions là cuộc thi do Bộ TT&TT chủ trì, Cục Chuyển đổi số Quốc gia và Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đồng tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Trong mùa giải năm 2022, lần đầu tiên, Viet Solutions mở rộng đối tượng tham gia dự thi bao gồm cả những dự án startup về cộng đồng, bên cạnh những giải pháp về công nghệ. Ngoài mục tiêu tìm kiếm những giải pháp đột phá về ý tưởng, mùa giải năm nay sẽ chú trọng hơn đến tính thực chiến, tập trung giải quyết vấn đề khó khăn trong hoạt động vận hành thực tiễn của startup.
Hãng xe máy điện 'Make in Vietnam' phát triển trạm sạc siêu nhanh Trạm sạc nhanh Dat Charge có công suất 7.000W, cho phép sạc quãng đường 100 km trong vòng 20 phút, với tối đa 75% dung lượng pin để bảo vệ tuổi thọ của pin. Startup xe máy điện Dat Bike vừa ra mắt mắt trạm sạc siêu nhanh Dat Charge. Trạm sạc nhanh Dat Charge được đặt tại Trung tâm nghiên cứu và...