Hải sản ngon và bổ, nhưng có thể con người sẽ không còn dám ăn?
Nghiên cứu mới đây cho biết biến đổi khí hậu và việc đánh bắt quá mức đang khiến hàm lượng của một loại chất độc đang có dấu hiệu gia tăng trong các loài hải sản đang là món ăn phổ biến của con người.
Biến đổi khí hậu và đánh bắt tràn lan đang khiến hàm lượng độc tố trong các loà i cá biển tăng lên (Ảnh: AP)
Theo một nghiên cứu mới được công bố từ các chuyên gia của Đại học Havard trên tạp chí Nature, một số loài cá biển vốn phổ biển trong các bữa ăn hàng ngày của con người, như cá ngừ, cái hồi hay cá kiếm…. đang có hàm lượng thủy ngân trong cơ thể cao gấp nhiều lần so với thời điểm vài năm về trước.
Nguyên nhân được cho là các loài cá này đã buộc phải điều chỉnh chế độ ăn của mình sang các loài sinh vật biển khác có chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn, do nguồn thức ăn chính của chúng – những loài cá trích và sardines cỡ nhỏ – đang ngày càng cạn kiệt vì bị đánh bắt bừa bãi.
Dựa trên 30 năm thu thập dữ liệu, nghiên cứu cho biết nồng độ methylmercury tích tụ trong loài cá tuyết ở Đại Tây Dương đã tăng tới 23% trong giai đoạn từ những năm 1970 đến đầu những năm 2000. Nghiên cứu đã liên hệ sự gia tăng đáng báo động này với chế độ ăn bị xáo trộn của loài cá tuyết do việc khai thác hải sản quá mức.
Tuy nhiên không chỉ riêng việc đánh bắt thủy sản, mà biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên, do thời tiết thay đổi khiến nhiệt độ nước biển tăng lên, tần suất hoạt động của loài cá cũng vì thế mà tăng theo, và chúng buộc phải ăn nhiều hơn để có thể tồn tại. Việc săn nhiều mồi hơn đồng nghĩa với hàm lượng thủy ngân tích tụ trong các loài cá cũng nhiều hơn.
Nghiên cứu cũng phát hiện nồng độ thủy ngân trong loài cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương ước tính đã lên tới 56% do nhiệt độ nước biển liên tục tăng từ năm 1969.
“Biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần là việc ‘thời tiết sẽ ra sao trong vòng 10 năm tới’, mà nó còn liên quan đến những thứ sẽ được bày trên đĩa ăn của bạn trong vòng 5 năm tới,” Amina Shartup, người chỉ đạo nghiên cứu trên, cho biết.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, con người rất có thể sẽ phải nói “không” với đồ biển trong vòng 5 năm tới (Ảnh minh họa)
Các nhà khoa học cho biết việc con người bị phơi nhiễm methylmercury – hợp chất được tạo ra khi thủy ngân được hòa vào nước biển – là rất nguy hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, vì nó có liên hệ tới các chứng rối loạn thần kinh dài hạn khi thai nhi bị phơi nhiễm thủy ngân ở ngay trong bụng mẹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi đây là một mối lo sức khỏe lớn đối với cộng đồng.
“Tuy nhiên, mọi người không nên quá lo sợ đến mức ngừng ăn toàn bộ các loại hải sản, vì chúng vẫn là những nguồn thức ăn bổ dưỡng,” Elsie Sunderland, tác giả cao cấp của nghiên cứu trên, cho biết với hãng thông tấn Reuters, “Chúng tôi chỉ muốn cho mọi người thấy rằng biến đổi khí hậu có thể gây tác động trực tiếp lên những gì con người ăn uống hàng ngày, rằng nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta…chứ không chỉ riêng những thứ như biến đổi thời tiết hay mực nước biển dâng.”
Kể từ những năm 1990, lượng thủy ngân tích tụ nhìn chung đã suy giảm do việc gia tăng những quy định về môi trường và số lượng nhà máy nhiệt điện được cắt giảm. Vào năm 2017, một hiệp ước mang tính toàn cầu đã được giới thiệu với mục tiêu giảm thiểu lượng thủy ngân bị thải ra môi trường.
Tuy nhiên hàm lượng thủy ngân trong các loài cá đã không suy giảm như dự kiến. Hiệp ước này đã thất bại trong việc giải quyết những ảnh hưởng to lớn từ việc đánh bắt hải sản bừa bãi lên hệ sinh thái biển, hay tác động của biến đổi khí hậu lên chế độ ăn của các loài cá. Vì thế, hầu hết nguồn cung hải sản của chúng ta trong thời điểm hiện nay đều có hàm lượng thủy ngân cao hơn so với trước kia.
Theo ghi nhận gần đây bởi các chuyên gia khí hậu của Úc, khoảng 1/6 các loài cá và sinh vật biển trên toàn bộ các đại dương trên thế giới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này, nếu biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển với tốc độ như ở thời điểm hiện tại. Hơn nữa, nếu hiệu ứng nhà kính trên thế giới vẫn duy trì mức độ phát triển như hiện nay, khoảng 17% sinh khối – tổng khối lượng của toàn bộ các loài sinh vật biển – sẽ mất đi vào năm 2100. Chỉ khi nào lượng khí thải carbon trên thế giới được cắt giảm một cách triệt để, thì tỷ lệ thất thoát này mới có thể giảm xuống mức còn 5%.
Theo Danviet
Phi hành gia biến đổi ra sao sau một năm sống ngoài vũ trụ?
Việc ở trạm vũ trụ suốt 340 ngày, từ năm 2015-2016, đã tạo ra nhiều biến đổi đối với cơ thể phi hành gia Mỹ Scott Kelly, từ việc sút cân cho đến gene biến đổi.
Phi hành gia Mỹ Scott Kelly.
Theo CNN, nghiên cứu mới được công bố hôm 11.4 cho thấy phi hành gia Scott có những thay đổi nhất định so với người anh em sinh đôi Mark ở dưới mặt đất.
Kelly mất tới 6 tháng để có thể trở về trạng thái như bình thường và phi hành gia này nói quãng thời gian đó thật không hề dễ dàng. Nghiên cứu đi đến kết luận rằng cơ thể con người "đủ sức chịu đựng" cho một năm ở trong vũ trụ.
"Kết quả cho thấy sự kiên cường và mạnh mẽ của cơ thể con người", Steven Platts, nhà khoa học của NASA - người tham gia nghiên cứu, nói.
Nghiên cứu cũng tập trung vào việc đề ra những giải pháp và biện pháp an toàn để con người có thể tồn tại lâu hơn trong không gian, ví dụ như khi đặt chân đến sao Hỏa.
Những thay đổi về phân tử, sinh lý và hành vi được chia thành các nhóm nguy cơ thấp, trung bình và nguy cơ cao. Sự thay đổi về khối lượng cơ thể của Scott được coi là nguy cơ thấp. Sự bất ổn về bộ gene được đánh giá là có nguy cơ cao.
Cấu trúc gene và độ dài của các telomeres trong cơ thể Scott có sự thay đổi nhất định, nhưng điều này chưa tạo ra đột biến. Hơn 1000 gene trong cơ thể Scott thay đổi ngay khi phi hành gia này sống trong vũ trụ.
Sự thay đổi về hệ miễn dịch cho thấy nếu càng ở lâu trong không gian, cơ thể con người càng trở nên mệt mỏi và có thể đến một mức nào đó sẽ không thích ứng nữa.
Chuyên gia Christopher Mason, nói: "Một số gene trở lại bình thường khi Scott quay trở lại mặt đất, số khác có dấu hiệu không thể biến đổi trở lại, như những tổn thương về cấu trúc ADN".
"Chúng tôi chưa biết điều này là tốt hay xấu", Mason nói. Telomeres ngắn hơn có thể dẫn đến việc giảm tuổi thọ. Nhưng các nhà khoa học nói họ cần nghiên cứu thêm.
Nhãn cầu của Scott cũng thay đổi, có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Khả năng nhận thức thế giới xung quanh của Scott bị ảnh hướng suốt 6 tháng sau khi trở về Trái đất.
Cơ thể phi hành gia có những biến đổi không thể phục hồi sau một năm ở trong vũ trụ.
"Khi chúng ta vào vũ trụ và liên tục di chuyển với tốc độ 28.000 km/giờ, cơ thể chúng ta đã phản ứng để thích nghi với môi trường mới", Platts nói.
Nghiên cứu có sự tham gia của 84 nhà khoa học, chia làm 10 nhóm và đến từ 12 trường đại học khác nhau ở 8 bang của Mỹ. Họ nghiên cứu một cách toàn diện về những sự thay đổi trong cơ thể con người.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một số giới hạn, như kết quả chỉ phản ánh sự thay đổi của phi hành gia Scott, mà không thể áp dụng toàn bộ cho các phi hành gia khác.
Scott ở trong vũ trụ suốt 340 ngày nhưng vẫn được trạm vũ trụ quốc tế (ISS) bảo vệ, với môi trường lý tưởng.
Cuối cùng, phi hành gia này nói trở về Trái đất sau một năm ở trong vũ trụ "rất khác" so với việc chỉ ở lại vũ trụ trong 6 tháng. Scott nói những sự khác biệt này tồi tệ hơn nhiều, ví dụ như phi hành gia này bị ốm suốt nhiều ngày đầu tiên sau khi trở về Trái đất.
Scott cũng thường xuyên bị đau cơ, đau khắp người mỗi khi chạm vào bất cứ thứ gì. Scott cho rằng đó là hệ quả của việc thay đổi trọng lực và hệ miễn dịch biến đổi.
Theo Danviet
Lộ diện ứng viên chính thức tranh ghế tổng thống với ông Trump Nữ nghị sĩ Elizabeth Warren tuyên bố chính thức tham gia cuộc đua vào vị trí đứng đầu Nhà Trắng vào năm 2020. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren tuyên bố chính thức tranh cử tổng thống Mỹ REUTERS Hãng Reuters ngày 10.2 đưa tin nghị sĩ Dân chủ Mỹ Elizabeth Warren chính thức tuyên bố tranh cử ghế tổng thống Mỹ vào năm...