Hải sản ‘lao đao’ vì đợt dịch mới ở Bắc Kinh
Dân Trung Quốc quay lưng với hải sản, cá hồi, sau thông tin nCoV được phát hiện trên thớt của người bán cá hồi tại chợ ở Bắc Kinh.
Doanh số bán cá hồi và hải sản tươi, đông lạnh, giảm mạnh trên các trang thương mại điện tử Trung Quốc như Taobao, JD.com hay Meituan. “Tôi đã dọn sạch cá đông lạnh trong tủ lạnh ở nhà và sẽ không mua thêm nữa”, Ma Xuan, 40 tuổi, một nhân viên chính phủ cho biết. “Tôi sẽ chờ đến khi nguồn gốc của đợt Covid-19 mới này được làm rõ”, cô nói. “Có lẽ tôi đã phản ứng thái quá, nhưng ai biết được? Tôi không muốn mạo hiểm sức khỏe của gia đình mình”.
“Ông lớn” phân phối thực phẩm Trung Quốc Meituan Dianping cho biết họ đã gỡ tất cả các sản phẩm cá hồi khỏi các quầy, kệ trên toàn quốc. Các cửa hàng thực phẩm Meituan cũng tăng cường rà soát đối với những loại thực phẩm thô, tươi sống.
Tìm kiếm về ẩm thực Nhật Bản và hải sản trên ứng dụng của Meituan đã giảm mạnh trên khắp Trung Quốc kể từ 12/6, một ngày sau thông tin bùng phát dịch tại chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh. Ele.me, một nhánh hàng thực phẩm của Alibaba, cũng ngừng bán tất cả các loại hải sản nhập khẩu. JD.com và Alibaba chưa bình luận thông tin.
Một quầy bán cá hồi trống trơn tại siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 15/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Nỗi lo sợ về nCoV cũng lan sang các sản phẩm khác như thịt bò và thịt cừu, buộc một số cửa hàng thực phẩm phải bỏ khỏi quầy hàng các sản phẩm này. Các doanh nghiệp mua đậu nành Trung Quốc cũng yêu cầu các đơn vị xuất khẩu phải đảm bảo rằng hàng hóa của họ không bị nhiễm nCoV, trong khi các nhà cung cấp thịt và trái cây nước ngoài cho biết hải quan Trung Quốc đã yêu cầu họ phải ký tờ khai đảm bảo an toàn cho các lô hàng.
Các nhà hàng sushi và lẩu ở Bắc Kinh vừa nhen nhóm hy vọng về doanh thu sau khi các biện pháp hạn chế ngăn nCoV được nới lỏng vào tháng 4, lại phải đối mặt với những lo lắng từ đợt bùng phát dịch mới.
Barron Qin, chủ nhà hàng lẩu cá Yufu Yuzai, cho biết thông thường khách đến ăn ở nhà hàng của anh phải xếp hàng nhưng hiện tại, nhà hàng đang trống một nửa dù không phục vụ cá hồi. “Hy vọng của tôi giống như bong bóng xà phòng, đã vỡ tan bởi đợt bùng phát dịch mới”, anh nói.
Hơn 250 ca nhiễm mới nCoV được ghi nhận ở Bắc Kinh trong hai tuần qua. Đây là đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất ở thủ đô Trung Quốc kể từ khi virus này xuất hiện ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vào cuối năm 2019.
“Tiêu thụ hải sản trong tháng 6 sẽ bị sụt giảm bởi nỗi lo sợ rằng hải sản có thể là thủ phạm gây ra đợt bùng phát nCoV thứ hai”, Dan Wang, nhà phân tích thuộc Cơ quan Tình báo Kinh tế, một doanh nghiệp độc lập thuộc Tập đoàn Economist, cung cấp những dịch vụ dự đoán và cố vấn qua nghiên cứu và phân tích, trụ sở ở London, Anh, cho hay. Nữ chuyên gia này nhận định nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc có thể giảm khoảng 3% trong năm nay.
Các dữ liệu hải quan cho thấy Trung Quốc nhập 4,44 triệu tấn hải sản năm ngoái, trị giá 106 tỷ tệ (15 tỷ USD) từ các nhà cung cấp gồm Nga, Peru và Việt Nam. Doanh nghiệp hải sản Bravo của Na Uy cho hay đợt bùng phát dịch mới ở Bắc Kinh đã dập tắt mọi hy vọng về xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, dù các cơ quan chức năng Trung Quốc và Na Uy kết luận cá hồi từ Na Uy không liên quan nCoV.
“Chúng tôi không gửi miếng cá nào đến Trung Quốc kể từ ngày 13/6″, Chen Qiao, giám đốc bán hàng thị trường châu Á của Bravo, nói. “Không ai dám mua cá hồi ở thời điểm này, bất kể nguồn gốc. Chúng tôi hy vọng đạt doanh số tối thiểu đối với hàng xuất Trung Quốc trong một, hai tháng tới”, ông nói.
Trung Quốc ngừng nhập cá hồi châu Âu vì nghi cá nhiễm virus corona
Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu cá hồi từ các nhà cung cấp châu Âu do lo ngại đầu mối này có thể liên quan ổ dịch mới xuất hiện tại chợ bán sỉ hải sản ở Bắc Kinh.
Khách hàng mua thực phẩm tươi sống tại siêu thị ở Bắc Kinh - Ảnh tư liệu: Thời Báo Hoàn Cầu
Theo Hãng tin Reuters, các nông dân nuôi cá ở Na Uy cho biết họ không gửi cá hồi sang Trung Quốc được nữa vì thị trường đã đóng cửa.
Stein Martinsen, phụ trách kinh doanh và tiếp thị của công ty Cá hồi Hoàng gia Na Uy, xác nhận họ đã ngừng toàn bộ việc bán cá sang Trung Quốc và đang chờ tình huống được làm sáng tỏ.
Theo Reuters, giám định nguồn gốc gen của virus tại chợ Bắc Kinh cho thấy có thể virus có nguồn gốc từ châu Âu. Nếu điều này là đúng, đây có thể là do lây nhiễm chéo và cũng không bất ngờ vì hiện virus corona chủng mới đã phát tán trên toàn cầu.
Nhà chức trách về an toàn thực phẩm của Na Uy cho biết chưa có bằng chứng là cá hồi từ nước này bị nhiễm virus.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất cá hồi lớn ở Na Uy như Mowi, Cá hồi Hoàng gia Na Uy và Salmar, Bakkafrost đã giảm 5-7% vào sáng 15-6 sau khi có tin này.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin nhà chức trách phát hiện có virus corona trên các tấm thớt dùng để làm cá hồi nhập khẩu tại chợ bán sỉ Tân Phát Địa, nơi đang là ổ dịch COVID-19 ở Bắc Kinh.
Các siêu thị lớn ở Bắc Kinh đã tạm ngưng bán các sản phẩm cá hồi từ ngày 13-6.
Ngày 15-6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hiện vẫn chưa chắc chắn về nguồn gốc của ổ dịch COVID-19 mới tại Bắc Kinh và nghi vấn ổ dịch mới xuất hiện do cá hồi nhập khẩu hay các hàng nhập khẩu khác gây ra không phải là "giả thuyết chính". Nguyên nhân xảy ra ổ dịch cần điều tra thêm.
Chuyên gia Trung Quốc: Cá hồi không nhiễm virus SARS-CoV-2 Cá hồi và các loại hải sản không phải là vật chủ của virus SARS-CoV-2, cũng không nhiễm virus, nhưng có thể bị ô nhiễm từ người và môi trường bên ngoài. Trước những nghi ngờ cho rằng các ca bệnh trong cộng đồng mới xuất hiện ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) có thể liên quan đến cá hồi nhập khẩu,...