Hải quân Trung Quốc lần đầu phô diễn tại Bắc Âu
3 chiến hạm của hải quân Trung Quốc đã lần đầu có chuyến hành trình tới các nước Bắc Âu và lưu lại đây trong hai tuần qua, nhằm phô diễn năng lực kỹ thuật cũng như tỏ rõ sự quan tâm tới Bắc Cực.
Thông tin được hãng thông tấn Sputnik của Nga đăng tải. Theo đó, 3 tàu hải quân gồm một tàu khu trục tên lửa, một tàu hộ vệ tên lửa và một tàu hậu cần của Trung Quốc đã ghé thăm Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển trong các chuyến thăm hữu nghị hai tuần qua.
Theo Bộ quốc phòng Trung Quốc, nhóm tàu 152 của hải quân nước này đang thực hiện “hành trình vòng quanh thế giới”, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chống cướp biển kéo dài 4 tháng tại Vịnh Aden.
Trên đường trở về căn cứ, các tàu trên quyết định “ghé thăm’ Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển. Trước đó các tàu này đã có hai chặng dừng chân tại Sudan và Ai Cập.
Theo tạp chí IHS Jane’s, 3 tàu tham gia hành trình tới Bắc Âu gồm tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Luyang, Type 052C Tế Nam (152), tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường lớp Jiangkai II, type 054A Yiyang (548), và tàu tiếp vận Qiandao Hu (886) lớp Fuchi, type 903.
Tế Nam và Yiyang là hai trong số những tàu chiến hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc, vừa được đưa vào biên chế cuối năm 2014. Trong khi đó Qiandao đã làm nhiệm vụ từ năm 2004.
Nhóm tày này tới Thụy Điển hôm 30/9 và có kế hoạch lưu lại đây trong 5 ngày.
Theo ông Wang Jianxun, tổng chỉ huy tàu Tế Nam, trong thời gian lưu lại Thụy Điển, tàu sẽ mở cửa cho công chúng lên tham quan, đồng thời hải quân Trung Quốc và Thụy Điển cũng sẽ có những chuyến tham quan tàu của nhau.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Sputnik
Trung Quốc ngày một hung hăng
Ngày 22-8, tờ China Daily đưa tin, Bắc Kinh vừa công bố kết quả phân tích, xác định một cỗ máy lạ được ngư dân Trung Quốc phát hiện cách đây 3 năm là robot gián điệp tự hành do "nước ngoài" đặt gần khu vực đảo Hải Nam.
Đài Truyền hình CCTV còn khẳng định, đó là thiết bị do thám có thiết kế bên ngoài như một quả ngư lôi, còn bên trong là hệ thống máy móc có khả năng chụp và truyền ảnh bằng hệ thống sợi quang và vệ tinh viễn thông.
Tại cuộc họp báo ở Washington hôm 21-8 (theo giờ địa phương), Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông David Shear cho biết, với vận tốc cao và mớn nước nông, tàu tác chiến cận bờ (LCS) của Hải quân Mỹ rất phù hợp cho sự hiện diện ở Biển Đông.
Video đang HOT
Theo ông David Shear, việc tăng cường sứ mệnh của tàu LCS ở Biển Đông nằm trong chiến lược của Mỹ nhằm duy trì sự hiện diện và tuần tra tại khu vực này. Ông David Shear đưa ra tuyên bố này sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo cho thấy, tính đến tháng 6, Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp tổng cộng 11,7km2 đất, tăng mạnh so với 8km2 đất mà Lầu Năm Góc đưa ra hồi tháng 5.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh, máy bay săn ngầm P-8 Poseidon sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực quân sự của Washington ở khu vực Thái Bình Dương.
Những tính toán chi ly
Tân Hoa xã vừa dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, lực lượng tên lửa chiến lược và Binh đoàn Pháo binh số 2, sẽ giới thiệu 7 loại tên lửa (tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và hạt nhân) trong cuộc duyệt binh quy mô lớn diễn ra vào ngày 3-9.
Tuy không tiết lộ chính xác loại tên lửa sẽ được giới thiệu, nhưng nguồn tin khẳng định, quy mô và số lượng của tên lửa sẽ vượt qua các cuộc trình diễn trước đây. Còn theo một quan chức quân đội cấp cao, 84% khí tài được đưa ra trong cuộc duyệt binh chưa từng được giới thiệu với công chúng trước đó.
Được biết, Trung Quốc sẽ huy động 12.000 binh sĩ, 500 thiết bị thuộc các loại và gần 200 máy bay cho cuộc duyệt binh này.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatony Antonov
Ngày 22-8, tờ South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc sẽ tung ra hàng trăm loại vũ khí mới tại lễ duyệt binh quy mô lớn ở Quảng trường Thiên An Môn. Giới quân sự cho rằng, Trung Quốc đang phát triển loại vũ khí mới có tốc độ chưa từng thấy - vũ khí mới ra lò mỗi tuần.
Trước đó (21-8), Quôc vu viên Trung Quôc đa hop bao, giơi thiêu vê lê duyêt binh - có khoảng 12.000 ngươi (chia lam 50 khôi), hơn 500 trang thiêt bi thuôc 40 loai, và gân 200 may bay. Hiên có hơn 10 nươc đên tư châu A, châu Âu, châu Phi, châu Đai Dương va châu My đăng ký cư đai diên tham gia lê duyêt binh.
Cũng trong ngày 21- 8, tờ Tầm nhìn của Nga cho rằng, Trung Quốc đã sẵn sàng tạo bất ngờ với thế giới tại lễ kỷ niệm này...
Ngày 20-8, Hãng Yonhap cho biết, Tổng thống Park Geun-hye có khả năng sẽ không tham dự lễ duyệt binh ở Thiên An Môn, cho dù khi đó bà đang ở thăm Trung Quốc để tránh dư luận hiểu lầm, Seoul ủng hộ các hành vi bành trướng quân sự của Bắc Kinh ở châu Á, bao gồm Biển Đông.
Cũng trong ngày 20-8, ông Ju Chul-ki, Thư ký cấp cao phụ trách đối ngoại của Tổng thống Hàn Quốc cho biết, bà Park Geun-hye sẽ thăm Trung Quốc 3 ngày. Cũng trong ngày 20-8, mạng quân sự sina.com cho biết, 10 giờ ngày 19-8, lễ biên chế tàu hộ vệ tên lửa mới Hàm Đan đã được tổ chức ở một quân cảng tại Lữ Thuận, Đại Liên, Trung Quốc.
Hàm Đan là tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới do Trung Quốc tự sản xuất, có năng lực cảnh giới tầm xa và tác chiến phòng không khá mạnh.
Các tên lửa của Trung Quốc
Ngày 21-8, tờ Nhật báo phố Wall (Mỹ) dẫn báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc cho thấy, trong mấy tháng qua, quy mô lấn biển xây đảo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông nhanh chóng được mở rộng, và đang tiến hành hoạt động tuần tra hăm dọa ở khu vực này.
Tính đến tháng 6, Trung Quốc đã bồi đắp 2.900 mẫu Anh ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và trong chưa đầy 2 năm, diện tích lấn biển xây đảo do Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp đã gấp 17 lần so với các nước khác.
Còn theo Tạp chí Foreign Affairs số ra tháng 9-2015, Washington quan ngại trước các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông và có vẻ như Trung Quốc muốn thống trị khu vực sau một thế kỷ bị chê bai.
Quyết không về nhì
Ngày 21-8, mạng quân sự sina.com của Trung Quốc dẫn lại thông tin từ báo chí Nga cho rằng, sự xuất hiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Bắc Kinh se làm thay đổi triệt để cán cân quân sự trong khu vực. Bởi theo dự kiến, Trung Quốc sẽ xuất xưởng máy bay chiến đấu J-20 va J-31, có tính năng "sánh ngang" với F-22 Raptor va F-35 Lightning của Mỹ.
Theo đó, đến năm 2018, Trung Quốc có thể trang bị J-20 Hắc Ưng, và đến năm 2020 có thể trang bị J-31 Cốt Ưng và với sự cải thiện rõ rệt cả về năng lực phòng ngự lẫn tiềm lực tiến công, Bắc Kinh có thể "thu hồi" Đài Loan.
Giới chức Mỹ cũng cho rằng, J-31 có tính năng tương đương với chiến đấu cơ thế hệ thứ tư như F-15 Strike Eagle và F/A-18 Super Hornet, thậm chí còn có khả năng đương đầu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor va F-35 Lightning.
Ngày 22-8, tờ Đa Chiều bình luận, trong lúc cuộc tập trận chung "Liên hợp trên biển 2015 II" giữa Trung Quốc và Nga vẫn đang diễn ra ở vịnh Peter Đại Đế và biển Nhật Bản, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatony Antonov tuyên bố (19-8), Moskva và Bắc Kinh sẽ tập trận chung ở Biển Đông trong năm 2016.
Bởi theo ông Anatony Antonov, Trung - Nga đã đạt được nhận thức chung quan trọng - Mỹ mới là nhân tố chủ yếu gây bất ổn ở Biển Đông. Nhưng cho đến nay Bắc Kinh vẫn im lặng trước đề xuất kể trên bởi Trung Quốc không muốn Nga tập trận ở Biển Đông. Giới quan sát cho rằng, đây không phải lần đầu tiên Nga lộ ý tưởng "hy vọng, mong muốn" tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông.
Đa Chiều cho rằng, từ năm 2014 Nga đã muốn tập trận chung ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc không tán thành. Bởi Trung Quốc không muốn Nga tăng cường ảnh hưởng của mình ở châu Á, nhất là tại Biển Đông vì Bắc Kinh luôn coi đây là "sân sau" của họ, nên không thích để ai "nhòm ngó".
Trực thăng AgustaWestland AW109 của Hải quân Philippines sẽ được trang bị vũ khí
Ngày 19-8, tờ The Diplomat cho biết, Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa liên lục địa (ICBM) mới nhất với 2 đầu đạn hạt nhân mô phỏng. Được biết, cuộc thử nghiệm diễn ra hôm 6-8 và là lần thử nghiệm thứ tư của tên lửa DF-41 trong 3 năm qua..
Washington cho rằng, DF-41 có thể mang 10 đầu đạt nhiệt hạch nặng 150-300 kiloto và có thể tấn công mọi mục tiêu trên đất Mỹ với tầm bắn 12.000 đến 15.000km. Còn theo báo cáo mới đây của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung, Bắc Kinh có thể sẽ triển khai DF-41 trong năm nay. Trong khi đó chuyên gia Rick Fisher, nhà phân tích tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế Mỹ cho rằng, DF-41 đang ở "gần trạng thái hoạt động".
Và theo đánh giá của trang web Missile Threat, DF-41 là đại diện cho đỉnh cao công nghệ quân sự của Trung Quốc và có khả năng trở thành cốt lõi của lực lượng hạt nhân nước này. Tờ The Diplomat từng cho rằng, DF-41 có thể được triển khai trên tàu lượn siêu thanh và việc này tạo điều kiện cho Bắc Kinh khả năng tấn công chính xác mọi mục tiêu trên thế giới chỉ trong vòng một giờ đồng hồ.
Giới quân sự cho rằng, Trung Quốc có tham vọng sử dụng siêu tên lửa bắn từ Thượng Hải đến San Francisco trong vòng 50 phút. Bởi Bắc Kinh đang hoàn thiện thiết bị WU-14 được cho là có thể tiêu diệt tàu sân bay và vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của đối phương.
Philippines chỉ nâng cấp "từ từ"
Ngày 19-8, Tư lệnh Lued Lincuna cho biết, Hải quân Philippines sắp triển khai trực thăng AgustaWestland AW109 phiên bản được trang bị hỏa lực trên các tàu khu trục lớp Pilar, nhằm nâng cao năng lực tuần tra và tác chiến trên biển. Hải quân Philippines hiện sở hữu 3 chiếc AW109 và được trang bị súng 12,7mm cùng các ống phóng tên lửa 70mm được dẫn đường bằng laze, và có thể tác chiến chống tàu ngầm.
Trước đó (18-8), tờ Manila Standard Today dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg khẳng định, Washington sẽ hỗ trợ chương trình hiện đại hóa của quân đội Philippines, đồng thời tiếp tục ủng hộ Manila trong vụ kiện "đường lưỡi bò".
Đại sứ Philip Goldberg đưa ra tuyên bố này khi được mời tham dự buổi lễ đưa vào hoạt động 10 máy bay trực thăng mới mua của quân đội Philippines tại căn cứ không quân Villamor. Đại sứ Philip Goldberg từng thông báo, Washington sẵn sàng cung cấp các trang thiết bị quân sự và viện trợ 50 triệu USD cho Manila.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, Manila chỉ có khả năng nâng cấp quân đội một cách "từ tốn", cho dù đã đề xuất tăng 25% trong năm tới cho quốc phòng. Theo tờ Sputnik, Philippines phải tính toán rất kỹ lưỡng trong việc mua sắm quân sự nhằm gia tăng khả năng của lực lượng hải quân trong bối cảnh ngân sách quốc phòng có hạn.
Trung tướng không quân Philippines Jeffrey Delgado cho biết, trong năm nay Manila sẽ cung cấp thêm máy bay, trong đó có 2 tiêm kích FA-50 đầu tiên trong số 12 chiếc được đặt hàng từ Hàn Quốc.
Cũng trong ngày 18-8, người phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, bà Aigail Valte nhấn mạnh, Manila đang tập trung vào các bước đấu tranh ôn hòa, mà điển hình là vụ kiện "đường lưỡi bò" tại Tòa án trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc.
Theo Hồng Thất Công
PetroTimes
Trung Quốc điều thêm một tàu hộ vệ tên lửa tiến ra Biển Đông Báo chí Trung Quốc hôm nay đưa tin, hải quân nước này đã tổ chức nghi thức bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Type 056 cho Hạm đội Nam Hải tại căn cứ hải quân ở Tam Á. Trung Quốc điều tàu hộ vệ ra Biển Đông. (Ảnh: China News) Việc tiếp nhận thêm một tàu hộ vệ tên lửa sẽ giúp...