Hải quân nước nào đang thống trị các đại dương?
Tàu khu trục, tàu sân bay và các tàu chiến khác là tiêu chí đánh giá sức mạnh hải quân của một quốc gia. Tạp chí The National Interest (Mỹ) đã đưa ra bảng xếp hạng năm quốc gia có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới.
National Interest tập trung đánh giá thành phần của hải quân mỗi quốc gia.
Mỹ
Hải quân Hoa Kỳ được các chuyên gia của tạp chí National Interest đánh giá là mạnh nhất thế giới.
“Không có hải quân nước nào có phạm vi hoạt động toàn cầu như hải quân Hoa Kỳ. Hải quân của nước này hoạt động thường xuyên ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, cũng như ở Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư và Sừng châu Phi”, National Interest nói.
Hải quân Mỹ có chín tàu sân bay, chín tàu đổ bộ, 22 tàu tuần dương, 62 tàu khu trục và 72 tàu ngầm.
Trung Quốc
Đứng sau rất xa là Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, theo nhận định của National Interest. Sự phát triển của hải quân nước này có thể là nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong nhiều năm. Điều này giúp Bắc Kinh tăng gấp 10 lần ngân sách quốc phòng kể từ năm 1989. Hiện tại, Trung Quốc có một tàu sân bay, ba tàu vận tải đổ bộ, 25 tàu khu trục, 42 tàu khu trục, 8 tàu ngầm hạt nhân và khoảng 50 tàu ngầm thông thường.
Video đang HOT
Nga
Vị trí thứ ba là Nga. National Interest chỉ ra rằng, mặc dù Nga là một cường quốc trên đất liền, nhưng hải quân của nước này được thừa hưởng một phần lớn của từ hải quân Liên Xô. Hải quân Nga có 79 tàu lớn, bao gồm một tàu sân bay, 5 tàu tuần dương, 13 tàu khu trục và 52 tàu ngầm.
National Interest cho biết trong tương lai Nga sẽ đóng thêm ít nhất một tàu sân bay hoặc tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei.
Anh
Hải quân Hoàng gia Anh đứng ở vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng của tạp chí. Giống như hầu hết các lực lượng vũ trang của đất nước, trong những năm gần đây, hải quân Anh đã bị giảm dần các nguồn lực. Hiện tại, hải quân Anh có ba tàu đổ bộ lớn, 19 tàu khu trục và tàu khu trục, bảy tàu ngầm tấn công hạt nhân và bốn tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo.
Nhật Bản
Chiếm vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng này, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có 114 tàu chiến, 46 tàu khu trục. Đây là nòng cốt của hải quân Nhật. Đồng thời, hạm đội tàu ngầm Nhật Bản có 16 chiếc thuộc loại tốt nhất trên thế giới, theo The National Interest.
Nh.Thạch
RT
Theo petrotimes.vn
Chưa kẻ thù nào dám tấn công tàu sân bay Mỹ, vì sao?
Mặc dù các siêu tàu sân bay của Mỹ đã tham gia vào gần như mọi cuộc xung đột quân sự kể từ khi USS Forrestal đi vào hoạt động năm 1955, không một tàu sân bay nào của nước này bị tấn công từ một đối thủ có khả năng.
Điều này một phần là do các siêu tàu sân bay rất khó tấn công. Thế nhưng, sự vĩ đại mang tính biểu tượng của những con tàu khổng lồ cũng đóng vai trò nhất định ở đây: Không ai muốn biết Mỹ có thể làm gì nếu một trong những tàu sân bay của họ bị tấn công.
Tạp chí The National Interest khẳng định: Kể từ những năm 1950, siêu tàu sân bay là đại diện rõ ràng nhất cho sức mạnh quân sự và thế bá chủ trên biển của Mỹ.
Mỹ tự hào chưa một kẻ thù nào dám tấn công tàu sân bay nước này. Ảnh: THE NATIONAL INTEREST
Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù tấn công tàu sân bay của hải quân Mỹ trong một cuộc xung đột? Mỹ sẽ phản ứng như thế nào và sẽ hành động ra sao?
Một cuộc tấn công từ một đối thủ nhà nước có vũ trang quy ước sẽ đạt được mức độ thành công cao nhất nhưng cũng sẽ tác động đến giới thượng lưu Mỹ và dư luận ở Mỹ có thể thúc đẩy các lệnh trừng phạt nặng nề.
Trong khi đó, một cuộc tấn công như là một phần của cuộc khủng hoảng có vẻ ít mang tính thù địch hơn nhưng sẽ vẫn đòi hỏi phải có phản ứng quyết liệt.
Mang tính phá phách hơn cả có thể là một cuộc tấn công của một đối thủ phi nhà nước, dẫn đến thương vong đáng kể và/hoặc phá hủy tàu sân bay. Điều này chắc chắn sẽ khích động dư luận ở Mỹ và nước này nhất định sẽ có phản ứng và trừng phạt.
Suy cho cùng, tàu sân bay cũng là vũ khí chiến tranh và chúng cũng dễ bị tấn công như bất kỳ loại vũ khí nào khác.
Thế nhưng, như các nhà lý luận quân sự đã chỉ ra trong ít nhất 2 thế kỷ qua, các quốc gia rất thận trọng khi leo thang căng thẳng.
Hầu hết các cuộc chiến tranh đều là các cuộc chiến giới hạn và trong các cuộc chiến tranh giới hạn, các tướng lĩnh và các chính trị gia nhận thức được ý nghĩa chính trị của các mục tiêu mà họ chọn lựa.
Do đó, các quốc gia muốn hạn chế chiến tranh vẫn bị cấm kỵ nhắm đến một số mục tiêu, ngay cả khi những mục tiêu đó đóng góp quan trọng vào việc tiến hành cuộc xung đột.
Trong một khoảng thời gian dài, Mỹ đã thỏa mãn với nhận thức về tính bất khả xâm phạm xung quanh các khí tài quân sự "con cưng", đắt tiền và hiệu quả nhất của nước này.
Thực tế là, ngay cả đối với các lực lượng hải quân và không quân thông thường, tấn công một siêu tàu sân bay là một nhiệm vụ không hề đơn giản.
Trong khi đó, theo nhận định của tờ The National Interest, các tàu sân bay Mỹ có một tầm quan trọng mang tính biểu tượng gần như thần thoại, cả về quan điểm toàn cầu và trong quan niệm tự thân của hải quân Mỹ.
Kết quả là, không một nhà nước nào thực hiện một cuộc tấn công kiên quyết chống lại tàu sân bay của hải quân Mỹ kể từ thế chiến II đến nay.
Hoài Vy (Theo The National Interest)
Theo nld.com.vn
Top 5 Hải quân hùng mạnh nhất thế giới Tờ National Interest gọi tên những quốc gia sở hữu hạm đội mạnh nhất thế giới. Theo tạp chí National Interest, 5 quốc gia sở hữu hạm đội hùng mạnh nhất trên thế giới bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản. Ở vị trí đầu tiên là Hải quân Mỹ. Theo khẳng định của tác giả, Mỹ hiện đang sở...