Hải quan nói gì khi doanh nghiệp xuất khẩu gạo ‘tố’ mở tờ khai lúc nửa đêm?
Tổng cục Hải quan vừa chính thức lên tiếng sau khi một loạt doanh nghiệp kêu cứu lên Thủ tướng về việc không xuất được gạo do hải quan mở tờ khai lúc nửa đêm.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tố bị làm khó khi xuất khẩu . Ảnh Gia Hân
Trước đó, trong số doanh nghiệp kêu cứu có CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (trụ sở tại Cần Thơ). Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc công ty này, phản ánh nhận được Quyết định số 1106/QĐ-BCT của Bộ Công thương vào chiều 11.4 (Quyết định công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo của Bộ Công thương).
Ngay sau đó, công ty đã cử nhân viên túc trực trên máy tính để mở tờ khai cho những lô hàng xuất khẩu gạo dang dở từ ngày 24.3, nhưng hệ thống phần mềm hải quan điện tử không mở. Công ty lên Hệ thống phần mềm hải quan điện tử (VNACCS) để lấy thông tin tờ khai thì chỉ nhận được thông báo: “Thực hiện không thành công, kết thúc bất thường được phát hiện ở trung tâm”.
Đến sáng 12.4, công ty tiếp tục lên hệ thống để thực hiện mở tờ khai thì hệ thống công bố là đã đủ chỉ tiêu.
Theo đại diện của CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, từ trước ngày 24.3 đến nay đã phải tạm dừng đăng ký và thông quan đối với các lô hàng gạo xuất khẩu. Việc chỉ trong vài giờ đồng hồ mở tờ khai lúc đêm khuya đã hết chỉ tiêu 400.000 tấn khiến doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng và dễ dẫn tới lợi ích nhóm, không minh bạch.
Một doanh nghiệp khác tính toán, với phí lưu container 50 USD/container, doanh nghiệp này mất khoảng 14.000 USD/ngày (gần 300 triệu đồng/ngày). Chưa kể, hơn 4.000 nghìn tấn gạo đang bị ùn lại lênh đênh trên sà lan, mỗi ngày chi phí mất 120 triệu đồng.
Đăng ký tự động, công chức hải quan không can thiệp
Đáp lại, Tổng cục Hải quan cho biết, việc cấp chỉ tiêu xuất khẩu gạo thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng trong bối cảnh dịch Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn. Sau đó, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4.2020 (có hiệu lực kể từ 24 giờ ngày 11.4).
Video đang HOT
Theo quyết định này, thương nhân nào đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục, hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.
“Tờ khai có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng ký xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400.000 tấn…”, quyết định của Bộ Công thương nêu rõ.
Tổng cục Hải quan khẳng định việc xuất khẩu gạo là tự động và cấp theo chỉ tiêu 400.000 tấn . Ảnh Gia Khiêm
Theo Tổng cục Hải quan, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ hoạt động theo nguyên tắc xử lý tự động. Để thực hiện quyết định của Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan cần có thời gian để thiết lập các chỉ tiêu thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Kể từ 24 giờ ngày 11.4, hệ thống đã được thiết lập theo nguyên tắc tự động tiếp nhận, tự động trừ lùi số lượng gạo xuất khẩu trong hạn ngạch được phép xuất khẩu. Nguyên tắc là tờ khai đăng ký trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước, ngay sau khi người khai hải quan gửi thông tin tờ khai hải quan đến hệ thống, không có sự can thiệp của công chức hải quan.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động dừng tiếp nhận thông tin đăng ký tờ khai hải quan nếu số lượng đăng ký chạm mốc hạn ngạch được phép xuất khẩu trong tháng 4 (là 400.000 tấn)
“Qua theo dõi, thống kê của Tổng cục Hải quan trong thời gian từ 24 giờ ngày 11.4 đến 19 giờ 34 ngày 12.4, đã có 40 doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu tại 13 chi cục hải quan. Số lượng gạo đã đăng ký tờ khai xuất khẩu 399.999,73 tấn”, nguồn tin từ Tổng cục Hải quan cho biết.
Anh Vũ
Đủ sản lượng xuất khẩu 6,5-6,7 triệu tấn gạo
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giải pháp đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản năm 2020, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 vẫn đảm bảo đạt 6,5 - 6,7 triệu tấn.
Giảm trung gian
Sau 2 tuần tạm dừng xuất khẩu gạo nhằm đánh giá lại sản lượng, nguồn cung cho thị trường nội địa và xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương về phương án, số lượng xuất khẩu gạo tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo văn bản ngày 6/4, tức là xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4.
Thu hoạch lúa đông xuân ở Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Cường.
Thủ tướng cũng yêu cầu việc xuất khẩu gạo phải đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, kịp thời báo cáo Thủ tướng những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
Ngay sau quyết định của Thủ tướng, ngày 10/4/2020, Bộ Công Thương cũng có Quyết định số 1106/QĐ-BCT công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4/2020.
Theo đó, nguyên tắc quản lý hạn ngạch sẽ được thực hiện như sau, thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.
Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan, thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020.
Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng ký xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400.000 tấn (tờ khai hải quan vượt mốc 400.000 tấn sẽ không có giá trị làm thủ tục hải quan). Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan, thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.
Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - lâm TP.Hồ Chí Minh, việc Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo có kiểm soát là bước đi thận trọng và vô cùng cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
"Tình hình dịch bệnh đang khiến cung lương thực (cả lúa gạo, lúa mì) thấp trong khi cầu cao hơn trước ở nhiều quốc gia sẽ đẩy giá lương thực đi lên, đây là một lợi thế với một nước dồi dào lương thực như Việt Nam. Tuy nhiên, ngành chức năng cần đẩy mạnh truyền thông về thị trường nhằm giúp nông hộ tiếp cận với giá thị trường, giảm thiểu khâu trung gian không cần thiết, tránh tình trạng ép giá của thương lái hoặc của doanh nghiệp để cải thiện thu nhập cho nông dân" - ông Lý nói.
Đảm bảo đủ sản lượng
Hiện, vẫn còn ý kiến băn khoăn việc Thủ tướng đồng ý nối lại xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến nhiều nước tăng dự trữ lương thực, hạn chế xuất khẩu có ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực cho thị trường nội địa.
Về vấn đề này, trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, với diễn biến mùa vụ hiện nay, chúng ta hoàn toàn chủ động đủ sản lượng lương thực cho tiêu dùng trong nước và dư 6,5 - 6,7 triệu tấn phục vụ xuất khẩu.
Dự kiến, đến 30/6/2020 cả nước sẽ thu hoạch xong vụ đông xuân với diện tích gieo trồng 3,014 triệu ha, năng suất bình quân 66,9 tạ/ha; sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc. Trong đó, riêng vùng ĐBSCL, diện tích đã đạt 1,538 triệu ha, năng suất bình quân 70 tạ/ha; sản lượng 10,8 triệu tấn.
"Trong điều kiện rất khó khăn, hạn mặn lịch sử nhưng khu vực ĐBSCL vẫn được mùa do chủ động nhận định sớm cùng tập trung các giải pháp tổng hợp. Đến nay, căn bản diện tích lúa đông xuân các vùng miền đều khá tốt, sẽ đạt kế hoạch với sản lượng khoảng 20,2 triệu tấn thóc trong 6 tháng đầu năm, chiếm 46% sản lượng thóc cả năm. Với kết quả đó sẽ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước 6 tháng và công tác xuất khẩu" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.
Theo Bộ NNPTNT, từ tháng 7 đến hết năm 2020 sẽ sản xuất 3 vụ, gồm: Hè thu, thu đông và vụ mùa với tổng diện tích gieo cấy dự kiến 4,350 triệu ha, năng suất bình quân 53,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 23,3 triệu tấn thóc.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NNPTNT đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, trong đó tập trung theo dõi chặt chẽ thời tiết, sâu bệnh để có các biện pháp kỹ thuật kịp thời, đảm bảo được kế hoạch sản xuất lúa năm 2020.
"Bộ NNPTNT sẽ bám sát thực tế để có biện pháp chỉ đạo tập trung, nhằm đạt năng suất, sản lượng cao nhất, đặc biệt là vụ thu đông ở ĐBSCL. Đến cuối quý II và đầu quý III, trên cơ sở tín hiệu thị trường và điều kiện sản xuất sẽ tăng diện tích giao cấy để tăng sản lượng, khai thác lợi thế thị trường" - ông Tiến nhấn mạnh.
Khánh Nguyên
3 giờ thông quan 400.000 tấn gạo: Các DN ở ĐBSCL cầu cứu Thủ tướng Một số doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, không làm được tờ khai hải quan trên hệ thống điện tử nên gặp khó khăn khi có nhiều lô hàng vẫn đang nằm chờ ở cảng trong nhiều ngày qua. Sau khi Văn phòng Chính phủ ra thông báo Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu gạo có...