Hải quân Nga sắp biên chế 3 tàu ngầm hạt nhân
Trên Website của BTL Hải quân Nga đã đăng tải thông tin, năm 2013, Nga sẽ tiếp nhận 3 tàu ngầm hạt nhân: 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp “Borey” thuộc đề án 955 và 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng lớp “Yasen” thuộc đề án 885.
Trên Website Hải quân Nga đã đăng tải thông tin, năm 2013, Nga sẽ tiếp nhận 3 tàu ngầm hạt nhân: 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp “Borey” thuộc đề án 955 và 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng lớp “Yasen” thuộc đề án 885.
Theo lời một quan chức cao cấp của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, theo kế hoạch, nhà sản xuất phải chuyển giao 2 tàu ngầm hạt nhân Alexander Nevsky (đề án 955 – lớp Borey) và Severodvinsk (đề án 885) cho Hải quân vào năm ngoái, song do một vài vấn đề phát sinh, thời gian chuyển giao đã bị kéo dài đến năm nay. Do vậy, số tàu ngầm hạt nhân mà Hải quân nhận được sẽ bao gồm: tầu ngầm hạt nhân Alexander Nevsky, Severodvinsk và tàu ngầm mang tên Vladimir Monomakh thuộc đề án 955. Tàu Vladimir Monomakh đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Severodvinsk vào tháng 12 năm ngoái.
Video đang HOT
Tàu ngầm Alexander Nevsky – Project 955 lớp Borei của Nga
Vị quan chức cao cấp này còn cho biết thêm, trước khi đưa 2 tàu ngầm Alexander Nevsky, Vladimir Monomakh vào hoạt động, chúng tôi dự định sẽ tiến hành lần phóng thử đầu tiên loại tên lửa đạn đạo Bulava trên tàu ngầm Alexander Nevsky vào giữa tháng 6 và 7 năm nay.
Ngoài ra, nội trong năm nay, sau khi thử nghiệm tại vùng biển phía bắc kết thúc, tàu ngầm Diesel St. Petersburg lớp Lada, thuộc đề án 677 cũng sẽ được đưa vào hoạt động.
Theo ANTD
Indonesia, Hàn Quốc hoãn hợp tác phát triển máy bay chiến đấu
Một quan chức cấp cao của Indonesia cho biết, quá trình hợp tác phát triển máy bay chiến đấu tân tiến giữa Indonesia và Hàn Quốc đã bị trì hoãn do quá trình chuyển giao quyền lực trong chính phủ Hàn Quốc.
"Nó sẽ bị hoãn lại trong một năm rưỡi vì quá trình chuyển giao quyền lực tại Hàn Quốc. Chính phủ mới Hàn Quốc cần nhiều dữ liệu hơn để thuyết phục Quốc hội" Tổng cục trưởng Tiềm lực Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Indonesia, Pos Hutabarat, cho biết trong cuộc hội thảo về công nghiệp quốc phòng diễn ra tại Jakarta.
Ông cũng cho biết thêm rằng việc trì hoãn trong dự án chung cho phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 với mã hiệu KFX/IFX sẽ có hiệu lực từ tháng 1-2013 cho đến tháng 6-2014.
Indonesia đóng góp 20% nguồn kinh phí tổng thể cần thiết cho thực hiện dự án hợp tác. Phần còn lại sẽ do các công ty nhà nước của Hàn Quốc đóng góp.
Máy bay chiến đấu KFX/IFX sẽ mang mã hiệu cuối cùng là F-33. Nó được cho là sẽ có tính năng kém hơn một chút so với máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ, loại được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
Theo thỏa thuận ban đầu, sẽ có 240 chiếc F-33 được sản xuất và Indonesia sẽ có 50 chiếc vào năm 2020. Giá thành cho sản xuất mỗi chiếc máy bay được dự kiến ở mức 70 đến 80 triệu USD.
"Chúng tôi có thể nhận được từ 50 tới 60 triệu USD cho mỗi máy bay bởi chúng tôi tham gia vào việc phát triển loại máy bay mới này", Pos Hutabarat, cho biết.
Indonesia đã gửi 30 kỹ sư tham gia vào dự án thiết kế máy bay trong cơ sở quốc phòng của Hàn Quốc.
Theo ANTD
400 đội bay tranh tài tại Triển lãm Hàng không Ấn Độ 2013 Cơ quan hợp tác quân sự và kỹ thuật Liên bang Nga hôm thứ Tư (6-2) cho biết Triển lãm hàng không quốc tế Ấn Độ 2013 chính thức khai mạc từ ngày hôm nay 6-2. Các đội bay chuẩn bị tham gia tranh tài tại sân bay quân sự Yelahanka ở Bangalore Cùng với đội máy bay thi đấu Russkiye Vityazi (Những...