Hải quân Nga kiểm soát vùng Tây Bắc Biển Đen trong chiến dịch ở Ukraine
Hạm đội Biển Đen của Nga đã giành ưu thế ở Biển Azov và thiết lập quyền kiểm soát vùng Tây Bắc Biển Đen nhờ các hoạt động hải quân của nước này trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Một tàu chiến của Hạm đội Biển Đen Nga. Ảnh: TASS
Đó là tuyên bố của Đô đốc Igor Osipov, Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, nhân dịp ông gửi lời chúc mừng Ngày Hải quân Nga sắp tới (31/7).
“Hoạt động chiến đấu của Hạm đội Biển Đen trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã giúp lực lượng này giành ưu thế trước đối phương ở Biển Azov và thiết lập quyền kiểm soát phần Tây Bắc của Biển Đen. Tàu chiến và máy bay của Hạm đội Biển Đen đang vô hiệu hóa những địa điểm trọng yếu của đối phương bằng các cuộc tấn công chính xác và hỗ trợ tấn công cho nhóm mặt đất”, Đô đốc Igor Osipov nêu rõ.
Theo lời người đứng đầu Hạm đội Biển Đen của Nga, tầm quan trọng của Nga khi có một hạm đội hiện đại, mạnh mẽ và luôn sẵn sàng chiến đấu là điều không thể chối cãi.
Video đang HOT
Hiện nay, Ngày Hải quân Nga được tổ chức vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 7 theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 31/5/2006.
Mỹ đã cung cấp tin tình báo giúp Ukraine tấn công soái hạm Moskva của Nga bằng tên lửa hành trình
Ngày 5/5, truyền thông Mỹ đưa tin chính Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo giúp Ukraine tấn công soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen Hải quân Nga bằng tên lửa hành trình diệt hạm.
Soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen (Nga) bốc cháy sau vụ nổ. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, nhờ sự giúp đã từ phía Mỹ, các lực lượng Ukraine tháng trước đánh đánh trúng tàu tuần dương Moskva, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen bằng hai quả tên lửa hành trình đối hạm.
Lực lượng Ukraine sau khi phát hiện một tàu chiến Nga tại Biển Đen đã gọi cho các đầu mối liên lạc Mỹ để xác nhận đó là soái hạm Moskva. Phía Mỹ đã cung cấp thông tinh về vị trí của chiến hạm này. Tuy nhiên, theo CNN, Mỹ không liên quan tới việc ra quyết định tấn công của Ukraine.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/4 thông báo tàu tuần dương tên lửa Moskva của Hải quân nước này đã chìm xuống lòng Biển Đen trong quá trình đang được kéo về cảng trong điều kiện thời tiết xấu, biển có bão mạnh.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: "Khi đang được kéo vào cảng, do thân tàu bị hư hại nghiêm trọng sau vụ hỏa hoạn gây nổ hầm đạn, tuần dương hạm Moskva đã đánh mất sự ổn định. Trong điều kiện biển động do có bão, chiến hạm đã chìm".
Tuần dương hạm tên lửa Moskva đã xảy ra vụ nổ lớn, toàn bộ thủy thủ đoàn trên chiến hạm Moskva đã được sơ tán an toàn ngay sau khi vụ nổ xảy ra. Bộ Quốc phòng Nga xác nhận: "Trong quá trình xử lý sự cố, một quân nhân thiệt mạng, 27 thủy thủ mất tích. 396 thành viên thủy thủ đoàn còn lại đã được sơ tán khỏi tàu tuần dương đến các tàu của Hạm đội Biển Đen trong khu vực và được đưa đến Sevastopol".
Giới chức Ukraine tuyên bố rằng một khẩu đội tên lửa đối hạm Neptune của nước này tại Odessa đã bắn trúng tuần dương hạm Moskva hai lần, khiến chiến hạm Nga bốc cháy.
Việc chia sẻ thông tin tình báo nói trên cho thấy sự can dự ngày càng tăng của Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Mỹ là nước hỗ trợ tài chính và vũ khí mạnh nhất cho chính quyền Kiev kể từ khi xung đột nổ ra hồi cuối tháng 2. Tuy nhiên, động thái này cũng làm dấy lên câu hỏi đâu là "lằn ranh đỏ" đối với cả Washington và Moskva liên quan tới cuộc chiến này.
Mới đây nhất, Tổng thống Biden hôm 28/4 cho biết Nhà Trắng đã đề nghị Quốc hội nước này thông qua gói hỗ trợ mới trị giá 33 tỷ USD cho Ukraine. Theo đề nghị mà ông Biden đã ký và gửi lên Quốc hội Mỹ, hơn 20 tỷ USD trong gói hỗ trợ này sẽ dành để hỗ trợ vũ khí, đạn dược và những hỗ trợ quân sự khác cho Ukraine, 8,5 tỷ USD để hỗ trợ kinh tế trực tiếp cho Kiev và 3 tỷ USD dành cho các hoạt động nhân đạo.
Ngoài ra, Nhà Trắng cho biết đề xuất của Tổng thống Biden cũng sẽ cho phép giới chức Mỹ tịch thu thêm nhiều tài sản của các nhà tài phiệt Nga để có thể hỗ trợ tiền mặt cho Ukraine và xử phạt những đối tượng né tránh các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva. Đây là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập và trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine, cũng như giúp Ukraine phục hồi sau xung đột.
Trong khi bác bỏ việc cử lực lượng của mình hoặc của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine, Washington và các đồng minh đã cung cấp vũ khí cho Ukraine, như máy bay không người lái, hệ thống pháo hạng nặng Howitzer, tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin.
Đến nay, Mỹ và các đồng minh phương Tây cũng đã áp đặt hàng loạt vòng trừng phạt chống Nga sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Về phần mình, Nga ngày 21/4 đã thông báo áp đặt cấm đi lại đối với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg và 27 nhân vật nổi tiếng khác người Mỹ, nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết lệnh cấm đi lại cũng áp dụng với các quan chức Lầu Năm Góc, các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và các nhà báo Mỹ. Lệnh này sẽ có hiệu lực "vô thời hạn".
Hạm đội tàu ngầm Nga sở hữu vũ khí chủ lực có thể dùng tấn công Ukraine Nga có nhiều phương án tấn công Ukraine, từ phát động chiến dịch quân sự toàn diện cho tới các đòn tấn công giới hạn, bao gồm phóng loạt tên lửa hành trình từ tàu ngầm. Krasnodar, tàu ngầm Kilo của Hạm đội Biển Đen Nga. Hải quân Ukraine suy yếu hơn bao giờ hết sau sự kiện Crimea năm 2014, chỉ còn...