Hải quân Mỹ tiết lộ sốc UAV bị Iran bắn hạ
Hãng Reuters dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ chính thức xác nhận, chiếc UAV bị Iran bắn hạ không phải là Global Hawk mà là MQ-4C Triton tối tân hơn nhiều.
Chiếc máy bay trinh sát không người lái cỡ lớn của Mỹ bị Iran bắn hạ hôm 20/6 khi đang hoạt động trên vùng biển quốc tế thuộc Eo biển Hormuz.
“Khi đang làm nhiệm vụ tuần tra thông thường trên vùng biển quốc tế tại Eo biển Hormuz, máy bay MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ bị Iran bắn hạ bằng tên lửa đất đối không”, Reuters cho biết.
Khả năng đối phó với nhiều loại mục tiêu của máy bay MQ-4C Triton.
Trái với xác nhận từ Mỹ, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ( IRGC) khẳng định, vụ bắn hạ được phòng không Iran thực hiện vào rạng sáng 20/6 khi chiếc máy bay trinh sát hạng nặng không người lái Mỹ âm thầm xâm nhập không phận gần quận Kouhmobarak ở tỉnh Hormozgan phía nam Iran.
Dù chưa thể khẳng định vị trí chiếc máy bay bị bắn hạ được Mỹ hay IRGC nêu ra chính xác những có một điều gần như chắc chắn, MQ-4C Triton mới chính là nạn nhân chứ không phải Global Hawk bởi MQ-4C là phiên bản cực tối tân được thiết kế chuyên thực hiện nhiệm vụ của Hải quân Mỹ.
Để hoàn thành nhiệm vụ, MQ-4C Triton được trang bị các khí tài trinh sát hiện đại nhất hiện nay gồm: radar mạng pha chủ động AN/ZPY-3, các sensor quang-điện tử/hồng ngoại; các phương tiện trinh sát radar; hệ thống nhận dạng tự động AIS và phương tiện tiếp phát.
Trong hệ thống điều khiển, MQ-4C Triton được trang bị các cảm biến có trường quan sát 360 độ, cảm biến chủ động đa chức năng, cảm biến hồng ngoại/quang-điện tử, bộ thu hệ thống nhận dạng tự động và các thiết bị hỗ trợ điện tử.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ tiết lộ, loại máy bay không người lái này sẽ phối hợp với máy bay tuần tra trên biển P-8A và P-3C của hải quân nước này để thực hiện nhiệm vụ. Riêng đối với tên lửa chống hạm, hệ thống AN/ZPY-3 có thể phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa.
Radar này sẽ theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa, radar liên tục chiếu xạ mục tiêu, tham số về mục tiêu liên tục được cung cấp cho trung tâm điều khiển. Hệ thống điều khiển sẽ đánh giá quỹ đạo bay, tốc độ của tên lửa, sau đó dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tại tọa độ đã được hệ thống dữ liệu tính toán sẳn.
Đặc biệt, radar này vừa có thể chiếu xạ mục tiêu và có thể dẫn đường cho tên lửa tấn công. MQ-4C Triton cũng có khả năng phát hiện tên lửa đất đối không rất mạnh. Để đánh chặn tên lửa một cách chính xác còn có sự phối hợp của các biện pháp chiến tranh điện tử nhằm phá vỡ các hoạt động gây nhiễu của đối phương.
Dù đây là thế mạnh của MQ-4C nhưng chiếc UAV này lại không thể phát hiện ra tên lửa đánh chặn của Iran khi nó bị tấn công. Đây chính là lý do xuất hiện nghi vấn khả năng thực tế MQ-4C không mạnh và tin cậy như những gì Mỹ công bố.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Tầm quan trọng của eo biển Hormuz
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cuối tuần trước thông báo có 4 tàu chở dầu trở thành mục tiêu bị phá hoại ở gần Fujairah nằm ngay bên ngoài eo biển Hormuz. Hai trong số này là tàu Ả Rập Saudi.
Vụ việc xảy ra giữa lúc căng thẳng giữa Iran - Mỹ đang leo thang. Lấy lý do nhận tin tình báo về khả năng Iran và lực lượng ủy nhiệm tấn công quân Mỹ, chính quyền Washington ngoài triển khai lực lượng còn khuyến cáo nguy cơ tàu thương mại lẫn tàu chiến nước này bị phía Tehran nhắm đến khi di chuyển trên các vùng biển khu vực.
Một tàu chở hàng đi qua eo biển Hormuz - Ảnh: Reuters
Với chiều rộng chỗ hẹp nhất khoảng 33km, eo biển Hormuz là tuyến đường thủy ngăn cách Iran và Oman, kết nối vùng Vịnh với biển Ả Rập.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ước tính trong năm 2016, mỗi ngày có khoảng 18,5 triệu thùng dầu đi qua eo biển Hormuz, chiếm 30% lượng dầu thô lẫn sản phẩm dầu dạng lỏng vận chuyển bằng đường biển thời gian đó.
Số liệu từ công ty phân tích Vortexa cho thấy lượng dầu qua đây trong hai năm 2017 và 2018 lần lượt là 17,2 triệu thùng/ngày và 17,4 triệu thùng/ngày - tức gần 1/5 tổng tiêu thụ dầu toàn cầu (100 triệu thùng/ngày).
Tuyến đường vận chuyển cho hầu hết dầu khô xuất khẩu từ Ả Rập Saudi, Iran, UAE, Kuwait, Iraq cũng như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) do Qatar cung cấp đều là eo biển Hormuz.
Eo biển Hormuz là tuyến vận tải quan trọng - Ảnh: Share America
Khi giữa Iran và Iraq xảy ra chiến tranh trong khoảng thời gian 1980-1988, hai nước đều tìm cách làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu của nhau.
Hạm đội thứ 5 thuộc quân đội Mỹ (đóng tại Bahrain) là đơn vị phụ trách bảo vệ tàu thương mại trong khu vực.
Nhằm giảm thiểu rủi ro, UAE cùng Ả Rập đã cố gắng tìm tuyến đường khác tránh eo biển Hormuz. Xây thêm đường ống dẫn dầu là một trong các phương án.
Những sự cố từng xảy ra ở eo biển Hormuz
Tháng 7.1988, tàu chiến USS Vincennes bắn rơi một máy bay dân dụng Iran khiến 290 người thiệt mạng. Chính quyền Washington giải thích họ nhầm lẫn đây là máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, phía Tehran lên án Mỹ tấn công có chủ ý.
Đầu năm 2008, Mỹ cáo buộc tàu Iran tiếp cận và đe dọa tàu hải quân Mỹ trên eo biển Hormuz.
Tháng 6.2008, Tư lệnh lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Mohammad Ali Jafari dọa áp đặt nhiều biện pháp vận chuyển hàng hóa tại eo biển nếu họ bị tấn công.
Tháng 7.201, tàu chở dầu Nhật Bản M Star bị tấn công. Nhóm chiến binh Abdullah Azzam Brigades có liên kết với al Qaeda lên tiếng nhận trách nhiệm.
Tháng 1.2012, Iran đe dọa phong tỏa Hormuz nhằm đáp trả việc Mỹ cùng châu Âu ban hành trừng phạt nhắm vào ngành dầu mỏ nước này.
Tháng 5.2015, Iran nổ súng vào một tàu dầu treo cờ Singapore vì làm hư hoại một dàn khoan dầu của nước này. Quốc gia Trung Đông còn từng bắt giữ một tàu chở hàng.
Tháng 7.2018, Tổng thống Hassan Rouhan để ngỏ khả năng làm gián đoạn hoạt động vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz, sau khi Mỹ kêu gọi nước khác giảm nhập khẩu dầu từ nước này.
Cẩm Bình (theo Reuters)
Theo motthegioi
Tin thế giới : Iran tuyên bố rắn với Mỹ Iran không có ý định đàm phán với Mỹ, Phó Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC, một phần của lực lượng vũ trang Iran) Yadollah Javani tuyên bố với hãng thông tấn Tasnim. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. "Người Mỹ đang cố gắng dùng áp lực quân sự để kéo Tehran tới bàn đàm...