Hải quân Mỹ sa thải chỉ huy tàu chiến vì không tiêm ngừa COVID-19
Hải quân Mỹ sa thải một sĩ quan chỉ huy của tàu khu trục USS Winston S. Churchill vì không chịu tiêm vắc xin hay xét nghiệm COVID-19.
Đây là lần đầu tiên một sĩ quan cấp cao của lực lượng này mất việc vì từ chối vắc xin.
Tàu khu trục USS Winston S. Churchill – Ảnh: AFP
Ngày 10-12, Đài Fox News dẫn lời người phát ngôn Jason S. Fischer của Hải quân Mỹ cho biết sĩ quan chỉ huy Lucian Kins được cho giải ngũ vì mất tín nhiệm về năng lực làm việc sau khi “không tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp”.
Video đang HOT
Ông Kins là chỉ huy cấp cao thứ 2 trên tàu USS Winston S. Churchill và có thể thăng chức lên chỉ huy cấp cao nhất trong năm sau.
Tuyên bố của lực lượng này không đề cập đến vấn đề tiêm vắc xin nhưng truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức hải quân xác nhận ông Kins bị sa thải vì từ chối vắc xin và cũng không muốn xét nghiệm. Theo đó, vị chỉ huy này được cho là đã xin không tiêm vì lý do tôn giáo nhưng không được chấp nhận.
Lầu Năm Góc đã yêu cầu mọi lực lượng phải tiêm ngừa COVID-19 cho tất cả quân nhân và cho phép các lực lượng có biện pháp riêng để thực hiện yêu cầu này.
Hải quân Mỹ đã đặt hạn chót để các thủy thủ tiêm ngừa là ngày 28-11. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn 5.500 lính hải quân chưa tiêm phòng, bao gồm những người chưa tiêm đầy đủ, xin miễn trừ hoặc từ chối. Hàng ngàn người đã xin từ chối tiêm vắc xin với lý do tôn giáo nhưng hải quân chỉ mới chấp nhận 1 đơn.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ không nói rõ có bao nhiêu quân nhân đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Trong động thái cứng rắn nhằm đẩy mạnh tiêm vắc xin COVID-19, lực lượng này thông báo từ giữa tháng 10-2021 những thủy thủ không chịu tiêm trước hạn chót 28-11 sẽ bị sa thải.
Các quân nhân phải rời khỏi lực lượng vì từ chối tiêm vắc xin có thể bị mất một số quyền lợi hoặc buộc phải trả lại chi phí đào tạo, huấn luyện trong một số trường hợp.
Trong khi đó, những người xin được miễn tiêm vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác sẽ được chuyển sang làm nhiệm vụ khác.
Mỹ tưởng niệm các nạn nhân trong trận chiến Trân Châu Cảng cách đây 80 năm
Ngày 7/12, các cựu chiến binh cùng những nhân chứng sống của Mỹ đã tề tựu tại Trân Châu Cảng, Hawaii cùng nhớ lại trận chiến cách đây đã tròn 80 năm.
Đúng thời khắc máy bay chiến đấu của Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, khoảng 800 người, trong đó có 40 người sống sót sau trận chiến, đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ khoảng 2.400 binh sĩ và dân thường thiệt mạng. Lễ tưởng niệm năm nay được Công viên quốc gia và Hải quân Mỹ phối hợp tổ chức.
Trong đoạn băng ghi âm gửi đến sự kiện, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh cuộc tấn công đã dẫn tới những mất mát, hy sinh to lớn và chiến thắng gian khổ của các đồng minh. Nhiều năm sau trận chiến, các nỗ lực ngoại giao và quốc tế đã và đang diễn ra nhằm tái thiết thế giới bị chiến tranh tàn phá. Nỗ lực này đã đưa các cựu thù thành đồng minh thân cận, đưa đến một trật tự quốc tế thúc đẩy hòa bình trong hơn 7 thập kỷ.
Do đại dịch COVID-19, lễ tưởng niệm năm nay phải thu hẹp quy mô và chỉ những người được mời mới có thể tham dự buổi lễ diễn ra trên một cầu tàu tại Trân Châu Cảng. Tại Washington, Tổng thống Biden đã cùng phu nhân đến Đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ II tưởng niệm các nạn nhân trong trận chiến Trân Châu Cảng.
Trước đó, phát biểu hôm 1/12 tại Tokyo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno khẳng định 80 năm sau trận chiến Trân Châu Cảng, Tokyo và Washington đã trở thành các đồng minh mạnh nhất trên thế giới. Đây là dịp quan trọng để hai nước cùng nhìn lại lịch sử, tái khẳng định giá trị của hòa giải, đồng thời nhắc lại quyết tâm không bao giờ để xảy ra chiến tranh lần nữa. Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với các thách thức, trong đó có đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, Nhật Bản cho rằng điều quan trọng nhất là các nước cần hợp tác chặt chẽ với nhau.
Ngày 7/12/1941, các máy bay của Nhật Bản đã bất ngờ tấn công căn cứ không quân cùng các chiến hạm của Mỹ tại Trân Châu Cảng. Một ngày sau đó, Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản, đánh dấu việc Washington tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ II.
Mỹ tăng số chuyến bay do thám sát Trung Quốc ở Biển Đông lên mức kỷ lục? Tổ chức theo dõi tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) vừa khẳng định quân đội Mỹ đã tiến hành 94 chuyến bay do thám trên Biển Đông gần bờ biển Trung Quốc trong tháng 11. Con số trên cho thấy mức tăng gần 30% so với chuyến bay do thám cao kỷ lục của Mỹ ở Biển...