Hải quân Mỹ là ‘mồi ngon’ của Iran
Giáo sư chính trị học Seyed Mohammad Marandi nhận định, Hải quân Mỹ rất dễ “gánh” thiệt hại bởi hệ thống phòng thủ được bố trí trên khắp lãnh thổ Iran.
Giáo sư Marandi khẳng định: “Hải quân Mỹ rất dễ bị tổn thương bởi hệ thống tên lửa phòng thủ của Iran được triển khai trên đất liền và các chiến hạm. Iran sẽ phản ứng ngay lập tức với bất kể cuộc tấn công nào từ phía Quân đội Mỹ”.
Tàu cao tốc của Hải quân Iran bắn tên lửa trong một lần diễn tập.
Ngoài ra, Giáo sư Marandi còn chỉ trích những lời lẽ cứng rắn chống lại Tehran của chính quyền Mỹ; đồng thời cảnh báo những động thái trên “sẽ tạo ra làn sóng thù địch ở Iran nhằm chống lại Washington”.
Video đang HOT
Ông Marandi cũng không quên đề cập đến hậu quả của một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran. Theo đó, trong trường hợp nhà nước Hồi giáo bị tấn công, “giá dầu thế giới sẽ thực sự biến động và phương Tây là đối tượng đầu tiên chịu thiệt hại kinh tế kèm sự chỉ trích của toàn thế giới”.
Giáo sư còn cho rằng, Washington “biết rõ những tiềm lực răn đe quân sự từ phía Iran là vô cùng mạnh mẽ, không giống như những gì mà các phương tiện truyền thông phương Tây đăng tải. Rõ ràng, Washington thực sự cẩn trọng khi đánh giá về mối đe dọa quân sự của Iran đối với lực lượng Mỹ triển khai ở Vùng Vịnh”.
Trong khi đó, nhật báo Haaretz của Israel đưa tin, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Tom Donilon thông báo với người đứng đầu chính quyền Israel về “kế hoạch dự phòng” cho cuộc tấn công nhằm vào Iran. Theo bài báo, cố vấn an ninh Donilon nói về kế hoạch tấn công trên với Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, trong chuyến thăm Tel Aviv cách đây 2 tuần.
Những lời đe dọa tương tự được Washington và Tel Aviv lặp đi lặp lại nhiều lần khi nhắc đến giải pháp cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Về phần mình, Iran phủ nhận hoàn toàn cáo buộc của phương Tây và đồng minh về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân; đồng thời khẳng định, sẽ không ngần ngại đáp trả bất kể cuộc xâm lược nào nhằm vào lãnh thổ Iran.
Hồng Duy
Theo Infonet.vn
Ba Lan cảnh báo Nga không can thiệp vào lá chắn tên lửa NATO
Ba Lan đã cảnh báo Mátxcơva không can thiệp vào các kế hoạch của NATO liên quan tới việc triển khai một lá chắn tên lửa tại châu Âu vì Nga không phải là thành viên của liên minh quân sự này.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen hôm 20/5 thông báo về "bước đi đầu tiên" trong hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu.
"Vì hệ thống này thuộc về NATO, do đó một quốc gia không phải là thành viên của NATO không thể gây ảnh hưởng tới hệ thống phòng thủ của NATO và sự phát triển của hệ thống này", Bogdan Borusewicz, chủ tịch thượng viện Ba Lan, tuyên bố hôm qua.
Tuy nhiên, ông Borusewicz nói thêm rằng các cuộc đàm phán với Nga về lá chắn tên lửa tại châu Âu cần phải được tiếp tục để thuyết phục Mátxcơva rằng hệ thống không đe doạ tới an ninh quốc gia Nga.
"Tôi tin rằng các cuộc đàm phán này nên được tiếp tục để thuyết phục giới chức Nga rằng hệ thống không nhằm vào Nga", ông Borusewicz nói.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Nikolai Makarov, hồi đầu tháng này tuyên bố Nga không loại trừ tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu chống lại hệ thống lá chắn tên lửa NATO tại châu Âu.
Mỹ và NATO đồng ý phát triển hệ thống tại một hội nghị thượng đỉnh ở Lisbon hồi năm 2010, nhưng các cuộc đàm phán giữa Nga và NATO đã bế tắc vì liên minh quân sự này từ chối đảm bảo bằng pháp lý với Nga rằng hệ thống không nhằm chống lại khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
Trong khi đó, NATO và Mỹ khẳng định lá chắn có thể bảo vệ các thành viên NATO khỏi các tên lửa phóng đi từ Triều Tiên và Iran và không nhằm trực tiếp vào Nga.
Theo Dân Trí
Mỹ vẫn quyết xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Theo Reuters, ngày 2/5 Mỹ khẳng định hoàn toàn quyết tâm hoàn tất hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu cho dù Mátxcơva tuyên bố sẽ sử dụng mô phỏng máy tính để giải thích tại một hội nghị quốc tế thảo luận về phòng thủ tên lửa về việc hình thức hệ thống mà Mỹ và NATO đang...