Hải quân Mỹ cho chiến hạm mới phục vụ chưa đầy 5 năm ‘nghỉ hưu’
Hải quân Mỹ đã chính thức ngừng sử dụng chiến hạm trị giá 362 triệu USD sau chưa đầy 5 năm phiên chế.
Chiến hạm này ban đầu được kỳ vọng sẽ “cống hiến” cho quân đội Mỹ trong 25 năm.
Tàu USS Sioux City tại Biển Caribbean Sea vào tháng 4/2021. Ảnh: Business Insider
Tờ Business Insider (Mỹ) đưa tin tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom USS Sioux City được phiên chế ngày 17/11/2018. Tuy nhiên, chỉ 4 năm 9 tháng sau đó, chính tay các thủy thủ trên tàu đã hạ cờ lần cuối trong buổi lễ tổ chức ở Trạm Hải quân Mayport, bang Florida ngày 14/8.
Trong quãng thời gian phục vụ ngắn ngủi, tàu USS Sioux City đã đến vùng biển châu Âu vào năm ngoái. Đây là lần đầu tiên một tàu tác chiến ven bờ triển khai đến khu vực này. USS Sioux City cũng từng hỗ trợ Lực lượng Tuần duyên Mỹ trong chiến dịch chống ma túy.
Thuyền trưởng Daniel Reiher, chỉ huy cơ sở huấn luyện tàu tác chiến ven bờ Atlantic trong buổi lễ “chia tay” với tàu USS Sioux City, đã phát biểu: “Mặc dù con tàu ngừng phục vụ quân đội từ ngày hôm nay nhưng di sản của nó vẫn còn. Trong nhiều năm tới, các thủy thủ từng phục vụ trên tàu vẫn sẽ mang theo các bài học và kinh nghiệm công việc đã thu được”.
Ông bổ sung: “Những bài học và kinh nghiệm này được sử dụng để rèn dũa lớp kế cận, di sản của USS Sioux City sẽ làm vững mạnh lực lượng Hải quân trong nhiều thế hệ tới”.
USS Sioux City là tàu tác chiến ven bờ thứ tư rơi vào cảnh “nghỉ hưu sớm”. Nhưng USS Sioux City có thời gian phục vụ ngắn hơn đáng kể so với những tàu còn lại. Vào tháng 9/2022, Hải quân Mỹ đã ngưng sử dụng tàu tác chiến ven bờ lớp Independence USS Coronado sau 8 năm đi vào hoạt động.
Video đang HOT
Mục tiêu của chương trình tàu tác chiến ven bờ là xây dựng một hạm đội chiến hạm nhỏ, linh hoạt có thể xử lý nhiều hạng mục nhiệm vụ và hoạt động với cả vai trò tàu hộ vệ hạng nhẹ hoặc tàu tuần tra ven bờ. Tuy nhiên, các tàu tác chiến ven bờ đã không đáp ứng được kỳ vọng.
Tàu tác chiến ven bờ của Hải quân Mỹ đã gặp vấn đề với hệ thống động cơ đẩy và việc vận hành chúng tốn kém tương đương với một tàu khu trục.
Thủy thủ hạ quốc kỳ trên tàu USS Sioux City trong buổi lễ ngày 14/8. Ảnh: Business Insider
Trước những vấn đề này, Hải quân chủ trương bán các tàu tác chiến ven bờ để tiết kiệm chi phí sửa chữa, nâng cấp đồng thời tìm tàu chiến mới có thể thực hiện các nhiệm vụ mà tàu tác chiến ven bờ không thể xử lý. USS Sioux City chỉ là một trong nhiều tàu tác chiến ven bờ Hải quân Mỹ muốn ngưng sử dụng.
Tàu USS Sioux City được đặt tên theo một thành phố tại bang Iowa. Thị trưởng thành phố Sioux City – ông Bob Scott đã bày tỏ thất vọng trên đài phát thanh địa phương về việc chiến hạm cùng tên “xuất ngũ”. Ông còn nói rằng việc chi tới 350 triệu USD đóng con tàu tác chiến ven bờ này dù biết rằng nó “có vấn đề và tốn tiền thuế của người dân” là không chấp nhận được.
Một số nhà quan sát khác lại cho rằng việc từ bỏ con tàu là khó hiểu bởi Mỹ đang tụt lại so với các đối thủ khác, ví dụ như Trung Quốc, về số lượng chiếm hạm.
Hải quân Mỹ thông báo rằng tàu USS Sioux City 4.000 tấn sẽ được đặt trong tình trạng “bố trí bán cho quân đội nước ngoài” và các thủy thủ đoàn đều được phân công nhiệm vụ mới.
Vì sao 3 quân chủng Mỹ hiện không có tư lệnh được Thượng viện xác nhận?
Lần đầu tiên trong lịch sử của Bộ Quốc phòng Mỹ có tới ba binh chủng đang hoạt động mà không có tư lệnh được Thượng viện xác nhận.
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ đô đốc Mike Gilday đã từ bỏ quyền chỉ huy vào ngày 14.8, nhưng người kế nhiệm được đề cử, đô đốc Lisa Franchetti, vẫn chưa được Thượng viện xác nhận, theo CNN. Bà Franchetti sẽ giữ vai trò quyền Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ trong lúc chờ sự xác nhận của Thượng viện.
"Lần đầu tiên trong lịch sử Bộ Quốc phòng"
Việc ông Gilday từ bỏ quyền chỉ huy diễn ra sau khi cựu Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ James McConville nghỉ hưu và từ bỏ quyền chỉ huy vào ngày 4.8, và cựu Tư lệnh Thủy quân lục chiến David Berger có động thái tương tự vào tháng trước. Trong khi đó, bà Franchetti nằm trong số hơn 300 sĩ quan quân đội được đề cử bị Thượng nghị sĩ Tommy Tuberville (thuộc đảng Cộng hòa) ngăn chặn việc xác nhận tại Thượng viện.
"Vì việc ngăn chặn này mà kể từ hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử của Bộ Quốc phòng, ba binh chủng của chúng tôi đang hoạt động mà không có tư lệnh được Thượng viện xác nhận. Đây là điều chưa từng có, không cần thiết và không an toàn", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại buổi lễ từ nhiệm của ông Gilday.
Bà Lisa Franchetti đã được đề cử kế nhiệm đô đốc Mike Gilday làm Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ và là thành viên của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro lặp lại quan điểm của Bộ trưởng Austin, nói rằng "đã đến lúc" Thượng viện giải quyết những đề cử tồn đọng. "Không làm như thế sẽ tiếp tục làm suy giảm khả năng sẵn sàng của chúng ta và thậm chí sẽ đẩy mạng sống, chính mạng sống của các nam nữ quân nhân của chúng ta vào rủi ro khi không cho phép những chiến binh giàu kinh nghiệm nhất của chúng ta chỉ huy", ông Del Toro cảnh báo.
Nếu được xác nhận, bà Franchetti, từng giữ chức Phó Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, sẽ là người phụ nữ đầu tiên chỉ huy lực lượng này và là người phụ nữ đầu tiên trong Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Bà Franchetti từng là Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ tại Hàn Quốc, chỉ huy hai nhóm tác chiến tàu sân bay...
Trong buổi lễ ngày 14.8, ông Gilday nói rằng bà Franchetti là một "chiến binh có kinh nghiệm chiến đấu" và là "nhà lãnh đạo tác chiến" mà đã giúp Hải quân Mỹ trở nên tốt hơn, theo CNN.
Lập luận của ông Tuberville
Các quan chức Lầu Năm Góc, bao gồm cả Bộ trưởng Austin, đã nhiều lần cảnh báo về hậu quả của việc Thượng nghị sĩ Tuberville tiếp tục ngăn chặn việc xác nhận những sĩ quan được đề cử, nói rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia do không cho phép các sĩ quan phù hợp đảm nhận vị trí của họ vào đúng thời điểm, theo CNN.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Tuberville đã không có thay đổi gì về lập trường của mình, nói rằng Lầu Năm Góc đang vi phạm luật với các chính sách sức khỏe sinh sản, được ban hành vào năm ngoái. Chính sách đó cho phép nghỉ phép có lương và hoàn trả chi phí cho quân nhân đi phá thai, nhưng bị ông Tuberville xem là vi phạm Tu chính án Hyde, vốn cấm sử dụng tiền đóng thuế liên bang cho các dịch vụ phá thai.
Ông Tuberville đã nói rằng tất cả các vị trí đang chờ giới lãnh đạo Thượng viện xác nhận "đang được thực hiện. Việc giữ lại (danh sách đề cử) của tôi không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia". Trong tháng trước, ông Tuberville đã khẳng định rằng ông "không bắt đầu" cuộc chiến này và đang "cố gắng loại bỏ chính trị ra khỏi quân đội".
Thượng nghị sĩ Mỹ Tommy Tuberville. Ảnh Reuters
Ngoài ra, phát ngôn viên Steven Stafford của Thượng nghị sĩ Tuberville, ngày 14.8 nói rằng ông Tuberville "không chặn phiếu bầu" mà đã giao trách nhiệm cho lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer (thuộc đảng Dân chủ) bỏ phiếu riêng cho các đề cử.
"Trái ngược với báo cáo sai sự thật, không có vị trí nào bị bỏ trống trong thời gian tạm giữ (danh sách đề cử). Thay vào đó, các sĩ quan tác chiến có kinh nghiệm đang đảm nhận những vị trí này", ông Stafford khẳng định.
Đến cuối năm nay sẽ có hơn 600 sĩ quan quân đội được đề cử, và cho đến nay vẫn chưa có hồi kết trong việc ông Tuberville nắm giữ danh sách đề cử. Danh sách đó bao gồm ứng cử viên cho chức Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng không quân C.Q. Brown, người được cho là sẽ thay thế tướng lục quân Mark Milley, theo CNN.
Lo ngại an ninh, New Zealand 'quay xe' với Trung Quốc Dù có mối quan hệ kinh tế thương mại khăng khít, nhưng New Zealand giờ đây cũng nhấn mạnh nguy cơ từ Trung Quốc liên quan các rủi ro an ninh. Tối 11.8, Reuters đưa tin Cơ quan An ninh Tình báo New Zealand (NZSIS) cùng ngày công bố báo cáo về các mối đe dọa an ninh năm 2023. Đây là lần...