Hải quân Mỹ chi 22,7 triệu USD trang bị hệ thống cảm biến LJDAM
LJDAM làm giảm thiểu thiệt hại trong chiến đấu và rất đáng tin cậy trong tấn công các mục tiêu di động.
UCAV MQ-9 Reaper của Mỹ sử dụng bom GBU-12 Paveway II (227kg)
và bom GBU-38 (230kg – 910kg)
Website của hãng Boeing ngày 26-9 đưa tin, gần đây hãng đã tiếp nhận hợp đồng sửa đổi trị giá 22,7 triệu USD từ Hải quân Mỹ đặt mua 2.300 bộ thiết bị cảm biến của hệ thống “vũ khí tấn công trực tiếp liên hợp Laser” (LJDAM), nhằm đáp ứng yêu cầu trong kế hoạch nâng cao “khả năng tấn công trực tiếp các mục tiêu di động” (DAMTC) của Hải quân Mỹ.
JDAM là một hệ thống dẫn đường chi phí thấp, được chuẩn hóa theo dạng modul, có thể biến các loại vũ khí phi điều khiển tiệm cận với những vũ khí tấn công chính xác. Hệ thống Laser của nó có tác dụng nâng cao hiệu quả vũ khí tấn công các mục tiêu di động, mục tiêu có khả năng đe dọa trên biển hoặc mục tiêu tái định vị.
Máy bay ném bom chiến lược của Mỹ B-2 Spirit sử dụng JDAM-84 và JDAM-102
Quân đội Mỹ và các nước đồng minh đã sử dụng JDAM do hãng Boeing sản xuất từ hơn 10 năm qua. LJDAM là phiên bản nâng cấp tiên tiến của JDAM, với độ chính xác và tính linh hoạt tuyệt vời có thể đối phó được mọi đe dọa đang không ngừng biến đổi trên chiến trường hiện nay.
Chủ nhiệm chương trình phát triển LJDAM của hãng Boeing, ông Charlie Davis nói: “Hiệu quả của sản phẩm này đã được chứng minh trong thực tiễn, nó làm giảm thiểu thiệt hại trong chiến đấu và rất đáng tin cậy trong tấn công các mục tiêu di động. Lựa chọn LJDAM là một giải pháp mang tính kinh tế, hơn nữa các phi công cũng rất dễ dàng lắp đặt và sử dụng thành thạo hệ thống LJDAM”.
Bom JDAM GBU-54 đã từng được sử dụng tại chiến trường Iraq
Video đang HOT
Ngày 17-7 Bộ tư lệnh các Hệ thống không quân Mỹ (Naval Air Systems Command – NAVAIR) đã trao cho công ty này hợp đồng sửa đổi đơn giá cố định. Theo hợp đồng, thời hạn giao hàng bắt đầu từ quý I năm 2013 và kết thúc vào cuối năm 2014.
Đầu năm 2007, sau khi tiếp nhận các điều khoản yêu cầu của hợp đồng trước, chỉ trong vòng 17 tháng hãng Boeing đã hoàn thành việc nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm thành công. Sang năm 2008 hãng Boeing đã bàn giao cho quân đội Mỹ loạt thiết bị cảm biến laser đầu tiên và đã được lực lượng không quân Mỹ sử dụng rất hiệu quả trên chiến trường Iraq.
JDAM bắt đầu được sản xuất từ năm 1998, hiện tại Mỹ và 26 nước Đồng Minh đã sản xuất được hơn 238.000 bộ thiết bị.
Theo ANTD
Công ty Canada hối hận vì đã bán công nghệ quân sự cho Trung Quốc
Nhờ thủ đoạn hiệu quả, Trung Quốc đã có công nghệ Mỹ chế tạo ra máy bay trực thăng tấn công WZ-10, nhưng hiện nó lại phải trang bị động cơ nội.
Máy bay trực thăng tấn công WZ-10 của Quân đội Trung Quốc.
Báo Phương Đông dẫn nội dung bài viết từ trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga cho biết, ngày 28/6, Công ty Platter Whitney - Canada, trực thuộc Công ty Công nghệ Liên hợp Mỹ (United Technologies) thừa nhận, họ đã sai lầm khi bán cho Trung Quốc công nghệ quân sự nhạy cảm, đồng thời đã chấp nhận bị phạt 75 triệu USD.
Có nguồn tin cho biết, những công nghệ quân sự này đã bị Trung Quốc dùng để nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng tấn công WZ-10 thế hệ mới. Do bị ảnh hưởng từ các thông tin trên, giá trị cổ phiếu của United Technologies vào ngày 28/6 đã trượt xuống 3%.
Báo Nga cho biết, Công ty Platter Whitney từng cung cấp công nghệ quân sự tiên tiến nhạy cảm cho Trung Quốc trong thời gian từ năm 2002-2004. Phần mềm của công ty này báo rằng bị Trung Quốc dùng để nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng tấn công kiểu mới.
Theo báo Nga, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng, từ thập niên 1980, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng quân dụng, họ tìm cách nhập khẩu rất nhiều công nghệ tiên tiến của phương Tây với hình thức che đậy là "nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng dân dụng".
Bộ Tư pháp Mỹ chỉ ra, WZ-10 là loại máy bay trực thăng tấn công đầu tiên được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo dựa trên công nghệ của phương Tây.
Máy bay trực thăng tấn công Apache của Lục quân Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất trưng bày tại Triển lãm Hàng không Dubai năm 2011.
Báo Nga dẫn các nguồn tin cho biết, máy bay nguyên mẫu của WZ-10 đã bay thử lần đầu tiên vào ngày 29/4/2003. Được biết, Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng 8 chiếc máy bay mẫu như vậy, trang bị động cơ PT6C-67C (1531 mã lực) do Công ty Pratt Whitney sản xuất.
Sau đó, do bị Mỹ ngăn chặn, Trung Quốc không thể tiếp tục nhận được động cơ của Pratt Whitney. Lô sản xuất hàng loạt đầu tiên WZ-10 đã bàn giao cho quân đội vào năm 2009-2010 đều đã trang bị động cơ do Trung Quốc tự sản xuất (theo suy đoán có công suất là 1340 mã lực, được viện trợ công nghệ từ Ukraine và Nga).
Máy bay trực thăng tấn công WZ-10 dài khoảng 14,15 m, cao khoảng 3,84 m, chỗ rộng nhất khoảng 4,35 m, áp dụng bố cục buồng lái nối tiếp, thân hẹp, bánh đáp phòng va đập... So với RAH-66 của Mỹ, WZ-10 áp dụng bố cục truyền thống không có kết cấu khí động học tàng hình radar, mà thông qua sử dụng nhiều vật liệu composite hấp thu sóng radar và bôi sơn để thu hẹp khoảng cách bị địch phát hiện, đồng thời cũng đạt mục đích giảm nhẹ trọng lượng của máy bay.
Vũ khí mang theo bên ngoài của WZ-10 tối đa khoảng 1.500 kg, cánh ngắn hai bên thân dài khoảng 4,32 m, có thể mang theo các loại vũ khí như tên lửa đa nòng 57,90 mm, khoang súng 23 mm, tên lửa chống tăng HJ-8.
Đồng thời, việc kết hợp với tên lửa chống tăng bán chủ động dẫn đường laser có kế hoạch nghiên cứu chế tạo cũng gần hoàn thành. Hệ thống kiểm soát hỏa lực được thiết kế tích hợp số hóa tương tự Starry Night của Pháp.
Tên lửa chống tăng HJ-10 do Trung Quốc sản xuất.
Một tờ báo Nga khác cũng có bài viết cho rằng, máy bay trực thăng WZ-10 đã trang bị tên lửa chống tăng HJ-10, ngoài ra còn trang bị pháo chính và tên lửa "không đối không" TY-90.
Thông số kỹ thuật của tên lửa chống tăng HJ-10 hiện vẫn nằm trong trạng thái giữ bí mật. Có nhiều chuyên gia cho rằng, tính năng của tên lửa này có thể tương tự như tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire được trang bị cho máy bay trực thăng tấn công Apache của Mỹ. Họ cho rằng, HJ-10 có thể kết hợp với các ngòi nổ như hồng ngoại, laser và radar (sóng ngắn mm).
Công tác nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng tấn công WZ-10 được bắt đầu từ giữa thập niên 1990, đơn vị nghiên cứu chế tạo là Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Xương Hà và Viện Nghiên cứu Thiết kế Máy bay trực thăng Trung Quốc, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc.
WZ-10 áp dụng bố cục buồng lái nối tiếp, trong đó khoang trước là nhân viên dẫn đường, khoang sau là phi công. Máy bay này trang bị hệ thống kiểm soát dẫn đường tiên tiến, thiết bị thăm dò quang điện và thiết bị cảm ứng hồng ngoại, có thể tự động phóng "mồi" hồng ngoại gây nhiễu tên lửa của đối phương.
WZ-10 cùng cấp với AH-2 của Nam Phi và A-129 của Italia, lượng tải đạn và tính năng tổng thể kém hơn so với AH-64 Apache của Quân đội Mỹ.
Thêm một số hình ảnh về máy bay trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc:
Máy bay trực thăng tấn công WZ-10 do Trung Quốc sản xuất.
Theo GDVN
Không quân Mỹ thử bom hàng không mới trên máy bay B-1 Lancer Không quân Mỹ vừa ném thử lần đầu tiên dòng bom dẫn đường bằng laser GBU-54/B LJDAM (Laser Joint Direct Attack Munition) từ máy bay ném bom siêu thanh B-1 Lancer. Theo tạp chí quân sự Janes, các vụ ném thử diễn ra tại bãi thử ở bang Iowa từ ngày 14 tới 16-5 đã được ghi nhận là thành công. B-1B Lancer....