Hải quân Anh không tự bảo vệ được mình
Theo cựu chi huy của Hải quân Hoàng gia Anh, Alan West, hiện lực lượng này không thể tự bảo vệ được lãnh hải của mình.
Những cuộc đụng độ gần đây giữa những người câu cá của Pháp và Anh tại eo biển Manche vì việc đánh bắt sò điệp cho thấy răng Anh thiếu tàu để bảo vệ vùng lãnh hải của mình. Và sau khi đất nước rời khỏi EU tình trạng này sẽ là “thảm khốc”.
Ông Alan West cũng tin rằng tình trạng này cũng cho thấy những thiếu sót trong việc tổ chức các cơ quan quân sự. Theo ông, viêc đưa ra lênh cho các tàu này đươc thưc hiên bơi các đơn vị khác nhau, trong khi sự phối hợp nên được thực hiện bởi một trung tâm chỉ huy.
Chiến hạm Anh quá ồn ào mỗi khi làm nhiệm vụ.
“Tuy nhiên, trong trung tâm chỉ huy này, không có một vị chỉ huy nào có thể ra lệnh cho các cơ quan chính phủ thực hiện các hành động nào đó, vì vậy trung tâm không thể thực hiện đúng mệnh lệnh”, cưu quân nhân nói.
Ông West cũng nói thêm rằng khi Anh rời khỏi EU, London sẽ phải tự tiến hành tuần tra vùng kinh tế độc quyền của mình, mà với tình hình hiện nay trong Hải quân nước này thì sớm muộn cũng xảy ra “thảm họa”.
Thừa nhận của vị cựu chỉ huy này cho thấy thực trạng tệ hại của Hải quân Anh nhưng nó không khiến nhiều người bất ngờ bởi điều này đã được nhìn thấy từ trước đó.
Được biết, hiện lực lượng tàu mặt nước chủ lực của Anh là Type 45, nhưng những chiến hạm này lại phát ra tiếng ồn rất lớn dưới nước mà sonar của tàu ngầm Nga có thể phát hiện dễ dàng trong khoảng cách 100 hải lý (hơn 185 km).
Video đang HOT
Cùng với ông West, Đô đốc Anh Chris Parry nhận xét là những con tàu có chi phí cực khủng, lên tới 1 tỷ bảng Anh (1,25 tỷ USD) này không được cung cấp các biện pháp chống ồn cần thiết, do đó, chúng đã tạo ra tiếng động dưới nước mạnh không khác gì các “hộp đựng cờ lê”.
Theo Đô đốc, khi thiết kế sáu tàu khu trục được cho là thuộc loại tối tân nhất thế giới, các nhà hoạch định quân sự nước này đã không nghĩ tới cách đề phòng các mối đe dọa từ dưới đáy biển, nhất là đối với các tàu ngầm hạt nhân và thông thường của Nga.
Do đó, các con tàu có chi phí khổng lồ này rất dễ bị tàu ngầm Nga tiêu diệt ở khoảng cách xa gấp 5 lần phạm vi tàu khu trục Anh có thể phát hiện được mối nguy hiểm, dẫn đến việc hải quân Anh có thể lãng phí hàng chục tỷ USD trong vòng ít phút.
Không chỉ có điểm yếu đó, hệ thống vũ khí của khu trục hạm Type 45 cũng được cho là không tương xứng với giá tiền cao ngất của nó. Tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ, với tầm bắn vẻn vẹn 130km, chi bằng 1/5 của tên lửa chống hạm Nga.
Type 45 còn có 1 tổ hợp Sylver A50 với 48 ống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng, với tên lửa tầm ngắn Aster-15 và tên lửa tầm xa Aster-30. Tuy nhiên, Aster-30 cũng chỉ có phạm vi phòng không vẻn vẹn 120km, không bằng các tên lửa S-300F của Nga hay HHQ-9 của Trung Quốc.
Với giá tiền mua 1 chiếc khu trục hạm Type 45, có thể mua được từ 3-4 tàu hộ vệ của Nga có sức mạnh tương đương hoặc thậm chí là mạnh hơn.
Không chỉ có lực lượng tàu mặt nước gặp vấn đề lớn, hiện tất cả 7 tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Hoàng gia Anh đều trục trặc vì nhiều lý do khác nhau nhưng Bộ Quốc phòng nước này đã giấu nhẹm, không báo cáo vấn đề với Thủ tướng.
Với thực trạng tồi tệ này thì việc Hải quân Hoàng gia Anh không tự bảo vệ được lãnh hải của mình không phải là chuyện khó hiểu.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Phương Tây run sợ bị Nga cắt đứt huyết mạch
Anh sẽ triển khai thêm nhiều tàu chiến và máy bay tới phía Bắc Đại Tây Dương do lo ngại hải quân Nga có thể đe dọa hệ thống cáp biển.
Anh hốt hoảng vì tàu chiến Nga
Hãng tin Reuters cho biết hôm 22/8, Hải quân Hoàng gia Anh đã điều tàu chiến giám sát một tàu chiến của Nga tại eo biển Manche. Đây là tàu thứ 4 của Anh được triển khai theo dõi các hoạt động của Nga xung quanh nước Anh trong vòng 2 tháng qua.
Cụ thể, tàu dò mìn HMS Hurworth đóng tại thành phố Portsmouth nhận nhiệm vụ theo dõi khi tàu khu trục Đô đốc Makarov của Nga đi qua eo biển Manche vào ngày 22/8, nằm trong khuôn khổ hoạt động giám sát thường kéo dài khoảng 48 giờ.
Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận con số chính xác tàu Nga đi qua Anh, song cho hay trong vòng 2 tháng qua, tàu tuần tra HMS Mersey, tàu khu trục HMS Diamond và khinh hạm Montrose đã tham gia vào các hoạt động giám sát tương tự.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 5, người đứng đầu Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Philip Jones tuyên bố, Anh đang đối mặt với "hoạt động tăng cường đáng kể của Hải quân Nga, điều đang tiếp tục thử thách quyết tâm của chúng ta".
Còn hồi đầu tháng 7 vừa qua, lãnh đạo lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Philip Jones cho biết hải quân nước này sẽ triển khai thêm nhiều tàu chiến và máy bay tới khu vực phía Bắc Đại Tây Dương, nhằm đối phó với những mối đe dọa mà hải quân Nga có thể gây ra đối với hệ thống dây cáp liên lạc dưới biển.
Trả lời phỏng vấn kênh Sky News, Đô đốc Jones cho biết Hải quân Anh sẽ thiết lập một khu vực tác chiến chung (JAO) tại phía Bắc Đại Tây Dương, trong bối cảnh Nga ngày càng tăng cường năng lực hải quân của nước này.
Theo ông Jones, hải quân Nga có khả năng phát hiện các dây cáp trong những điều kiện khắc nghiệt. Chính vì vậy, Anh cần phải theo dõi và đánh giá khả năng Nga phá hoại các hệ thống liên lạc sử dụng những tuyến dây cáp này.
Cũng theo báo chí phương Tây, hiện có khoảng 99% trao đổi thông tin toàn cầu và hơn 10.000 tỉ USD giao dịch trên thế giới được thông qua các đường cáp quang biển. Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây gia tăng căng thẳng như hiện nay, giới quan sát lo ngại con đường trao đổi thông tin thiết yếu này có nguy cơ trở thành mục tiêu dễ bị tấn công.
Tàu rải cáp ngầm hoạt động ngoài khơi bờ biển Cornwall của Anh
Trong thế giới số hóa, yếu tố vật chất thường ít được coi trọng, nhất là khi các vụ tin tặc ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, chính vật chất, trong đó có các cơ sở hạ tầng và đặc biệt các tuyến cáp ngầm dưới biển rất dễ bị tổn thương.
Hồi cuối năm 2017, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Anh, Đại tướng Stuart Peach, cũng đã nêu ra quan ngại này tại cuộc họp với những người đồng cấp đến từ các nước thành viên NATO.
Lời cảnh báo của ông được đưa ra vài ngày sau khi cơ quan tham vấn của Anh nổi tiếng là bảo thủ Policy Exchange báo động các điểm yếu của mạng lưới cáp quang biển. Báo cáo của cơ quan này còn trích dẫn nguồn tin tình báo Mỹ nghi ngờ phía Nga có mưu toan cắt các đường cáp thông tin chạy ngầm dưới đáy biển Đại Tây Dương, nối liền châu Âu với Mỹ. Tiết lộ này đã khiến phương Tây lo ngại, nghi ngờ Nga tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh không quy ước.
Tử huyệt dễ bị tổn thương
Chuyên gia quân sự Camille Morel giải thích tầm quan trọng của các đường cáp quang biển hiện nay đối với thế giới. Theo đó, "hệ thống cáp quang của toàn thế giới hiện nay bao gồm khoảng 300 cáp đặt dưới đáy biển. Hệ thống này rất lớn bởi trái với những gì người ta nghĩ về hệ thống vệ tinh, hệ thống cáp quang dưới đáy biển chuyển tải hơn 95% các thông tin viễn thông toàn cầu".
Theo chuyên gia này thông tin viễn thông bao gồm các cuộc gọi điện thoại, video, dữ liệu Internet... Và các dữ liệu này đều do mọi người tạo ra, mọi người truy cập Internet, đọc thư điện tử, khai thuế, mua hàng hạ giá trên mạng... Bên cạnh đó còn có các hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống liên lạc giữa các bộ phận trong quy trình sản xuất.
Theo baodatviet
2 vạn quân Anh đại phá 20 vạn quân Thanh, TQ ôm nỗi hận "hèn yếu" Triều đình nhà Thanh giai đoạn thế kỷ 18 trở nên yếu đuối trước sự trỗi dậy của phương Tây, đánh dấu thời kỳ mà chính người Trung Quốc gọi là "ô nhục" khi 20 vạn quân Thanh không đánh lại nổi chưa tới 2 vạn quân Anh, chủ yếu là Hải quân Hoàng gia. Hải quân Hoàng gia Anh với sức mạnh...