Hải Phòng: Làm rõ nhóm người xưng “bông hồng đen” tự ý lấy máu học sinh
Chiều muộn ngày 18/8 lãnh đạo UBND quận Đồ Sơn, Hải Phòng cho biết đang yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ nhóm người xưng danh “ Bông hồng đen” để tiến hành lấy máu của các cháu học sinh nhằm tuyên truyền về HIV/AIDS.
Tuy nhiên nhóm người này đã không qua tổ chức cơ quan đoàn thể tại địa phương mà tự ý hoạt động.
Chủ tịch UBND phường Hải Sơn Lưu Đình Dũng cho biết; sau khi nhận được những phản ánh của phụ huynh trên địa bàn phường về việc con, em họ bị một nhóm người tự ý lấy máu của các cháu mà chính phụ huynh, gia đình, nhà trường không hay biết. Mỗi cháu đến lấy máu đều được trả 100.000đ, còn giới thiệu thêm người nào sẽ được hưởng 25.000đ.
Hình ảnh phụ huynh chia sẻ con họ bị lấy máu trên page Hải Phòng.
Nhận thông tin trên, lãnh đạo UBND phường Hải Sơn đã cử cán bộ y tế cùng với công an để tiến hành xác minh. Theo đó nhóm “Bông hồng đen” này đang triển khai dự án phi Chính phủ về phòng chống HIV/AIDS. Chiều cùng ngày cơ quan chức năng đã lập biên bản với nhóm “Bông hồng đen” vì tự ý hoạt động trên địa bàn khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Trong khi một số ngày trước nhóm này đã tiến hành lấy máu của rất nhiều học sinh THCS tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho các học sinh.
Video đang HOT
Hiện UBND phường vẫn đang tiếp tục làm việc với nhóm nói trên để yêu cầu họ cung cấp các giấy tờ liên quan khi tự ý lấy máu của học sinh trên địa bàn. Còn việc lấy máu số lượng học sinh là bao nhiêu, thu tiền như thế nào thì phường sẽ làm rõ trong thời gian sớm nhất.
Lãnh đạo quận Đồ Sơn xác nhận đã nắm được thông tin trên, hiện đang tập hợp và điều tra để làm rõ vụ việc. Việc tự ý hoạt động lấy máu không thông qua chính quyền địa phương đã gây tâm lý hoang mang và ảnh hưởng tới các bậc phụ huynh là không đúng. Vị lãnh đạo này thông tin thêm./,
Đà Nẵng thiếu giáo viên trong năm học mới
Năm học 2022 - 2023 đã diễn ra được 1 tuần, thế nhưng tại thành phố Đà Nẵng, việc phân bổ biên chế giáo viên không theo kịp nhu cầu thực tế của nhiều địa phương.
Không có biên chế, nhiều trường đành thuê giáo viên hợp đồng
Năm học này, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đang thiếu 4 giáo viên. Giải pháp tạm thời được nhà trường vận dụng là vận động giáo viên về hưu tiếp tục đứng lớp, ngoài ra, hợp đồng với 2 giáo viên trẻ dạy môn tiếng Anh để đáp ứng đủ tiêu chí tối thiểu cho chương trình mới.
Cô Ông Thị Thái Hằng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn cho biết: "Chúng tôi phải nhờ bên Sở Nội vụ tìm giúp những bạn nào nộp hồ sơ mà chưa thi cứ liên hệ với trường. Thực ra nhu cầu trường nào cũng thiếu, không ít thì nhiều. Có bạn điện thoại cho tôi nhưng tôi đang bận họp nói lát điện lại, nhưng khi điện lại, họ đã nhận lời trường khác rồi".
Một số trường học ở thành phố Đà Nẵng được nâng cấp xây dựng mới cũng chưa khai thác hết công suất do không bảo đảm giáo viên đứng lớp. Chỉ tiêu biên chế hạn chế trong khi nhu cầu giảng dạy và sĩ số học sinh ngày càng tăng.
Năm học mới, một số địa phương ở Đà Nẵng đang thiếu giáo viên.
Tháng 5 năm nay, Trường mầm non Hương Sen ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng được đầu tư xây dựng mới 16 phòng học, 2 phòng chức năng, tổng kinh phí gần 28 tỷ đồng. Sau thông báo tuyển sinh năm học đầu tiên, trường đã nhận khoảng 500 hồ sơ học sinh, dự kiến tiếp nhận 5 nhóm lớp với khoảng 150 em. Tuy nhiên, 2 lớp nhỏ đã "trúng tuyển" trước đó phải thông báo hủy lớp.
Cô Nguyễn Thị Lệ Hoa, Hiệu trưởng trường Mầm non Hương Sen cho biết, nhà trường chỉ khai giảng được 3 lớp học cho 95 học sinh lớp nhỡ và lớn: "Lý do là không có biên chế, không có con người. Quận và Phòng Nội vụ rà soát lại tất cả các trường trên địa bàn quận, đưa về đây được 6 giáo viên nên chỉ mở được 3 lớp".
Chỉ tiêu biên chế hạn chế trong khi nhu cầu giảng dạy và sĩ số học sinh ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân thiếu giáo viên.
Năm nay, các trường học tại thành phố Đà Nẵng thực hiện song song 2 chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 và 2018 theo căn cứ các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, do số lượng học sinh tăng nên một số địa phương thiếu phòng học, thiếu giáo viên. Dù đã cố gắng phân bổ giáo viên để đảm bảo hệ số đứng lớp nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn diễn ra. Có nhiều nguyên nhân như không tuyển dụng được giáo viên, giáo viên không nhận nhiệm sở, cơ cấu giáo viên môn Tiếng Anh chưa đảm bảo hệ số 1,5 theo yêu cầu.
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cho biết: Sở chỉ đạo trước mắt, các trường chủ động sắp xếp, phân công giáo viên phù hợp để tổ chức dạy học; ở bậc tiểu học, trường sử dụng kinh phí chi thường xuyên được bố trí trong năm 2022 để tính tăng thay cho giáo viên hoặc có thể điều chỉnh số tiết Tiếng Anh tự chọn lớp 4, lớp 5 phù hợp để dạy Tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2.
"Chúng ta đang thực hiện việc tinh giản biên chế trên toàn quốc thì việc tăng biên chế ở một địa phương hay ở một ngành đều rất khó. Chúng tôi đang vận động các tổ chức có thể xã hội hóa xây dựng các trường để giảm bớt sức học tại các trường công lập. Chỉ có chính sách đó thì mới đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân", ông Mai Tấn Linh cho hay.
Vụ hàng trăm học sinh không đến trường: 'Người dân hứa đầu tuần tới cho con tới lớp' Trước tình trạng phụ huynh đồng loạt cho hàng trăm học sinh nghỉ học để phản đối xây dựng dự án khu xử lý chất thải, lãnh đạo Thị ủy Mỹ Hào (Hưng Yên) cho biết người dân hứa đầu tuần tới sẽ cho con em tới lớp. Chiều 9-9, từ trường mầm non đến THCS ở xã Hoà Phong vắng 254 học...