Hải Phòng: Buộc thôi việc trạm trưởng trạm y tế lưu động vòi tiền người dân
Trung tâm y tế Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng đã quyết định buộc thôi việc Trạm trưởng Trạm y tế lưu động P.Trại Cau vì hành vi vòi vĩnh tiền của người dân.
Ngày 24.3, thông tin từ UBND TP.Hải Phòng, Trung tâm y tế Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng đã có quyết định kỷ luật với ông Nguyễn Mạnh Hùng, nhân viên khoa Nội tổng hợp của Trung tâm y tế Q.Lê Chân được phân công làm Trạm trưởng Trạm y tế lưu động P.Trại Cau, với hình thức buộc thôi việc.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, được phân công phụ trách Trạm Y tế lưu động P.Trại Cau, bị buộc thôi việc. Ảnh LÊ TÂN
Theo quyết định kỷ luật, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã vi phạm quy chế tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 112/NĐ-Cp ngày 18.9.2020 của Chính phủ khi lợi dụng vị trí công tác để vụ lợi, có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn phiền hà cho người dân.
Như Thanh Niên đã đưa tin, vào ngày 4.3, anh T. (ở Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng) đã tố cáo ông Nguyễn Mạnh Hùng vòi vĩnh tiền.
Anh T. cho biết: “Bố mẹ tôi đều nhiễm Covid-19. Các cụ lớn tuổi nên tôi rất lo. Hôm 27.2, bố tôi đang nằm cách ly điều trị ở nhà thì thấy mệt, nồng độ ô xy hạ nên tôi mới gọi Trạm Y tế lưu động P.Trại Cau để các anh chị ấy đến khám, đo. Khi người ở trạm vào đo xong, gia đình có tự nguyện cảm ơn họ 500.000 đồng, đóng trong phong bì kín. Thế mà họ đứng giữa sân xé ra, thấy có 500.000 đồng liền gọi điện cho ông H. Sau đó họ đòi cả nhà 2 triệu đồng, mặc cả gãy lưỡi thì còn 1,5 triệu đồng”.
Video đang HOT
Theo anh T., sau khi người ở Trạm Y tế lưu động đòi thêm tiền, vợ anh T. đã bỏ thêm 1 triệu đồng vào phong bì và nói chiều sẽ đưa nốt 500.000 đồng còn lại.
“Cả buổi chiều, ông H. với số điện thoại 0947.204.xxx gọi liên tục cho vợ và em tôi đòi tiền. Chúng tôi bảo chuyển khoản thì ông ấy không đồng ý và hẹn phải ra 16 Cát Cụt đưa tiền. Ông ấy còn nói, gia đình nằm trên địa bàn quản lý, còn nhờ nhau rất là nhiều, nên cứ xem xét”, anh T. kể lại.
Sau khi báo Thanh Niên phản ánh, cơ quan chức năng tại TP.Hải Phòng vào cuộc làm rõ và xử lý.
Thêm 60 ca nhiễm mới, Phú Thọ lập trạm y tế lưu động
Với 60 trường hợp dương tính mới, toàn tỉnh Phú Thọ đã phát hiện 342 ca mắc COVID-19 kể từ 14-10.
Tỉnh lập trạm y tế lưu động để quản lý, chăm sóc, điều trị, vận chuyển các trường hợp F0 tại nhà.
Lực lượng y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh lấy mẫu xét nghiệm cho người dân thôn Cẩm Đội - Ảnh: Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, đến 6h sáng nay 24-10, toàn tỉnh ghi nhận 60 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua.
Trong đó, số ca mắc ghi nhận nhiều nhất ở thành phố Việt Trì với 44 ca, thị xã Phú Thọ có 7 ca, huyện Phù Ninh 4 ca và huyện Lâm Thao 5 ca.
Ông Lê Quang Thọ, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, cho biết số lượng các ca F0 tăng lên trong những ngày qua là do tỉnh Phú Thọ tổ chức xét nghiệm sàng lọc diện rộng trong toàn tỉnh.
Kể từ ngày 14-10 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 342 ca mắc COVID-19. Trong đó nhiều nhất tại thành phố Việt Trì với 225 ca, thị xã Phú Thọ 6 ca, huyện Lâm Thao 68 ca, huyện Phù Ninh 38 ca và huyện Tam Nông 5 ca.
Đánh giá cấp độ dịch, toàn tỉnh Phú Thọ ở cấp độ 2. Theo nhận định của Sở Y tế Phú Thọ, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường trên địa bàn thành phố Việt Trì, đặc biệt là tại xã Chu Hóa, số ca F0 tăng nhanh.
Do đó, Sở Y tế đề nghị thành phố Việt Trì lập 1 trạm y tế lưu động để thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, điều trị, vận chuyển các trường hợp F0 tại nhà trên địa bàn xã Chu Hóa.
Theo đó, các F0 điều trị tại nhà được cán bộ y tế trực tiếp kiểm tra sức khỏe tại nhà tối thiểu 2 lần/ngày, được bố trí sẵn 1 chai oxy y tế tại nhà và được phát "Túi thuốc an sinh điều trị F0 tại nhà". Tuyệt đối không để F0 tự sử dụng chai oxy y tế tại nhà mà phải do cán bộ y tế vận hành, sử dụng.
Trạm y tế lưu động gồm 3 bác sĩ tăng cường từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 3 y sĩ hoặc điều dưỡng tăng cường từ Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì, chia làm 3 tổ hoạt động.
Còn huyện Lâm Thao cũng quyết định thành lập Bệnh viện Dã chiến số 1 điều trị COVID-19 huyện Lâm Thao đặt tại Trạm y tế xã Kinh Kệ (cũ) với quy mô 40 giường bệnh.
Tiếp tục dừng dạy học trực tiếp ở một số huyện, thành phố
Ngày 23-10, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản về việc tổ chức dạy học trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh; các cơ sở giáo dục trên địa bàn xã Hương Nộn, xã Bắc Sơn của huyện Tam Nông và xã Phú Hộ của thị xã Phú Thọ tiếp tục dừng tổ chức dạy học trực tiếp cho đến khi có thông báo mới.
Trong thời gian tạm dừng đến trường, các cơ sở giáo dục phối hợp với phụ huynh học sinh quản lý, chăm sóc, đảm bảo an toàn cho học sinh tại nhà; hướng dẫn, hỗ trợ học sinh học tập bằng các hình thức phù hợp.
Các cơ sở giáo dục còn lại trên địa bàn huyện Tam Nông và thị xã Phú Thọ và các địa phương khác tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 25-10.
UBND TP.HCM chỉ thị khẩn: Yêu cầu giãn cách triệt để tại 312 xã phường Tối 22-8, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký chỉ thị khẩn số 11 về tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. UBND TP.HCM yêu cầu giãn cách triệt để tại 312 xã phường - Ảnh: QUANG ĐỊNH Theo đó, thực hiện Công điện số 1099 của Thủ tướng Chính...