Hai ‘ông lớn’ ngành hàng không kinh doanh thế nào trong nửa đầu năm nay?
Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay của Vietjet nhỉnh hơn so với Vietnam Airlines phần nào nhờ ghi nhận doanh thu khác tăng đột biến hơn 1.000 tỷ đồng.
Hai ‘ông lớn’ ngành hàng không kinh doanh thế nào trong nửa đầu năm nay?
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) và Công ty Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vừa đồng loạt công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019.
Theo báo cáo, doanh thu thuần nửa đầu năm nay của Vietjet đạt 26.301 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về cơ cấu doanh thu, vận chuyển hành khách tiếp tục mang về doanh thu lớn nhất cho Vietjet với 13.554 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng trưởng 8% và chiếm tỷ trọng 52%.
Hoạt động phụ trợ ghi nhận doanh thu ấn tượng 5.457 tỷ đồng, tăng trưởng tới 43% và chiếm tỷ trọng 21%.
Trong kỳ, Vietjet cũng ghi nhận 6.101 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động chuyển giao sở hữu, quyền sở hữu và thuê tàu bay, tăng trưởng 30% và chiếm tỷ trọng 23% doanh thu.
Đáng chú ý, nửa đầu năm nay, hãng hàng không tư nhân này bất ngờ ghi nhận doanh thu khác lên đến gần 1.200 tỷ đồng, tăng khoảng 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tăng gấp gần 8 lần (chủ yếu do quý II/2019 ghi nhận doanh thu vận tải hàng không khác đột biến hơn 1.000 tỷ đồng).
Video đang HOT
Cơ cấu doanh thu của Vietjet nửa đầu năm nay và cùng kỳ năm ngoái
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của Vietjet đạt 3.451 tỷ đồng, tăng 15% so với nửa đầu năm ngoái (nếu loại trừ ảnh hưởng của việc doanh thu khác tăng đột biến thì lợi nhuận gộp của Vietjet giảm 20%).
Về chi phí, trong kỳ, Vietjet ghi nhận 618 tỷ đồng chi phí tài chính, tăng 25%. Cùng với đó là 487 tỷ đồng chi phí bán hàng, tăng 53% và 182 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng 46%. Ngoài ra, hãng hàng không này cũng ghi nhận khoản lỗ 40 tỷ đồng từ công ty liên kết.
Kết thúc nửa đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của Vietjet đạt 2.397 tỷ đồng, tăng 11% so với nửa đầu năm ngoái.
Với “ông lớn” Vietnam Airlines, nửa đầu năm, doanh thu thuần đạt 49.675 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Cơ cấu doanh thu của Vietnam Airlines nghiêng nhiều về vận tải hàng không với 40.483 tỷ đồng, tăng trưởng 3,8% và chiếm tỷ trọng tới 81%.
Trong khi đó, doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động phụ trợ vận tải hàng không lần lượt đạt 6.934 tỷ đồng và 2.226 tỷ đồng, tăng 7,1% và 9,9%. Còn lại là doanh thu khác với 470 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,6%.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của Vietnam Airlines ở mức 6.451 tỷ đồng, giảm 3,5%.
Trong kỳ, hãng hàng không này ghi nhận 612 tỷ đồng doanh thu tài chính, giảm 24%. Song song, chi phí tài chính ở mức 1.544 tỷ đồng, giảm 26%; chi phí bán hàng ở mức 2.783 tỷ đồng, tăng 7,4% và chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 1.287 tỷ đồng, tăng 15%.
Kết thúc nửa đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của Vietnam Airlines đạt 1.785 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,7% so với nửa đầu năm ngoái.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Tỷ phú giàu nhất Việt Nam kiếm thêm 4300 tỷ trong nháy mắt, vô tiền khoáng hậu
Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Nhật Vượng tích lũy thêm khối tài sản "siêu khủng" khi cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục xác lập đỉnh giá mới trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/07
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã tích lũy được khối tài sản trị giá 10 tỷ USD. Ảnh: Thanh niên.
Kết thúc phiên 29/07, VIC tăng 2.300 đồng (1,8%) so với phiên cuối tuần trước và đạt mức giá 124.400 đồng/cp, mức giá cao kỷ lục của VIC.
Với mức giá như trên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tích lũy thêm 4.289 tỷ đồng chỉ sau một phiên giao dịch, qua đó nâng tổng giá trị tài sản của cá nhân ông Vượng lên 232.029 tỷ đồng, chạm ngưỡng 10,02 tỷ USD và trở thành tỷ phú đầu tiên của Việt Nam đạt cột mốc đáng tự hào này.
Cùng với ông Vượng, tài sản của bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) cũng tăng thêm 347 tỷ đồng trong phiên này, đạt mức 18.791 tỷ đồng.
Trong danh sách top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, ngoài vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng, 3 tỷ phú còn lại cũng đón nhận tin vui trong phiên đầu tuần khi hầu hết các cổ phiếu do họ nắm giữ đều tăng giá.
Theo đó, tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air (VJC), Phó Chủ tịch HĐQT HDBank (HDB) - tăng thêm 65,60 tỷ đồng, đạt mức 23.414 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu VJC tiếp tục là động lực chính giúp củng cố vị trí người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán của bà Thảo.
Kết thúc phiên, VJC tăng 400 đồng lên mức 133.400 đồng/cp trong khi HDB giảm 50 đồng, còn 26.000 đồng/cp.
Đứng sau bà Thảo là ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank (TCB), cổ đông lớn của Masan Group (MSN) - Trong khi TCB đứng giá tham chiếu 20.800 đồng/cp, MSN tăng giá 100 đồng/cp lên mức giá 81.000 đồng. Qua đó giúp cho ông Hồ Hùng Anh có thêm 24,72 tỷ đồng trong phiên đầu tuần, hiện tổng giá trị tài sản của ông Hùng Anh thông qua MSN và TCB là 20.848 tỷ đồng.
Người còn lại trong top 5 là ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group, cổ đông lớn của Techcombank. Cũng như ông Hùng Anh, giá trị tài sản của ông Quang đã tăng thêm 25,21 tỷ đồng trong phiên này, qua đó nâng tổng giá trị khối tài sản của ông vua mì gói lên 20.622 tỷ đồng.
Sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp, VN-Index khởi đầu tuần mới với mức tăng 4,59 điểm và tiệm cận với ngưỡng kháng cự 1.000 điểm, đóng cửa ở mức 997,94 điểm.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
6 tháng, Vietnam Airlines báo lợi nhuận trước thuế 1.786 tỷ đồng, hoàn thành 53% kế hoạch năm Kết thúc 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines đạt lợi nhuận trước thuế 1.786 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,7% so với cùng kỳ và cao hơn 136 tỷ đồng so với con số ước tính doanh nghiệp đưa ra trước đó. Ảnh minh họa. Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (mã HVN) vừa công bố báo cáo tài chính...