Hai ‘ông lớn’ bán lẻ xăng dầu có lãi trở lại
Sau quý đầu năm lỗ nặng trước tác động của dịch bệnh và giá dầu thấp kỷ lục, tình hình kinh doanh tại cả Petrolimex và PV Oil đã có lãi trở lại khi giá dầu thế giới tăng.
Báo cáo kết quả kinh doanh mới công bố của 2 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lớn nhất thị trường trong nước là Petrolimex và PV Oil cho kết quả tương tự khi hoạt động kinh doanh đã có dấu hiệu hồi phục trở lại trong quý II cùng diễn biến của giá dầu thế giới.
Cùng hoàn cảnh khó khăn
Với hơn 50% thị phần xăng dầu trong nước, Petrolimex đã ghi nhận 26.730 tỷ đồng doanh thu quý II vừa qua, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức doanh thu quý thấp nhất trong gần một thập niên trở lại đây của nhà bán lẻ xăng dầu này.
Tuy vậy, nhờ tiết giảm được đáng kể chi phí giá vốn nên lợi nhuận gộp quý II của Petrolimex chỉ giảm 25%, vẫn đạt 2.752 tỷ đồng.
Trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại đây tăng lần lượt 3% và 25% thì chi phí lãi vay đã giảm được 24% trong quý. Kết quả, nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước thu về 791 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 51%. Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp đạt được là 733 tỷ, cũng giảm 45%.
Sau quý đầu năm lỗ nặng trước tác động của dịch bệnh và giá dầu thấp kỷ lục, tình hình kinh doanh tại cả Petrolimex và PV Oil đã có lãi trở lại khi giá dầu thế giới tăng.
Báo cáo kết quả kinh doanh mới công bố của 2 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lớn nhất thị trường trong nước là Petrolimex và PV Oil cho kết quả tương tự khi hoạt động kinh doanh đã có dấu hiệu hồi phục trở lại trong quý II cùng diễn biến của giá dầu thế giới.
Cùng hoàn cảnh khó khăn
Với hơn 50% thị phần xăng dầu trong nước, Petrolimex đã ghi nhận 26.730 tỷ đồng doanh thu quý II vừa qua, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức doanh thu quý thấp nhất trong gần một thập niên trở lại đây của nhà bán lẻ xăng dầu này.
Video đang HOT
Tuy vậy, nhờ tiết giảm được đáng kể chi phí giá vốn nên lợi nhuận gộp quý II của Petrolimex chỉ giảm 25%, vẫn đạt 2.752 tỷ đồng.
Trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại đây tăng lần lượt 3% và 25% thì chi phí lãi vay đã giảm được 24% trong quý. Kết quả, nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước thu về 791 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 51%. Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp đạt được là 733 tỷ, cũng giảm 45%.
Tuy nhiên, con số lợi nhuận thu về ở trên đã cải thiện rất nhiều so với quý liền trước khi Petrolimex ghi nhận 38.495 tỷ đồng doanh thu nhưng lỗ ròng 1.813 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng, Petrolimex đã đạt tổng cộng 65.224 tỷ đồng doanh thu và vẫn lỗ sau thuế 1.080 tỷ, trong khi cùng kỳ lãi 2.636 tỷ đồng.
Những diễn biến tương tự cũng xảy ra với PV Oil – nhà bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 với 20% thị phần.
tỷ đồng
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PETROLIMEX
Lợi nhuận sau thuế
I/2019
II
III
IV
I/2020
II
-2k
-1k
0
1k
2k
II Lợi nhuận sau thuế: 1 251 tỷ đồng
tỷ đồng
PV OIL
Lợi nhuận sau thuế
I/2019
II
III
IV
I/2020
II
-750
-500
-250
0
250
500
II Lợi nhuận sau thuế: 233 tỷ đồng
Cùng ghi nhận lỗ ròng quý I, hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ này đã ổn định trở lại trong quý II với doanh thu đạt 11.655 tỷ, giảm 46%, nhưng lãi sau thuế 183 tỷ đồng.
Nguyên nhân giúp PV Oil có lãi quý vừa qua là giá dầu thế giới tăng so với quý I, nên công ty không phải trích lập dự phòng giảm giá với lượng hàng tồn kho, từ đó giảm đáng kể chi phí giá vốn so với cùng kỳ.
Kết quả là lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng quý II của công ty chỉ giảm 18%, vẫn đạt 781 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí phát sinh, PV Oil báo lãi dương trở lại với khoản lợi nhuận trước thuế 223 tỷ đồng, giảm 19%.
Tuy vậy, số lợi nhuận kể trên vẫn chưa đủ bù đắp hết lỗ quý I, lợi nhuận ròng bán niên 2020 của nhà bán lẻ xăng dầu này vẫn ở mức âm 355 tỷ đồng.
Lãi nhờ giá dầu thế giới tăng
Theo đại diện của cả 2 doanh nghiệp, nguyên nhân chính giúp quý II có lãi là nhờ giá dầu thế giới tăng trở lại.
Theo đó, giá dầu thô thế giới WTI đã tăng từ mức 20,31 USD/thùng hồi cuối quý I lên 39,27 USD/thùng cuối quý II, qua đó giúp cả Petrolimex và PV Oil không phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như quý I, giúp giá vốn giảm mạnh trong quý II.
Ngoài ra, đại diện Petrolimex cho biết sản lượng xăng dầu bán ra toàn hệ thống quý vừa qua đã tăng 11% so với quý trước nên hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Tuy vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn vẫn chịu nhiều tác động dị biệt về giá dầu cũng như cung – cầu của thị trường.
Trong khi đó, lợi nhuận của một số công ty con, công ty liên kết của Petrolimex hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu hàng không đã bị lỗ vì chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh hợp nhất.
Mảng kinh doanh sản phẩm hóa dầu, gas… trong quý II cũng chỉ ghi nhận lợi nhuận tương đương 70-80% so với cùng kỳ do các tác động chung của nền kinh tế khi dịch bệnh ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, các công trình thi công bị ngưng trệ và phục hồi chậm sau dịch.
Nếu tính riêng lợi nhuận ròng của công ty mẹ Petrolimex, số này tăng 34% so với cùng kỳ và có lãi so với quý I nhờ chính sách điều hành giá bán nội bộ giữa công ty mẹ và các công ty xăng dầu thành viên.
Với PV Oil, doanh nghiệp này cho biết kết quả lợi nhuận quý II giảm so với cùng kỳ chủ yếu do hoạt động kém hiệu quả tại các công ty con.
Theo đó, ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu thế giới và tác động mạnh của dịch bệnh trong tháng 4 đã làm cho tình hình kinh doanh của các đầu mối nói chung và PV Oil nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Điều này dẫn đến kết quả kinh doanh xăng dầu quý II của toàn hệ thống phải chịu một khoản lỗ lớn, khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh nhưng công ty vẫn có lãi dương trở lại so với quý I.
Biễn lãi gộp cải thiện đáng kể, GTNfoods (GTN) báo lãi quý II gấp đôi cùng kỳ
Mặc dù lãi lớn trong quý II tuy nhiên GTNfoos vẫn còn lỗ lũy kế hơn 186,5 tỷ đồng thời điểm cuối tháng 6.
Ảnh minh họa.
CTCP GTNfoods (mã GTN) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với doanh thu đạt 735 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp được cải thiện rõ rệt từ 14,4% lên 26,5% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 195 tỷ đồng, tăng 66% quý II/2019.
Chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm 27% còn 22,4 tỷ đồng trong khi chi phí bán hàng tăng mạnh 75% lên 154 tỷ đồng. Kết quả, GTNfoods báo lãi sau thuế 48,4 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ năm trước trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 23,6 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ.
Theo giải trình, lợi nhuận tăng lên là nhờ GTN nhận toàn bộ cổ tức từ Vilico, đồng thời lợi nhuận của công ty con gián tiếp Mộc Châu Milk đều tăng lên. Riêng tại Mộc Châu Milk, Ban điều hành chủ trương tập trung vào mảng cốt lõi kinh doanh sữa, thay đổi các chính sách quản lý doanh nghiệp, đưa ra những định hướng phù hợp để đạt mức tăng trưởng tốt nhất.
Tính chung 6 tháng đầu năm, GTNfoods ghi nhận 1.368 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 5% so với cùng kỳ tuy nhiên lãi ròng sau thuế lại tăng mạnh 112% lên 88 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 39 tỷ đồng, gấp 6,7 lần cùng kỳ. Dù vậy, tính đến hết 30/6, GTNfoods vẫn còn lỗ lũy kế hơn 186,5 tỷ đồng.
Cuối năm 2019, Vinamilk đã hoàn tất mua vào cổ phần qua đó trở thành công ty mẹ GTNfoods với tỷ lệ sở hữu lên đến 75%. Trong khi đó, GTNfoods hiện là công ty mẹ sở hữu 74,5% Vilico và Vilico lại nắm giữ 51% cổ phần Mộc Châu Milk. Như vậy, Vinamilk đã gián tiếp sở hữu 51% cổ phần tại Mộc Châu Milk.
Tại buổi họp trực tuyến với giới phân tích chiều ngày 7/5, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, về mặt hoạt động sản xuất, GTNfoods gần như đã thoái vốn các mảng kinh doanh không phải cốt lõi của Vinamilk và chỉ còn lại Mộc Châu Milk. Mục tiêu Vinamilk đặt ra là trong vòng 3 đến 5 năm đưa biên lợi nhuận của GTNfoods lên bằng với Vinamilk.
Trong một diễn biến khác, Mộc Châu Milk mới đây đã thông qua phương án phát hành tổng cộng 43,2 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược và ESOP để tăng vốn điều lệ từ 668 tỷ đồng lên mức dự kiến 1.100 tỷ đồng. Ngoài ra, cổ đông công ty sữa này cũng đã thông qua kế hoạch niêm yết trên HoSE.
Vĩnh Hoàn (VHC): Nửa đầu năm LNST hợp nhất giảm hơn 49% xuống còn 367,5 tỷ, một phần do không còn phát sinh lãi thoái vốn Theo giải trình, Vĩnh Hoàn (VHC) cho biết hoạt động kinh doanh công ty mẹ giảm sút do giá bán giảm và ảnh hưởng bởi Covid-19. Vĩnh Hoàn (VHC) đã tổng kết tình hình kinh doanh với doanh thu 1.666 tỷ đồng - giảm 18% so với cùng kỳ. Doanh thu tài chình giảm mạnh, chủ yếu do quý 2/2019 Công ty ghi...