Hai nước thành viên phản đối hiệp ước di cư khiến EU loay hoay
Ba Lan và Hungary đã bỏ phiếu chống lại phần cuối cùng của hiệp ước cải cách di cư mà Liên minh châu Âu (EU) đề xuất, trong bối cảnh đây vẫn là vấn đề nhạy cảm về chính trị với lục địa già.
Reuters đưa tin, Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 6/10 (giờ địa phương) đã bỏ phiếu phản đối một đề xuất được đưa vào tài liệu kết luận của Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) tại Tây Ban Nha liên quan đến tình trạng di cư bất thường của lục địa già.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố: “Ba Lan cực lực phản đối kế hoạch bố trí những người nhập cư bất hợp pháp đến các quốc gia không muốn chấp nhận họ và áp đặt các hình phạt hà khắc”.
“Ba Lan không đồng ý nhờ người khác trang bị nội thất cho ngôi nhà của chúng tôi”, ông Morawiecki nói.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại hội nghị thượng đỉnh hôm 6/10. Ảnh: AP
Ủng hộ quan điểm này, Thủ tướng Hungary Viktor Orban mô tả những quy định mới được EU đề xuất bắt buộc các quốc gia thành viên EU phải tiếp nhận một phần người di cư hoặc phải trả tiền là “hành động cưỡng bức hợp pháp”.
Video đang HOT
Trước đó, Tây Ban Nha đã đề xuất một thỏa thuận về cơ chế chia sẻ người di cư có tên Hiệp ước về di cư và tị nạn mới của EU, dựa trên kết quả đồng thuận mà các nước EU đạt được hôm 4/10 về việc giải quyết tình trạng khủng hoảng và những tình huống bất khả kháng liên quan đến vấn đề người di cư và tị nạn.
Tuy nhiên, việc Hungary và Ba Lan phủ quyết buộc Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel phải đưa ra tuyên bố riêng trong hội nghị về chính sách tị nạn và bảo vệ biên giới, đồng thời lãnh đạo Pháp và Đức cho biết tiến trình lập pháp về vấn đề này sẽ tiếp tục như kế hoạch.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen vẫn khẳng định rằng các đề xuất mới về di cư và tị nạn đã nhận được “sự ủng hộ rộng rãi” tại hội nghị. “Có khả năng rất cao chúng tôi sẽ đi đến đích. Về nguyên tắc, cần giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc di cư, sau đó sẽ triển khai theo toàn bộ lộ trình di cư”, bà chia sẻ.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, người chủ trì hội nghị thượng đỉnh ở Granada, cũng nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất là những gì các bộ trưởng của chúng tôi đã đạt được vài tuần trước với thỏa thuận về quy định khủng hoảng di cư, bởi vì đó là điều thực sự phù hợp về mặt chính trị”.
Reuters nhận định, ngay cả khi Ba Lan và Hungary không thể ngăn chặn hiệp ước di cư mới của EU và sự phản đối của họ phần lớn chỉ mang tính biểu tượng, những lời chỉ trích gay gắt của hai nhà lãnh đạo này vẫn đặt ra câu hỏi về việc EU có thể thực hiện thỏa thuận một cách hiệu quả hay không.
Ba Lan sẽ xây dựng liên minh chống thỏa thuận di cư mới của EU
Ba Lan tuyên bố kiên quyết phản đối việc bắt buộc tiếp nhận những người di cư "theo lệnh của Brussels".
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki gặp cử tri ở thị trấn Łochów ngày 11/6/2023. Ảnh: PAP
Mạng tin Euractiv.pl (Ba Lan) ngày 12/6 dẫn lời người phát ngôn Chính phủ Ba Lan, ông Piotr Mller cho biết, nước này sẽ tìm cách ngăn chặn hiệp ước di cư và tị nạn theo một thỏa thuận mới được các nước EU nhất trí vào tuần trước và sẽ xây dựng một liên minh ủng hộ quan điểm của Warsaw.
Trong cuộc họp của Hội đồng châu Âu cuối tuần trước tại Luxembourg, các bộ trưởng nội vụ EU đã thống nhất quan điểm đàm phán về quy định thủ tục xin tị nạn và quy chế quản lý tị nạn và di cư. Ba Lan và Hungary là những nước thành viên duy nhất trong EU bỏ phiếu chống.
"Ba Lan sẽ chặn các giải pháp liên quan đến việc tái định cư của người di cư", người phát ngôn trên lưu ý, đồng thời gọi thỏa thuận mới được thông qua là "một suy nghĩ ngắn hạn, trên thực tế sẽ khiến làn sóng di cư gia tăng".
Theo thỏa thuận di cư được đề xuất, các quốc gia EU sẽ bị ràng buộc bởi "sự đoàn kết bắt buộc" trong chính sách di cư, đồng thời có sự linh hoạt "liên quan đến lựa chọn đóng góp riêng", theo đó các quốc gia từ chối chấp nhận hạn ngạch người xin tị nạn đã được phân bổ sẽ được phép đóng góp tài chính, với số tiền tối thiểu là 20.000 euro cho một suất tái định cư. Các quan chức cho biết EU sẽ cam kết thực hiện ít nhất 30.000 lượt tái định cư mỗi năm.
Tuy nhiên, Ba Lan khẳng định không muốn nhận những người xin tị nạn cũng như không chi tiền, vì đại diện thường trực của Ba Lan tại EU Andrzej Sado"7; cho rằng lựa chọn đóng góp tài chính thực sự là "một hình phạt" cho việc từ chối tuân thủ hạn ngạch.
Theo ông Mller, Ba Lan sẽ tìm cách xây dựng một liên minh trong Hội đồng châu Âu và Nghị viện EU chống lại thỏa thuận di cư mới mà các nước thành viên đã nhất trí và nếu thỏa thuận có hiệu lực, Warsaw sẽ không thực hiện các cam kết.
Trước đó, theo đài phát thanh Ba Lan (polskieradio.pl), Thủ tướng nước này Mateusz Morawiecki cho biết Warsaw kiên quyết phản đối việc Ủy ban châu Âu "đang tìm cách buộc Ba Lan và các quốc gia thành viên khác tiếp nhận người di cư".
Phát biểu tại một cuộc tiếp xúc cử tri ở thị trấn Łochów, ông Morawiecki tuyên bố: "Chừng nào đảng Luật pháp và Công lý (PiS) của chúng tôi còn nắm quyền, chúng tôi sẽ không cho phép những người di cư bất hợp pháp đến Ba Lan mà không có sự đồng ý của chúng tôi".
Ông Morawiecki nói thêm: "Đối với chúng tôi, điều quan trọng nhất là sự an toàn của các gia đình Ba Lan, sự an toàn của phụ nữ Ba Lan và sự an toàn của trẻ em Ba Lan. Chính phủ đang bảo vệ an ninh và sự gắn kết văn hóa Ba Lan".
Thủ tướng Morawiecki nhấn mạnh rằng Ba Lan "đã thể hiện tình đoàn kết thực sự với những người di cư thực sự" bằng cách chào đón những người sơ tán và tị nạn từ Ukraine đang bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột với Nga.
Láng giềng Ukraine quyết xây dựng lục quân mạnh nhất châu Âu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan khẳng định nước này đang xây dựng lực lượng chiến đấu trên bộ mạnh mẽ nhất ở châu Âu, với số lượng binh sĩ thường trực lên đến 300.000. Khí tài cơ giới của NATO tham gia một cuộc diễu binh ở Ba Lan. Ảnh: CNN PravdaUkraine hôm nay (24/9) dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng...