Hai nhà sản xuất vaccine Mỹ từ chối họp với Trump
Hai nhà sản xuất vaccine của Mỹ là Pfizer và Moderna từ chối lời mời tham dự “Hội nghị vaccine” tại Nhà Trắng do Trump đưa ra.
Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 8/12, được tiến hành trước cuộc đánh giá của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) với các ứng viên vaccine của Moderna và Pfizer- BioNTech. Tổng thống Mỹ Donald Trump, Phó tổng thống Mike Pence và các giám đốc điều hành khu vực tư nhân đều tham dự.
Chính quyền Trump công khai chỉ trích Pfizer trong những tuần gần đây vì cố tách khỏi Chiến dịch Thần tốc và công bố dữ liệu vaccine sau ngày bầu cử, nhưng vẫn mời Giám đốc điều hành Albert Bourla tới dự hội nghị, theo các nguồn tin am hiểu vấn đề. Giám đốc điều hành của Moderna là Stéphane Bancel cũng được mời, nhưng ông sẽ không tham dự.
Ảnh minh họa nhân viên y tế cầm lọ nhỏ có nhãn dán “Vaccine Covid-19″ và một ống tiêm trước logo Pfizer hồi tháng 10. Ảnh: Reuters .
Phản ứng trước thông tin trên, một phát ngôn viên của Moderna nói rằng họ đã được liên hệ để tham gia cuộc họp tại Nhà Trắng và sẵn sàng tham dự. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung cuộc họp, Moderna hiểu việc tham dự không phải là bắt buộc.
Các quan chức am hiểu kế hoạch hội nghị giải thích đây là cơ hội để Nhà Trắng gây áp lực buộc FDA phải nhanh chóng cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho hai ứng viên vaccine. Những người được mời tới họp gồm các nhà phân phối thuốc, nhà thuốc và các công ty hậu cần.
Ủy viên FDA Stephen Hahn đã hai lần được mời đến Nhà Trắng để giải thích về việc chậm cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine của Pfizer và Moderna.
Nhà Trắng chưa bình luận về sự việc.
Cả hai loại vaccine của Moderna và Pfizer đều có hiệu quả cao, theo dữ liệu do các công ty công bố. Nhiều người mong đợi hai ứng viên vaccine này sẽ sớm được phê duyệt khẩn cấp sau khi FDA chính thức xem xét đơn yêu cầu của các công ty.
Việc Pfizer không tham dự là động thái mới nhất trong hàng loạt cuộc đụng độ giữa Trump và gã khổng lồ dược phẩm này. Kathrin Jansen , một giám đốc điều hành của Pfizer, tháng trước cố tách công ty khỏi Chiến dịch Thần tốc, sáng kiến vaccine Covid-19 tham vọng của chính quyền Trump. Trong một cuộc phỏng vấn, Jansen khẳng định Pfizer “không bao giờ là một phần của Chiến dịch Thần tốc” và công ty “chưa bao giờ lấy bất kỳ khoản tiền nào từ chính phủ Mỹ”.
Dù không nhận tài trợ của Chiến dịch Thần tốc để phát triển vaccine, công ty đã đồng ý đơn đặt hàng trị giá 1,95 tỷ USD với chính phủ liên bang, đảm bảo cho công ty một thị trường lớn nếu vacciine được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Trump sau đó gọi nhận xét của Jansen là “một sai lầm đáng tiếc”.
Gần 68 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Anh bắt đầu tiêm vaccine
Ca nhiễm tiếp tục tăng nhanh ở châu Âu và Mỹ, lên gần 68 triệu, trong khi Anh bắt đầu tiêm vaccine từ hôm nay, sau một tuần phê duyệt.
Video đang HOT
Thế giới ghi nhận 67.885.426 ca nhiễm và 1.549.368 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 539.288 và 8.225 ca trong một ngày, trong khi 46.963.383 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Anh báo cáo thêm 14,718 ca nhiễm và 189 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.737.960 và 61.434. Chính phủ Anh tái phong tỏa toàn quốc từ ngày 31/10, áp đặt một trong những lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất tại nước này từ sau Thế chiến II.
Quốc hội Anh đã thông qua kế hoạch kiểm soát Covid-19 cấp khu vực, buộc hơn 40% dân số phải chịu lệnh hạn chế khắt khe, bất chấp sự phản đối của hàng chục nghị sĩ trong chính đảng Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson.
Anh dự kiến tiêm những liều vaccine của Pfizer/ BioNTech đầu tiên vào hôm nay. Giới chức y tế ưu tiên hàng đầu cho những người trên 80 tuổi, nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên chăm sóc tại viện dưỡng lão và người ở viện dưỡng lão. Vaccine cần được lưu giữ ở nhiệt độ -70 và chỉ tồn tại trong 5 ngày trong tủ lạnh thông thường. Vì lý do đó, vaccine ban đầu sẽ được bảo quản tại 50 bệnh viện. Khoảng 800.000 liều dự kiến được cung cấp trong tuần đầu tiên.
Hình minh họa ống tiêm và lọ có dòng chữ "Vaccine Covid-19" bên cạnh logo của công ty Pfizer hôm 23/11. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 173.319 ca nhiễm và 1.369 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 15,343,573, trong đó 290,307 người đã chết. Vài ngày qua, số ca nhiễm và ca tử vong trong 24 giờ liên tục cao kỷ lục. Chỉ trong tháng 11, hơn 37.000 người tại Mỹ đã chết vì Covid-19.
Chính quyền địa phương và các bang khắp nước Mỹ đã ra lệnh hạn chế hàng loạt các hoạt động kinh tế xã hội, với hy vọng giảm bớt sự bùng phát trở lại của Covid-19 sau thời gian tạm lắng vào mùa hè.
Theo Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe của Đại học Washington, số ca tử vong trung bình trong tháng vì Covid-19 tại Mỹ được dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi trong tháng 12, lên hơn 70.000, sau đó tiếp tục tăng lên hơn 76.000 vào tháng 1, trước khi giảm xuống trong tháng 2.
Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhập viện hôm 6/12 vì dương tính với nCoV. Một ngày sau đó, Trump cho biết ông đã gọi điện cho Giuliani và luật sư này cảm thấy ổn.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 27.107 ca nhiễm và 404 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 9.703.908 và 140.994.
Thủ đô New Delhi đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch, với nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Giới chức New Delhi đã tăng gấp 4 lần tiền phạt với người không đeo khẩu trang, lên 2.000 rupee (27 USD).
Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Anil Vij ngày 5/12 thông báo nhiễm Covid-19 và đã nhập viện để theo dõi điều trị. Vij đã tình nguyện tham gia thử nghiệm vaccine Covaxin giai đoạn ba hồi cuối tháng trước và được dùng một liều thử nghiệm. Tuy nhiên, không rõ ông được tiêm vaccine hay giả dược.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cuối tuần trước tới thăm các cơ sở sản xuất vaccine, nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine Covid-19 trong công tác kiểm soát đại dịch. Hồi tháng 10 ông cho biết chính phủ sẵn sàng tiêm chủng cho từng người dân ngay khi vaccine sẵn sàng. Tuy nhiên, Rajesh Bhushan, quan chức cấp cao của Bộ Y tế Ấn Độ, giải thích thêm rằng họ chỉ cần tiêm cho một số lượng người nhất định để phá vỡ chuỗi lây truyền, thay vì tiêm chủng toàn quốc.
Theo truyền thông Ấn Độ, Viện Huyết thanh Ấn Độ đã yêu cầu cơ quan quản lý dược phẩm cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 của AstraZeneca .
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 355 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 177.317. Số người nhiễm nCoV tăng 20.371 trong 24 giờ qua, lên 6.623.911.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết chính phủ sẽ cung cấp vaccine Covid-19 miễn phí cho tất cả người dân sau khi cơ quan quản lý y tế Anvisa phê duyệt. Bolsonaro cũng cho biết Bộ Kinh tế cam kết sẽ không thiếu nguồn lực cho những ai muốn tiêm vaccine.
Pháp , vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, báo cáo 2.295.908 ca nhiễm và 55.521 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 3.411 và 366 ca. Tổng thống Pháp tuần trước nói rằng nước này đã qua đỉnh sóng lây nhiễm thứ hai.
Chính phủ đã nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc thứ hai vì Covid-19, được áp dụng từ ngày 30/10, với việc cho phép tất cả cửa hàng mở cửa trở lại vào cuối tuần. Các hoạt động tôn giáo trong nhà cũng được phép tổ chức trở lại, nhưng tín đồ chỉ được tập trung dưới 30 người bất kể quy mô của nhà thờ.
Pháp có thể phải hoãn việc dỡ phong tỏa vào tuần tới sau khi các dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm ca nhiễm mới đã không còn nữa. Ca nhiễm mới ngày 7/12 giảm rõ rệt nhưng là do ít xét nghiệm được tiến hành.
Đức ghi nhận 15.161 ca nhiễm và 380 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 1.200.006 và 19.539. Các cuộc tụ tập riêng tư bị giới hạn xuống còn 5 người từ ngày 1/12, số lượng khách được vào các cửa hàng cũng giảm xuống. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho rằng nước này có thể bắt đầu tiêm chủng muộn nhất vào tháng 1 năm sau.
Phản ứng của Đức trước làn sóng Covid-19 đầu tiên được đánh giá cao, nhưng sau khi nới lỏng các biện pháp phòng dịch khi làn sóng thứ hai tấn công châu Âu, số ca nhiễm được ghi nhận khá đáng kể. Bên cạnh đó, đông đảo người dân trở nên tức giận vì những lệnh hạn chế, dẫn đến các cuộc biểu tình.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 28.142 ca nhiễm nCoV và 456 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên lần lượt 2.488.912 và 43.597.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cảnh báo đại dịch đang rất nghiêm trọng tại nhiều vùng trên cả nước, đáng lo ngại nhất là Kaliningrad và Saint Peterburg. Thay vì áp dụng các lệnh phong tỏa trong làn sóng lây nhiễm thứ hai, Nga chọn phương án hạn chế theo từng khu vực. Saint Petersburg yêu cầu các quán cà phê, nhà hàng, bảo tàng, nhà hát và phòng hòa nhạc của thành phố đóng cửa trong kỳ nghỉ đón năm mới, từ 30/12 đến 10/1.
Nhân viên y tế ngày 5/12 bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho hàng nghìn người ở thủ đô Moskva. Chiến dịch này sẽ được mở rộng ra toàn quốc vào tuần này, bất chấp việc vaccine của Nga chưa được chứng minh là hoàn toàn an toàn và hiệu quả.
Bác sĩ, y tá, nhân viên xã hội và giáo viên, những người có nguy cơ nhiễm virus cao nhất, đang được tiêm chủng tại 70 địa điểm trên khắp thành phố và sẽ nhận liều vaccine thứ hai sau 21 ngày nữa.
Iran , một trong những vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 50.594 người chết, tăng 284, trong tổng số 1.051.374 ca nhiễm, tăng 10.827. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9. Tuy nhiên, Bộ Y tế nước này tuần trước cho biết tình trạng lây nhiễm đang chậm lại, với 89/160 thành phố đã được đưa khỏi danh sách những nơi có nguy cơ cao.
Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi cho hay mức độ tuân thủ các biện pháp phòng dịch của công chúng đã tăng lên 90%. Tuy nhiên, hầu hết văn phòng không thiết yếu của chính phủ vẫn bị đóng cửa nhằm ngăn virus lây lan. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết ông đã chỉ đạo Ngân hàng Trung ương nước này cấp ngân sách cần thiết để nhập khẩu vaccine Covid-19.
Sau một thời gian ổn định, Hàn Quốc đang đương đầu làn sóng Covid-19 thứ ba khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng mạnh. Nước này báo cáo thêm 615 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 38.161, trong đó 549 trường hợp tử vong, tăng 4 ca so với một ngày trước.
Từ 5/12, thủ đô Seoul áp đặt hạn chế chưa từng có tiền lệ, đóng cửa hầu hết các cơ sở và cửa hàng lúc 21h. Thủ tướng Chung Sye-kyun cảnh báo nếu tình trạng virus lây lan không được kiểm soát, số ca nhiễm mới hàng ngày có thể lên tới 1.000, dẫn đến nguy cơ thiếu giường bệnh.
Chính phủ Hàn Quốc hôm 6/12 quyết định áp đặt các quy tắc cách biệt cộng đồng nghiêm ngặt hơn ở thủ đô Seoul và những khu vực lân cận. Theo đó, mọi hoạt động tụ tập trên 50 người đều bị cấm. Giới hạn về số người tham dự được thắt chặt hơn đối với các lớp học và sự kiện tôn giáo. Các cơ sở kinh doanh như phòng gym hay quán karaoke cũng đối mặt những hạn chế mới. Những quy định bổ sung này sẽ có hiệu lực trong ít nhất ba tuần, tới cuối tháng 12.
Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in đã ra lệnh mở rộng xét nghiệm, huy động quân đội và nhiều người hơn từ lĩnh vực công cùng tham gia.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 581.550 ca nhiễm, tăng 5.754, trong đó 17.867 người chết, tăng 127.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hồi giữa tháng 11 thông báo nước này dự định tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên y tế và các nhân viên trên tuyến đầu khác từ tháng 12, nhằm kiềm chế dịch bệnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Indonesia sẽ sử dụng một số loại vaccine Covid-19 tiềm tăng như Sinovac của Trung Quốc.
Philippines báo cáo 441.399 ca nhiễm và 8.572 ca tử vong, tăng lần lượt 1.574 và 18 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Philippines là một trong những nơi ăn mừng lễ Giáng sinh lâu nhất thế giới, bắt đầu từ tháng 9. Hàng đoàn người đổ về các trung tâm thương mại và mua sắm rộng lớn bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp tại quốc gia Đông Nam Á này.
Chính phủ Philippines đã ban lệnh cấm tổ chức tiệc Giáng sinh, các buổi tụ họp gia đình và hát mừng ngoài trời. Philippines cũng hủy kế hoạch cho phép trẻ em tới các trung tâm mua sắm.
WHO cảnh báo các nước không nên chủ quan cho rằng khủng hoảng sắp qua vì chương trình tiêm chủng đang cận kề. "Vaccine không có nghĩa là không còn Covid", giám đốc mảng khẩn cấp của WHO Michael Ryan phát biểu trong cuộc họp báo ngày 4/12. "Vaccine và tiêm chủng sẽ bổ sung một công cụ lớn, mạnh mẽ vào bộ công cụ mà chúng ta có. Nhưng chỉ riêng vaccine không đủ để xóa sổ đại dịch".
Giám đốc tiêm chủng của WHO, Giáo sư Kate O'Brien, nói trong một cuộc họp báo rằng họ sẽ ủng hộ việc tiêm vaccine trở thành "yêu cầu" đối với nhân viên bệnh viện.
'Phép màu khoa học' trong cuộc đua vaccine Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca tử vong rải rác khắp thành phố Vũ Hán. Khi ấy, cơ quan y tế đặt ra câu hỏi điều gì...