Hai nhà khoa học ‘trồng phân tử’ để chế vaccine COVID-19 từ thực vật

Theo dõi VGT trên

Bộ đôi nhà khoa học Mỹ và Canada đang hồi sinh phương pháp điều chế vaccine từ thực vật để phòng ngừa COVID-19 với chi phí ít hơn mà hiệu quả hơn.

Hai nhà khoa học 'trồng phân tử' để chế vaccine COVID-19 từ thực vật - Hình 1
Một phần quy trình điều chế vaccine từ thực vật. Ảnh: Daily Mail

Để sản xuất vaccine COVID-19 từ thực vật, hai chuyên gia Hugues Fausther-Bovendo và Gary Kobinger đề xuất sử dụng công nghệ “trồng phân tử” (molecular farming – chương trình công nghệ sinh học mà trong đó, các nhà khoa học biến đổi gien của nông sản để sản xuất protein và các hóa chất phục vụ mục đích thương mại và dược phẩm).

Theo công nghệ này, họ đặt đoạn mã ADN tạo ra protein vào trong cây và sau đó biến đổi thành một chất chiết xuất để tạo ra vaccine.

Tờ Daily Mail đưa tin công nghệ “trồng phân tử” lần đầu được giới thiệu vào năm 1986 nhằm thay thế cho phương pháp canh tác thủy sinh tốn kém vào năm 1986.

Phương pháp này đã đạt thành công trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với “ứng cử viên” vaccine CoVLP ngừa COVID-19 và một loại vaccine khác để phòng bệnh cúm. Cả hai đều là dạng uống chứ không phải tiêm.

Video đang HOT

Hai tác giả chia sẻ trên tạp chí Science Magazine rằng họ kỳ vọng vaccine chống lại virus cúm và virus SARS-CoV-2 do họ nghiên cứu sẽ trở thành các protein chữa bệnh cho con người đầu tiên được sản xuất từ thực vật.

Trước đó, enzyme glucocerebrosidase – chất protein dạng tiêm để điều trị bệnh Gaucher – là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có nguồn gốc thực vật và được tạo ra trong quá trình nuôi cấy tế bào cà rốt chứ không phải trong một cái cây sống.

Chủng virus sẽ được bơm vào trong trứng gà đã thụ tinh và ấp vài ngày để virus có thể nhân bản. Sau đó, các chuyên gia lấy phần chất lỏng chứa virus ở trong trứng và dùng để tạo thành vaccine dạng tiêm.

Bộ đôi nhà khoa học Fausther-Bovendo và Kobinger không chỉ nhiều lần nhắc đến vấn đề chi phí trong bài báo mà họ còn lưu ý rằng các protein sản xuất từ thực vật cho phản ứng miễn dịch mạnh hơn, chủ yếu là do chúng có thể được sử dụng bằng đường uống

Nhóm nghiên cứu cũng đề cập đến các thử nghiệm lâm sàng trước đó về cả vaccine làm từ thực vật và vaccine truyền thống để ngừa vi khuẩn E. coli, virus viêm gan B, lyssavirus gây bệnh dại và norovirus gây nôn mửa, diễn ra từ năm 1998 đến năm 2004.

Theo họ, trong các thử nghiệm trên, tỷ lệ các cá nhân được tiêm chủng tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại mục tiêu mong muốn thấp hơn nhiều lần so với các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến vaccine dạng uống.

So với các vaccine đường uống được thử nghiệm cách đây nhiều thập kỷ, vaccine thế hệ mới được làm từ thực vật có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn nhờ công nghệ cải tiến.

Tháng 4/2021, công ty dược phẩm sinh học Canada Medicago thông báo đã bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 hai liều mới, trong đó sử dụng cây thuốc lá để sản sinh ra các phân tử giống như virus (VLP) của SARS-CoV-2. Theo phương pháp của Medicago, VLP là các phân tử gần giống với virus thật nhưng không lây nhiễm vì chúng không chứa vật liệu di truyền. VLP được thêm vào đất và được cây hấp thụ khi phát triển.

Phương pháp này khác biệt so với các loại vaccine COVID-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Chúng nhắm mục tiêu vào protein đột biến ở bên ngoài của virus, thay vì giống với cấu trúc tổng thể của virus. Sau đó, nó bắt chước hình dạng của virus SARS-CoV-2 để kích thích hệ miễn dịch nhận ra nó và tạo ra phản ứng miễn dịch.

Tiêm trộn vaccine có thể gây triệu chứng mệt mỏi, đau đầu

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Oxford (Anh) chỉ ra việc tiêm trộn hai loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer và AstraZeneca sẽ gia tăng tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải như chứng mệt mỏi và đau đầu.

Tiêm trộn vaccine có thể gây triệu chứng mệt mỏi, đau đầu - Hình 1
Một sinh viên đại học được dán tem chứng nhận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kent, Ohio (Mỹ). Ảnh: AP

Dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin những người được tiêm liều AstraZeneca đầu tiên, sau đó 4 tuần tiêm liều thứ 2 là vaccine của Pfizer đã ghi nhận gặp thêm một số tác dụng phụ.

Hầu hết những triệu chứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và ở dạng nhẹ. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi mũi đầu tiên tiêm là vaccine Pfizer và mũi thứ hai là AstraZeneca.

Kết quả nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh giới khoa học và các quan chức y tế công cộng đang xem xét đến các chiến lược như kết hợp hai mũi tiêm khác nhau để đối phó với tình trạng khan hiếm vaccine tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Việc đảm bảo tiêm trộn lẫn các vaccine vẫn an toàn và hiệu quả sẽ giúp các chính phủ dễ dàng quản lý kho dự trữ của họ hơn và cung cấp thông tin chi tiết hơn về cách kết hợp.

Ví dụ ở Pháp, những người được tiêm liều đầu tiên là vaccine AstraZeneca sau khi bị chính phủ hạn chế độ tuổi đã phải chuyển sang dùng vaccine của Pfizer trong lần tiêm lần thứ hai.

"Đó là một phát hiện mà chúng tôi không hề dự đoán được. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu phương pháp này có liên quan đến phản ứng miễn dịch được cải thiện hay không. Chúng tôi sẽ tìm ra kết quả đó sau vài tuần nữa", Matthew Snape - Giáo sư chuyên về tiêm chủng và nhi khoa tại Đại học Oxford, người dẫn đầu nghiên cứu - cho biết.

Nghiên cứu không chỉ ra bất kỳ vấn đề an toàn nào hay khẳng định các triệu chứng sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, theo Giáo sư Snape, số người nghỉ sau tiêm chủng có thể sẽ gia tăng vì những biến chứng gây mệt mỏi.

Khoảng 10% người tham gia nghiên cứu được tiêm các liều vaccine hỗn hợp cho biết họ cảm thấy mệt mỏi và đau đầu nghiêm trọng, trong khi tỷ lệ đó đối với những người chỉ tiêm duy nhất một loại vaccine là 3%. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều từ 50 tuổi trở lên. Theo Giáo sư Snape, các phản ứng có thể biểu hiện mạnh hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi.

Không phải loại vaccine nào cũng có thể hoạt động khi được dùng lẫn song các nhà nghiên cứu tin rằng có thể thực hiện quy trình đó với những vaccine có cùng mục tiêu - trong trường hợp này là protein tăng đột biến của virus SARS-CoV-2.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Có thể bạn quan tâm

Lừa đầu tư bảo hiểm rồi chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

14:39:10 18/11/2024
Do muốn kiếm thêm tiền chơi chứng khoán, Dung đã đưa ra thông tin giả kêu gọi người đầu tư vào gói bảo hiểm đầu tư linh hoạt của Công ty Prudential Việt Nam.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

Thế giới

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?