Hai nhà khoa học Anh-Nhật chia nhau giải Nobel Y học
Hai nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu tế bào gốc đã chia nhau giải thưởng Nobel Y học năm 2012.
John Gurdon (trái) và Shinya Yamanaka, hai nhà khoa học hàng đầu về nghiên cứu tế bào gốc.
John Gurdon, người Anh và Shinya Yamanaka, người Nhật đã được trao giải thưởng danh giá trên vì đã biến đổi tế bào trưởng thành thành tế bào gốc, tế bào có thể trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể.
Giáo sư Gurdon đã dùng một mẫu ruột để nhân bản ếch và giáo sư Yamanaka đã thay đổi các gen để tái lập trình các tế bào.
Ủy ban Nobel cho biết họ đã “cách mạng hóa” ngành khoa học, đặc biệt là sự hiểu biết về cách thức phát triển của tế bào và cơ thể.
Video đang HOT
Bằng cách tái lập trình tế bào con người, “các nhà khoa họa tạo ra cơ hội mới để nghiên cứu bệnh tật và phát triển phương pháp chẩn đoán và điều trị”.
Nghiên cứu của họ đã tạo hy vọng có thể thay thế mô cho người mắc bệnh Alzheimer’s, Parkinson’s và các bệnh khác.
Năm 1962, giáo sư Gurdon đã phát hiện DNA trong tế bào trưởng thành của ếch lưu mọi thông tin để phát triển mọi tế bào trong cơ thể ếch. Điều này có nghĩa là tế bào của người trưởng thành có thể tái lập trình.
Phát hiện đột phá của ông ban đầu bị nghi ngờ, nhưng sau đó được các nhà khoa học khác xác nhận.
Đến năm 2006, giáo sưYamanaka phát hiện các tế bào trưởng thành nguyên dạng ở chuột có thể được lập trình để trở thành các tế bào gốc chưa trưởng thành.
Lợi ích của việc này là không cần phụ nữ phải hiến trứng mà vẫn có thể tạo nên tế bào gốc, nhưng điều này cũng tạo ra tranh cãi về đạo đức.
Nghiên cứu tế bào gốc chỉ mới ở giai đoạn ban đầu, và chỉ mới có vài thí nghiệm ở người.
Giáo sư Gurdon, sinh năm 1933, hiện làm việc ở Viện Gurdon ở Cambridge, còn giáo sư Yamanaka, 50 tuổi, là giáo sư Đại học Kyoto ở Nhật Bản.
Do khủng hoảng kinh tế, Quỹ Nobel năm nay đã giảm giá trị tiền thưởng xuống 8 triệu đồng kronor Thụy Điển (1,2 triệu USD), so với số tiền 10 triệu (1,5 triệu USD) từng được trao kể từ năm 2001. Sau giải Nobel Y học, các giải Nobel vật lý, hóa học, văn học, hòa bình, kinh tế sẽ lần lượt được công bố vào các ngày 9/10, 10/10, 11/10, 12/10 và ngày 15/10.
Theo Dantri
Chữa bệnh điếc bằng tế bào gốc
Các nhà khoa học nghiên cứu chữa bệnh điếc
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Sheffield ở Anh đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc sử dụng tế bào gốc phôi người để chữa bệnh điếc ở chuột, với hy vọng thực hiện liệu pháp này trên người trong thời gian không xa.
Các nhà khoa học thêm dung dịch hóa chất vào tế bào gốc để biến chúng thành tế bào thần kinh hạch xoắn rồi đặt chúng vào tai trong của 18 con chuột hoàn toàn điếc một bên tai. Sau 10 tuần, chức năng nghe của chuột được cải thiện ở mức trung bình là 46%.
Có 1/3 trong số chuột này phục hồi được 90% thính lực nhưng cũng có tỉ lệ tương đương không có phản ứng gì. Mức độ công hiệu nói trên tùy thuộc vào sự hội nhập tốt của tế bào mới ở ốc tai. Thính lực chuột được đo lường bằng tín hiệu điện ở não.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Marcelo Rivolta, nói rằng thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân điếc đầu tiên sẽ được thực hiện trong vài năm tới. Nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature.
Theo Tr.Lâm (Người lao động)
Miu Lê kết hợp "bạn cũ" của Khổng Tú Quỳnh Sau thành công đầy ấn tượng của MV Yêu anh, Miu Lê tiếp tục mang đến bất ngờ cho khán giả khi bắt tay hợp tác cùng Tonny Việt trong ca khúc Hy vọng. Ca khúc "Hy vọng" của Miu Lê và Tony Việt Còn nhớ cách đây khoảng 2 năm, Tonny Việt từng là một gương mặt đình đám của làng nhạc...