Hai người nhảy dù từ tầng 25 của khách sạn gây náo loạn
Hai người đàn ông vào quán bar trên tầng thượng của khách sạn và bất ngờ nhảy dù xuống gây náo loạn.
Một trong hai người nhảy dù từ khách sạn Grand Hyatt ở Mỹ ẢNH CHỤP TỪ CLIP TWITTER AMANDA BAGLEY
Đài WKRN ngày 4.1 đưa tin cảnh sát đang truy tìm 2 người đàn ông nhảy dù từ tầng 25 của khách sạn Grand Hyatt thành phố Nashville ( bang Tennessee, Mỹ) vào ngày đầu năm.
Cảnh sát cho hay hai người chưa rõ danh tính đã lên quán bar ở tầng thượng tòa nhà rồi nhảy xuống, khiến nhiều người tại hiện trường vô cùng hoảng hốt. Sau khi đáp xuống, 2 người đàn ông trên nhanh chóng lên một chiếc ô tô và lái đi mất.
Một phát ngôn viên của khách sạn cho hay khách sạn lập tức liên hệ với cơ quan chức năng và sơ tán khách. “Chúng tôi kịch liệt lên án hành động khinh suất này, và những thắc mắc khác về sự việc nên được trao đổi với cảnh sát Nashville”, theo phát ngôn viên của khách sạn.
Video đang HOT
Nhân chứng Amanda Bagley kể rằng cô đến quán bar vào ngày đầu năm và không nghĩ sẽ nhìn thấy cảnh tượng 2 người đàn ông nhảy khỏi tầng cao.
“Chúng tôi đang thực sự thưởng thức khi những người đàn ông đó bước vào”, Bagley kể và giải thích rằng cô luôn để ý xung quanh sau vụ đánh bom tự sát hôm 25.12.2020 nên cô cho rằng có gì nghiêm trọng sắp xảy ra.
Thời điểm 2 người đàn ông nhảy dù xuống từ quán bar ẢNH CHỤP TỪ CLIP TWITTER AMANDA BAGLEY
Bagley kể rằng có một người đeo camera trên mũ bảo hiểm, đeo dây và “có gì đó giống như cái túi sau lưng”. “Tôi chỉ kịp nghĩ rằng họ sắp nhảy và tôi hy vọng họ dừng lại”, cô nhớ lại.
Tiếp theo đó, 2 người đàn ông leo lên gờ tường rồi nhảy xuống và bung dù trước sự chứng kiến của nhiều người ở quán bar.
Cũng trong ngày 1.1, một người đàn ông 49 tuổi thiệt mạng khi nhảy dù từ tòa nhà Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển cộng đồng Malaysia và mất điều khiển, theo hãng Bernama.
Sự việc xảy ra vào khoảng 17 giờ 30 (giờ địa phương) khi nạn nhân Azuan Taharudin cùng 7 người khác đang tập luyện để biểu diễn nhảy dù vào Ngày lãnh thổ liên bang Malaysia (2.1).
Vì sao nhân viên khách sạn luôn gõ cửa dù biết phòng trống?
Gõ cửa phòng trước khi vào là quy tắc nhằm đảm bảo an toàn cho hai bên: người thuê và khách sạn.
Một câu hỏi đăng trên diễn đàn dành cho dân ngành nhà hàng - khách sạn hồi tháng 11 đã thu hút được hơn 200 bình luận chỉ sau một ngày đăng tải. Câu hỏi có nội dung là: "Vì sao nhân viên khi dẫn khách đi nhận phòng lại gõ cửa, rồi mới dùng thẻ từ mở cửa cho khách vào trong. Trên thực tế, người nhân viên đó biết rõ phòng đó còn trống, vì còn trống mới làm thủ tục cho khách vào ở, nhưng lại vẫn gõ cửa".
Việc gõ cửa, xưng tên và bộ phận làm việc là một trong những quy trình làm việc tại nhiều khách sạn trên thế giới, trong đó có nhiều khách sạn tại Việt Nam cũng áp dụng quy tắc này. Ảnh: Cleanlink
Rất nhiều các chuyên gia, quản lý nhà hàng - khách sạn cao cấp và các nhân viên lâu năm trong ngành hào hứng vào trả lời câu hỏi trên. Theo đó, việc gõ cửa (như lời Xin chào) trước khi vào phòng, dù phòng đó trống, là quy tắc để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cả hai bên: người thuê và khách sạn.
Điều này tuy không bắt buộc ở mọi khách sạn trên thế giới, nhưng nó gần như bắt buộc tại các khách sạn 4-5 sao. Mục đích của hành động này là tránh trường hợp hệ thống có thể báo nhầm phòng, hoặc trong trường hợp kỹ thuật đang kiểm tra lại, buồng phòng đang dọn dẹp. Vì trên thực tế, Lễ tân, Kỹ thuật và Buồng phòng là ba bộ phận khác nhau, vẫn có thể sai lệch thông tin. Khi đó, tiếng gõ cửa như một lời báo động, để những người ở bên trong biết và chuẩn bị, tránh trường hợp gây khó xử khi cửa mở.
Một người là quản lý lâu năm tại một khách sạn 5 sao chia sẻ: "Đôi khi khách sạn có sự không khớp giữa hệ thống hoặc giữa các bộ phận, dẫn đến việc nhầm lẫn phòng vẫn có người ở, phòng chưa dọn dẹp... thành phòng đã sẵn sàng cho khách check-in. Bên cạnh đó có thể có sự sai sót ở bộ phận lễ tân chưa kiểm tra hệ thống dẫn đến trường hợp hai khách khác nhau cùng nhận một căn phòng".
Vào mùa cao điểm, nhiều khách sạn luôn trong tình trạng kín phòng. Do đó, khách nào đến trước thường được khách sạn ưu tiên cho nhận phòng trước. Nhưng có thể phòng của vị khách đó vẫn chưa sẵn sàng, lễ tân đổi cho khách sang phòng khác. Nhưng do bận nhiều việc, lễ tân đó chưa lưu lại thay đổi trên hệ thống, dẫn đến nhầm lẫn. Do đó, dẫn khách lên phòng mà phòng đó đã có người ở, nhân viên khách sạn nếu gõ cửa thì có thể xin lỗi dễ dàng hơn là đi thẳng vào trong.
Tiếp theo, điều này cũng tránh trường hợp lễ tân ghi nhầm số phòng trên vỏ đựng thẻ phòng hay báo nhầm số phòng cho khách. Điều này dẫn đến việc nhân viên dẫn khách lên nhầm phòng đã có người ở. Dù trường hợp này rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Và việc gõ cửa là cần thiết.
Bên cạnh đó, có nhiều giả thiết liên quan đến yếu tố tâm linh được các nhân viên khách sạn truyền tai nhau. Mọi người tin rằng nhiều khách sạn có các "vị khách" bí ẩn trú ngụ. Việc gõ cửa như một lời thông báo, xin phép họ để khách vào phòng trú ngụ một vài đêm. Và nếu làm thế, các vị khách thuê phòng sẽ có những giấc ngủ ngon, không gặp các hiện tượng siêu nhiên kỳ bí hay bị "ma trêu". Tuy nhiên đến nay, chưa có vị khách nào đưa ra được bằng chứng cụ thể về việc mình gặp các sự cố liên quan đến tâm linh vì vào phòng mà chưa gõ cửa này.
Độc đáo khách sạn dưới lòng đất ở giữa sa mạc Ả rập Thiết kế được lấy cảm hứng từ kỹ thuật xây dựng của người Nabateans, khách sạn bên dưới lòng đất vô cùng độc đáo ở giữa sa mạc Ả Rập. Độc đáo khách sạn bên dưới lòng đất giữa sa mạc Ả rập Kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Jean Nouvel, được biết đến với các tòa nhà như Tháp Agbar ở...