Cá mặt thỏ – Những điều cần biết để tránh bị ngộ độc
Mới đây, các bác sĩ đã kịp thời cấp cứu cho một bệnh nhân bị ngộ độc bao tử cá mặt thỏ – một loại cá có giá trị cao về mặt dinh dưỡng cũng như kinh tế. Vậy nguyên nhân gây độc là gì?
Cá mặt thỏ là loài cá sống chủ yếu ở khu vực các đảo Phú Quý, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Loài cá này cũng có đầu, thân đuôi như những loài cá khác. Tuy nhiên tên cá mặt thỏ cũng bắt nguồn từ hàm răng của cá mặt thỏ giống răng thỏ. Cá mặt thỏ sống ngoài khơi xa, nằm sâu dưới đáy cách mực nước biển từ 40-50m. Loài cá này cực kỳ hung dữ, với bộ răng nanh sắc khỏe chúng có thể quẫy rách lưới ngư dân. Cá mặt thỏ ăn tất cả các loài cá yếu hơn, thậm chí khi đói nó có thể ăn thịt cả đồng loại.
Thịt cá mặt thỏ là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon hấp dẫn như: cá mặt thỏ nướng, cá mặt thỏ hấp, cà ri cá mặt thỏ… Do tính chất đặc biệt, da cá mặt thỏ là nguyên liệu sản xuất hoạt chất collagen tái tạo mô nên nó thường được lột ngay sau khi đán.h bắt. Đây cũng là lý do trên bàn tiệc cá mặt thỏ luôn thiếu đi bộ da của nó.
Với tính chất quý hiếm và khó đán.h bắt nên giá thành của cá mặt thỏ thường rất cao. Cá thường được chế biến và xuất hiện ở những gia đình quý tộc, những nhà hàng, khách sạn nổi tiếng và phục vụ cho giới thượng lưu thưởng thức.
Để đán.h bắt được cá mặt thỏ ngư dân phải chuẩn bị những tấm lưới dày, chắc để có thể chống lại hàm răng sắc nhọn như răng thỏ của chúng.
Video đang HOT
Song nhiều người dân biển gọi cá mặt thỏ là cá nóc mú không chỉ bởi hình dạng tương đồng mà vì cá này cũng chứa độc tố tương tự như cá nóc. Nghĩa là nó có chứa độc tố Tetrodotoxin (TTX) gây chế.t người. Độc thường tập trung ở trứng gan mật. Chính vì thế khi chế biến món ăn nếu để chất độc này dính vào thì người ăn dễ bị ngộ độc.
Như chúng ta đã biết, độc tố TTX là một loại độc tố thần kinh thường có trong da, gan hoặc thịt của một số sinh vật biển như sam, ốc, bạch tuộc,… đặc biệt là cá nóc. Ăn phải độc tố này sẽ có biểu hiện tê, ngứa môi và phía trong miệng, yếu liệt cơ, hạ huyết áp… Các triệu chứng diễn ra rất nhanh chỉ khoảng 10 phút sau khi ăn, t.ử von.g sau khoảng 30 phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
TTX không bị nhiệt phá huỷ, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại. TTX được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa trong vòng 5-15 phút, nồng độ đỉnh đạt sau 20 phút, nửa đời sống là 30 phút đến 4 giờ, phần đáng kể được thải trừ qua nước tiểu.
TTX rất độc với thần kinh, ức chế kênh natri, đặc biệt ở cơ vân, ngăn cản phát sinh điện thế và dẫn truyền xung động, hậu quả chính là gây liệt cơ và suy hô hấp, dễ t.ử von.g. Để được cứu sống, bệnh nhân cần được đảm bảo hô hấp và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được đặt nội khí quản kịp thời và thở máy.
Giải mã bí ẩn "rừng đá" Thạch Lâm ở Trung Quốc
Theo một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã giải thích cách khu rừng đá hình dạng siêu thực Thạch Lâm hình thành.
Rừng đá Thạch Lâm nổi tiếng ở Trung Quốc.
Nhà vật lý thực nghiệm Leif Ristroph từ Đại học New York cho biết: "Thông qua một loạt các mô phỏng và thí nghiệm, chúng tôi đã khám phá ra cách nước chảy tạo ra các gai cực kỳ sắc nét trong các địa hình".
Mặc dù có thể mất nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ để một khu rừng đá thực sự hình thành, nhưng nhờ các thí nghiệm có thể được quan sát chỉ trong vài giờ với một chất tương tự phù hợp. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng... kẹo.
Rừng đá là một ví dụ điển hình về địa hình Karst, nhưng các điều kiện thủy văn làm sắc nhọn các ngọn của rừng đá của chúng có thể được mô phỏng trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng công thức thực hiện trong... nhà bếp gồm đường ăn, xi-rô ngô, và nước.
Nếu làm theo đúng tỷ lệ sẽ tạo nên một thứ được gọi là kẹo cứng, bao gồm khoảng 99% hàm lượng đường. Khi một khối kẹo có bề mặt nhẵn này được ngâm trong nước rồi lấy ra, các nhà nghiên cứu quan sát thấy nó dần dần tan thành một mảng gai nhọn trong khoảng thời gian khoảng 2 giờ.
"Các hình chóp nhọn như kim, cũng như các mảng hình chóp giống như móng tay, nổi lên mạnh mẽ từ sự hòa tan của các chất rắn với hình dạng ban đầu mịn. Mặc dù ban đầu chất lỏng tĩnh lặng và không có dòng chảy bên ngoài nào ảnh hưởng, nhưng các dòng chảy dai dẳng được tạo ra dọc theo ranh giới rắn khi chất lỏng đậm đặc, chứa nhiều chất tan giảm xuống dưới tác động của trọng lực", các nhà khoa học giải thích.
Trong một thí nghiệm riêng biệt, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng quá trình này trong một mô hình toán học cho thấy rằng các hình tháp tự điêu khắc dẫn đến quá trình hòa tan, do các dòng đối lưu tự nhiên cuối cùng tăng cường tốc độ hòa tan trong một vòng phản hồi làm cho các mảnh vỡ sắc nét hơn thay vì mờ đi.
Về cách thức mà quá trình tương tự tạo ra các khu rừng đá trong thế giới thực, nhóm nghiên cứu cho rằng các lỗ hoặc khe nứt chứa đầy chất lỏng trong đá xốp có thể hoạt động như các đường dẫn cho cùng một loại dòng chảy, với các lỗ nhỏ mở rộng khi bề mặt của chúng tan ra và cuối cùng là sinh ra các cột đá nhọn như ở rừng đá Thạch Lâm.
"Các mảng hình thành thông qua sự mở rộng không đáng kể của các lỗ rỗng. Sự sắp xếp ban đầu của chúng tạo ra mô hình của các đỉnh và một quá trình tương tự đối với các khu rừng đá được cho là bắt đầu bởi các cột thẳng đứng giữa các khe nứt giao nhau", các nhà nghiên cứu thông tin.
Trong bối cảnh phòng thí nghiệm, với một khối kẹo được tạo hình sẵn, kết quả tạo ra một mảng gai gọn gàng và đối xứng, nhưng như các khu rừng đá thực tế cho thấy thứ tự tương tự lại không rõ ràng khi quá trình này diễn ra trong thế giới thực tạo ra vô số hình dạng nổi bật và bất ngờ.
Nhóm nghiên cứu giải thích: "Các vị trí lỗ rỗng dự kiến sẽ tạo ra các mảng hình chóp lộn xộn có chu vi và chiều cao khác nhau, chúng có thể gần giống với hình chóp tự nhiên của rừng đá".
Những sát thủ săn mồi đáng sợ nhất trong thế giới động vật Giống như tổ tiên Megalodon của mình, cá mập trắng có bộ hàm rất khỏe cùng hàng trăm những chiếc răng sắc nhọn, cơ thể thuôn dài, xứng đáng là một trong những kẻ săn mồi nguy hiểm nhất dưới đại dương. Đúng như cái tên của nó, cá voi sát thủ là một trong những kẻ săn mồi đáng sợ nhất dưới...